Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 28: Biên bản
Giải bài tập Ngữ văn bài 28: Biên bản
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 28: Biên bản là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 27: Bến quê
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 27: Ôn tập phần Tiếng Việt
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 26: Bài viết số 7 - Nghị luận văn học
Biên bản
I. Kiến thức cơ bản
• Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.
• Tuỳ theo nội dung của từng sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau: biên bản hội nghị, biên bản sự vụ,...
• Biên bản gồm các mục sau:
- Phần mở đầu (phần thủ tục): Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ.
- Phần nội dung: diễn biến và kết quả của sự việc.
- Phần kết thúc: thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có).
• Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác.
II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học
1. Đặc điểm của văn bản
Câu 1. Biên bản 1 ghi lại diễn biến nội dung của một buổi sinh hoạt chi đội lớp 9D trường THCS Kết Đoàn. Biên bản 2 ghi lại việc công an trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu.
Câu 2. Biên bản phải bảo đảm sự chính xác, trung thực, đầy đủ về nội dung và ngắn gọn, rõ ràng về hình thức.
Câu 3. Tên một biên bản khác: biên bản đại hội Công đoàn, biên bản đại hội công nhân viên chức, biên bản nghiệm thu công trình, biên bản vi phạm luật an toàn giao thông,...
2. Cách viết văn bản
Câu 1. Phần đầu của văn bản gồm có: quốc hiệu và phía bên phải, tên cơ quan quản lí, số kí hiệu của văn bản ghi phía bên trái, tên của văn bản ghi chính giữa và được viết in hoa toàn bộ.
Câu 2. Phần nội dung văn bản: cần phải ghi rõ thời gian, địa điểm nơi xảy ra sự việc, thành phần tham gia, trách nhiệm, công việc, chức vụ của mỗi người diễn biến và kết quả của sự việc biên bản phải bảo đảm tính chính xác tuyệt đối.
Câu 3. Phần kết thúc: phải ghi rõ thời gian kết thúc, chữ kí họ tên của các thành viên có trách nhiệm. Mục kí tên dưới biên bản nói lên tính chính xác và trách nhiệm của những người có liên quan.
Câu 4. Lời văn của biên bản cần phải gắn gọn, rõ ràng, chính xác.
+ Hình ảnh bãi bồi bên kia sông biểu tượng cho vẻ đẹp của đời sống gần gũi, bình dị thân thuộc, là hình ảnh của bến quê trong tâm hồn mỗi con người.
+ Những bông hoa cuối mùa sắc màu như đậm hơn, phải chăng đó là hình ảnh về sự sống của nhân vật Nhĩ trong những ngày cuối đời. Tất cả dồn lại để loé lên rồi tắt.
+ Chi tiết anh con trai sa vào đám cờ thế trên lề đường, đó là sự vòng vèo, sự chùng chình mà con người ta khó tránh khỏi. Phải là những người từng trải mới nhận ra vẻ đẹp đích thực của cuộc sống.
+ Hành động cuối cùng của Nhĩ ở cuối truyện (đã phân tích ở câu 4).
Câu 6. Truyện ngắn này chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm của nhà văn về con người và cuộc đời. Tìm trong văn bản đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của truyện và nêu cảm nhận của em về đoạn văn.
+ Đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của câu chuyện: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình.”
+ Con người trong cuộc đời không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận thức được vẻ đẹp của cuộc sống một cách dễ dàng. Nhiều lúc chúng ta phải trả một giá quá đắt, phải ân hận, đau đớn mới nhận ra được chân giá trị, vẻ đẹp đơn sơ bình dị của những điều xung quanh ta.
III. Tư liệu tham khảo
Bài phân tích của nhà văn Tạ Duy Anh.
Hỏi: Truyện ngắn Bến quê được rút ra từ tập truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985. Văn bản được đưa vào sách giáo khoa đã lược bỏ một phần đầu truyện. Đây là một tác phẩm rất khó học. Tâm lí nhân vật chính phức tạp, lại được biểu hiện bằng chi tiết tượng trưng nên học sinh cần phải tìm hiểu thật kĩ từng câu văn một.
Màu hoa bằng lăng nhợt nhạt của đoạn văn mở đầu phải chăng đã chuẩn bị cho người đọc một tình cảnh ảm đạm của nhân vật chính? Màu tím của bằng lăng gợi đến những kỉ niệm dịu nhẹ và mơ hồ tuổi trẻ chứ thường không dùng miêu tả tâm trạng của những người lớn tuổi... Vậy câu văn “cái giống hoa ngay khi mới nở màu sắc đã nhợt nhạt...” phải chăng là miêu tả cảm xúc nhân vật chứ không hẳn là hiện tượng tự nhiên của hoa bằng lăng ?
Trả lời: Đúng là từ trước đến nay chúng ta vẫn quen nghĩ và hiểu như vậy, thực tế thì các nhà văn rất hay dùng cảnh để tả tình. Đoạn văn mở đầu này thể hiện tâm trạng đau đớn của nhân vật khi ở cuối con đường tức là sắp chết mới nhận ra thời gian là một yếu tố nghiệt ngã chi phối tất cả, trong khi con người thì nhỏ nhoi, bất lực. Hơn nữa trải qua một quãng đời dài dằng dặc, ông ta mới nhận ra rằng mình đã đánh mất quá nhiều điều tốt đẹp. Màu tím của bằng lăng thường gọi đến những kỉ niệm của thời trẻ... Nguyễn Minh Châu đã rất độc đáo khi miêu tả nhân vật bằng những biểu tượng của tuổi trẻ. Điều đó giúp cho độc giả ngay lập tức nhận ra lòng khao khát sống của nhân vật trở nên mãnh liệt như thế nào. Câu Văn: “Cái giống hoa ngay khi mới nở màu sắc đã nhợt nhạt” không chỉ là một câu tả cảnh, đúng hơn là một câu cảm thán về số phận của mình. Nhân vật khi đã đứng trước ngưỡng cửa của định mệnh, ý thức chợt bừng nở như đoá hoa kia để hiểu mọi vật... Nhưng thời gian sống không còn nữa, sắc hoa ngay lập tức đã nhạt phai... Đoạn văn ngắn gọn nhưng dường như đã báo trước toàn bộ tính chất bi kịch của câu chuyện.
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 28: Những ngôi sao xa xôi
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 26: Chương trình địa phương
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 26: Tổng kết phần văn bản nhật dụng