Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 30: Tổng kết về ngữ pháp (Tiếp theo)
Giải bài tập Ngữ văn bài 30: Tổng kết về ngữ pháp (Tiếp theo)
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 30: Tổng kết về ngữ pháp (Tiếp theo) là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tải và tham khảo.
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 29: Luyện tập viết biên bản
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 29: Tổng kết về ngữ pháp
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 29: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
Tổng kết về ngữ pháp (Tiếp theo)
C. Thành phần câu
I. Thành phần chính và thành phần phụ
Câu 1. Kể tên các thành phần chính, thành phần phụ của câu, nếu dấu hiệu nhận biết từng thành phần.
+ Thành phần chính của câu: Gồm có chủ ngữ (CN) và vị ngữ (VN):
- Chủ ngữ: Nêu tên sự vật hiện tượng thường trả lời cho câu hỏi: ai? Con gì? hoặc cái gì?.
- Vị ngữ: Nêu lên đặc điểm, tính chất, trạng thái.. của sự vật hiện tượng được nói đến ở chủ ngữ, thường trả lời cho câu hỏi: làm gì? Làm sao? Như thế nào?
+ Thành phần phụ của câu gồm có: Trạng ngữ và khởi ngữ.
- Trạng ngữ: Nêu lên hoàn cảnh về thời gian, không gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích,... diễn ra sự việc được nói đến trong câu. Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu.
- Khởi ngữ: Nêu lên đề tài của câu nói, thường đứng trước chủ ngữ.
Câu 2. Hãy phân tích các thành phần của các câu sau đây.
a. Đôi càng của tôi || mẫm bóng.
CN VN
b. Sau một hồi trống thúc giục vang dội cả lòng tôi, /mấy người học trò cũ ||
TrN CN
đến sắp hàng dưới hiên và đi vào lớp.
VN
c. Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc, / nó // vẫn là người bạn
KhN CN VN
trung thực chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác.
II. Thành phần biệt lập
Câu 1. Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập của câu.
+ Các thành phần biệt lập:
- Thành phần tình thái: Dùng để thể hiện thái độ của người nói đối với sự vật được nói đến.
- Thành phần gọi – đáp: Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
- Thành phần phụ chú: Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung của cậu.
+ Dấu hiệu nhận biết: Bằng cách xác định vai trò của chúng đối với nội dung của câu, chúng không trực tiếp tham gia vào sự việc trong câu.
Câu 2. Hãy cho biết mỗi từ in đậm trong các đoạn trích dưới đây là thành phần gì của câu.
a. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam chúng ta rất đẹp, bởi vì đời sống cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước đến nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
- Có lẽ: Thành phần phụ tình thái.
b. Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi.
- Ngẫm ra: Thành phần phụ tình thái.
c. Dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa bầu trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá vàng cỏ hồng...
=> thành phần phụ chú.
d. – Bẩm, dễ có khi đê vỡ!
- Bẩm: Thành phần gọi đáp; có khi: Thành phần phụ tình thái.
e.
Ơi chiếc xe vận tải
Ta cầm lái đi đây
– Ơi: thành phần gọi – đáp.
D. Các kiểu câu
I. Câu đơn
Câu 1. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của các câu đơn sau đây.
a. Nhưng nghệ sĩ || không chỉ ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn
CN VN VN
nói một điều gì mới mẻ.
b. Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại ||
CN
phức tạp hơn, phong phú, sâu sắc hơn.
VN
c. Nghệ thuật || là tiếng nói của tình cảm.
CN VN
d. Tác phẩm // vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây
CN VN VN
truyền cho mọi người sự sống mà người nghệ sĩ mang trong lòng.
e. [Lúc đi, đứa con gái anh đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.]
Anh | thứ sáu và cũng tên Sáu.
CN VN
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan