Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 29: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

Giải bài tập Ngữ văn bài 29: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 29: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.

Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

(Trích Rô-bin-xơn Cru-xô)

I. Kiến thức cơ bản

• Tác giả: Đe-ni-ơn Đi-phô (1660-1731) là nhà văn lớn của Anh ở thế kỉ XVIII. Ông đến với tiểu thuyết khá muộn, khi đã gần 60 tuổi. Rô-bincơn Cru-xô (1791) là tiểu thuyết đầu tay và cũng nổi tiếng nhất của ông. Sau đó ông còn biết một số cuốn khác như Thủ lĩnh Xin-gon-tơn.

• Tác phẩm: văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trích từ tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô. Tác phẩm được viết dưới hình thức tự truyện. Rô-bin-xơn, tức Rô-bin-xơn Cru-xô, xưng “tôi” tự kể chuyện mình. Một ngày cuối tháng 9 năm 27 tuổi, Rô-bin-xơn quê ở miền Y-oóc-sai, nước Anh, bị bão đắm tàu, một mình sống sót dạt vào đảo hoang không có dấu chân người. Sau 28 năm 2 tháng 19 ngày, Rô-bin-xơn, khi ấy đã 55 tuổi, mới trở về được nước Anh. Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang kể chuyện lúc Rô-bin-xơn đã một mình sống ngoài đảo hoang thoảng 15 năm.

• Qua bức chân dung tự hoạ và giọng kể của Rô-bin-xơn trong đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang của Đe-ni-ơn Đi-phô, ta hình dung được cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ và cả tinh thần lạc quan của nhân vật khi chỉ có một mình nơi đảo hoang dùng xích đạo suốt mười mấy năm ròng rã.

II. Hướng dẫn đọc văn bản

Câu 1. Xem xét nếu phải tách đoạn cuối cùng của văn bản thành hai đoạn riêng biệt thì nên ngắt ở chỗ nào. Tìm bố cục của văn bản và đặt tiêu đề cho từng phần.

+ Tách đoạn: Nếu tách đoạn cuối cùng của văn bản ra làm hai ta nên tách từ chỗ: “Còn về diện mạo tôi” cho đến hết làm thành một đoạn riêng.

+ Bố Cục: Chia làm bốn phần

- Phần một (từ đầu đến “như dưới đáy”): Rô-bin-xơn giới thiệu khái quát về mình.

- Phần hai (từ “Tôi đội một chiếc mũ to tướng” cho đến “chẳng khác gì áo quần của tôi”): Rô-bin-xơn giới thiệu về trang phục của mình.

- Phần ba: (Từ “Quanh người tôi” cho đến “bên khẩu súng của tôi”): Rô-bin-xơn giới thiệu về trang bị của mình.

- Phần bốn: (Còn lại): Rô-bin-xơn giới thiệu về diện mạo của mình.

Câu 2. Vị trí và độ dài của phần Rô-bin-xơn kể về diện mạo của chàng có gì đáng chú ý so với các phần khác? Thử giải thích vì sao lại như vậy nếu xem xét từ góc độ nhân vật xưng “tôi” tự kể chuyện mình.

Thông thường khi khắc họa chân dung nhân vật người ta đặt biệt chú ý đến diện mạo, nhưng đối với nhân vật Rô-bin-xơn phần này lại không được chú nhiều so với những phần khác lại được đẩy xuống cuối cùng, điều đó có lẽ vì những lí do sau:

+ Thứ nhất: Đây là câu chuyện do nhân vật “tôi” tự kể cho nên thường ít chú ý đến khuôn mặt, nếu do ngôi khác miêu tả khuôn mặt sẽ được chú ý nhiều hơn.

+ Thứ hai: Sự khác biệt cuộc sống của Rô-bin-xơn ở đảo hoang so với mọi người ở Y-oóc-sai là ở trang phục kì quái và những đồ vật kì lạ, điều chủ yếu làm nên chân dung chúa đảo đầy ấn tượng.

Câu 3. Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vào thời gian này hiện lên thấp thoáng qua những chi tiết của bức chân dung tự hoạ ấy ra sao?

Sống một mình trên đảo suốt 28 năm trời đó là điều không dễ chút nào biết bao sự khó khăn thiếu thốn, khó khăn điều đó được thể hiện:

+ Về trang phục của Rô-bin-xơn: Tất cả đều bằng da dê từ áo, quần đến mũ và bít tất giày dép, dây buộc túi: “Mũ làm bằng da một con dê, chiếc áo bằng tấm da dê, quần may bằng một tấm da một con dê đực, chiếc thắt lưng rộng bản bằng da dê... Trên hoang đảo không thể có vải vóc, len dạ theo từng mùa, cũng không có dụng cụ bàn may chỉ có da của những con dê núi phơi khô và tự Rô-bin-xơn tự may lấy trang phục của mình nên trông rất buồn cười “tôi không có bít tất, mà cũng chẳng có giày, nhưng tôi đã tự làm cho mình một đôi, chẳng biết gọi là gì giống như đôi ủng bao quanh bắp chân và buộc dây hai bên, hình dáng hết sức bì cục.”

+ Về trang bị quanh người: Hết sức lỉnh kỉnh “cổ quái” giống như một người rừng”: “Một chiếc cưa nhỏ, một chiếc rìu, một khẩu súng khoác bên vai, bên phải, bên trái đều có những cái túi lủng lẳng và những dây buộc”... đó là trang bị của người sống một mình, luôn phải mang theo bên mình những thứ để phòng thân trong điều kiện hết sức thiếu thốn.

Câu 4. Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn được thể hiện như thế nào qua bức chân dung tự hoạ và giọng kể của nhân vật?

+ Thực tế cuộc sống: Sống một mình trên hoang đảo là điều vô cùng khó khăn: Đói rét, bệnh tật, thiếu thốn nhất là sự cô đơn phải tách rời xã hội loài người. Tất cả phải tự mình lo liệu không người giúp đỡ mà nguy hiểm thì luôn rình rập đe doạ từ mọi phía. Rô-bin-xơn phải tự làm nhà, tự trồng lúa mạch, nuôi dê lấy sữa, tự chế trang phục, tự vượt qua bệnh tật khi đau ốm,... Rơi vào hoàn cảnh như thế ai cũng sẽ thấy tuyệt vọng đau khổ than vãn là điều tất yếu, thế nhưng Rô-bin-xơn không như vậy.

+ Sự lạc quan của Rô-bin-xơn: Hoàn cảnh khó khăn là thế nhưng Rô-bin-xơn rất lạc quan điều đó được thể hiện qua giọng kể hóm hỉnh, hài ước trẻ trung bay bổng: “Tôi sẽ làm cho họ hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc, tôi cứ mỉm cười tưởng tượng tôi lang thang khắp miền Y-oóc-sai diện mạo của tôi không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ”. Cách miêu tả cũng rất dí dỏm thể hiện chân dung của vị “chúa đảo” rất ấn tượng: “Cặp ria mép to tướng kiểu hồi giáo, chiều dài và hình dáng kì quái, lủng lẳng bên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con...”

III. Tư liệu tham khảo

1. Rô-bin-xơn trên đảo hoang là hình ảnh con người có nghị lực lớn lao, có tinh thần dũng cảm, có sức mạnh và khả năng lao động chiến thắng thiên nhiên. Để viết tiểu thuyết này, Đi-phô đã dựa vào một sự kiện có thật. Năm 1705 thuỷ thủ Xen-kiếc bị lạc vào đảo hoang Gioăng-phéc-nan déc ở ngoài biển khơi Chi-lê, một hòn đảo xưa nay chưa có dấu chân người. Đến năm 1709, may mắn có thuyền trưởng Rô-giơ, một nhà hàng hải dũng cảm đi vòng quanh thế gới, giải thoát được cho Xen-kiếc, trong lúc hầu như thuỷ thủ bất hạnh đó đã trở về với trạng thái hoang dã. Nhưng nếu trong câu chuyện thật, Xen-kiếc bị thiên nhiên khuất phục thì trong tiểu thuyết của Đi-phô Rô-bin-xơn đã khuất phục được thiên nhiên. Không thể cho rằng hình ảnh Rô-bin-xơn vật lộn với thiên nhiên trên đảo hoang chỉ là hình ảnh tự thuật của chính Đi-phô sống cô đơn luôn bị kẻ thù rình rập trong xã hội lúc bấy giờ, cũng không thể cho rằng tác giả xây dựng Rô-bin-xơn thành một nhân vật đáp ứng yêu cầu của giai cấp tư sản thời đại đòi hỏi phát huy mọi khả năng nghị lực của cá nhân để làm giàu. Rô-bin-xơn là một mẫu người lí tưởng có ý nghĩa bao quát hơn: Sức lực và trí tuệ con người có khả năng thay đổi bộ mặt tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình. Rô-bin-xơn có những khía cạnh đứng cao hơn giai cấp tư sản. Ngay cả trong thời kì giai cấp tư sản đi lên có nhiều nét tiến bộ; chàng có tinh thần nhân đạo, sẵn sàng hi sinh cứu giúp người khác; chàng có thế giới quan tiến bộ ảnh hưởng của duy vật học. Rô-bin-xơn Cru-xô là cuốn tiểu thuyết có tác dụng giáo dục tốt, đặc biệt đối với lứa tuổi thiếu niên. Tình tiết câu chuyện và lối văn trong sáng, giản dị phù hợp với tuổi trẻ.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 29: Tổng kết về ngữ pháp

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 29: Luyện tập viết biên bản

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm