Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 26: Tổng kết phần văn bản nhật dụng
Giải bài tập Ngữ văn bài 26: Tổng kết phần văn bản nhật dụng
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 26: Tổng kết phần văn bản nhật dụng là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 25: Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)
Tổng kết phần văn bản nhật dụng
I. Kiến thức cơ bản
• Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản nhật dụng. Điều đó đòi hỏi lúc học văn bản nhật dụng, nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
• Hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Cần căn cứ vào đặc điểm về hình thức, trước hết là hình thức căn bản cụ thể, thể loại và phương thức biểu đạt để phân tích tác phẩm.
II Nội dung bài học
1. Khái niệm văn bản nhật dụng
+ Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản, có nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại mọi kiểu văn bản.
+ Văn bản nhật dụng nổi bật ở tính chức năng, đề tài và sự cập nhật của nội dung văn bản. Cập nhật có nghĩa là kịp thời. Tính cập nhật được thể hiện ở chức năng và đề tài gần gũi bức thiết với cuộc sống cộng đồng.
2. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học
Nội dung của văn bản nhật dụng phải luôn luôn gắn liền với thực tiễn, tất nhiên cũng có những văn bản gắn liền với ý nghĩa lâu dài. Đó cũng là trường hợp của các tác phẩm được chọn đưa vào học trong sách giáo khoa: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, Động Phong Nha, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Phong cách Hồ Chí Minh ...
3. Hình thức văn bản nhật dụng
Hình thức thể hiện của các văn bản nhật dụng có rất nhiều cách biểu đạt khác nhau: Vừa có tự sự và miêu tả, vừa nghị luận và biểu cảm, vừa có thuyết minh nghị luận và biểu cảm,.. Vì vậy ta có thể xem một số văn bản nhật dụng có giá trị như một tác phẩm văn học.
4. Phương pháp học văn bản nhật dụng
Muốn tiếp thu tốt văn bản nhật dụng cần phải chú ý những điều sau đây:
+ Đọc kĩ các chú thích về nghĩa và các chú thích về sự kiện lịch sử.
+ Phải liên hệ đến vấn đề được đặt ra trong tác phẩm với đời sống thực tế.
+ Bản thân mỗi độc giả cần phải có kiến giải riêng và quan điểm riêng của mình.
+ Người viết và người đọc cần phải có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực, các bộ môn khác nhau trong cuộc sống.
+ Cần phải căn cứ vào đặc điểm hình thức của văn bản và phương thức biểu đạt trong lúc phân tích nội dung.
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 26: Chương trình địa phương
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 26: Bài viết số 7 - Nghị luận văn học