Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 34: Thư (điện) chúc mừng thăm hỏi
Giải bài tập Ngữ văn bài 34: Thư (điện) chúc mừng thăm hỏi
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 34: Thư (điện) chúc mừng thăm hỏi là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tải và tham khảo.
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 33: Tổng kết Văn học
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 32: Tổng kết phần tập làm văn
Thư (điện) chúc mừng thăm hỏi
I. Kiến thức cơ bản
• Thư điện chúc mừng thăm hỏi là những văn bản bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi đến người nhận.
• Nội dung thư (điện) cần phải nêu được lí do, lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi và mong muốn người nhận điện sẽ có những điều tốt lành.
• Thư (điện) cần được viết ngắn gọn súc tích với tình cảm chân thành.
II. Hướng dẫn câu hỏi phần bài học
1. Những trường hợp cần viết thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi
Câu a. Trường hợp cần biết thư điện chúc mừng thăm hỏi:
+ Lãnh đạo của các nước thường gửi thư (điện) chúc mừng thăm hỏi nhân ngày Quốc khánh của mỗi nước.
+ Gửi thư (điện) chúc mừng thăm hỏi khi bạn bè gặp rủi ro.
+ Gửi thư (điện) chúc mừng thăm hỏi khi bạn bè có niềm vui lớn: Được phong tặng danh hiệu cao quý, về nhà mới, thi đấu giải cao.
Câu b. Một số trường hợp khác cần gửi thư (điện) chúc mừng thăm hỏi:
+ Bạn sinh con đầu lòng.
+ Người thân bị đau nặng.
+ Sinh nhật người thân nhưng ở xa không về được.
+ Thư (điện) thăm hỏi người thân bạn bè nhân ngày lễ lớn.
2. Cách viết thư (điện) chúc mừng thăm hỏi
Câu a. Sự khác nhau giữa thư (điện) thăm hỏi và thư (điện) chúc mừng:
+ Thư (điện) chúc mừng bày tỏ niềm hân hoan sung sướng của người gửi tới người nhận mong gặp được sự may mắn tốt đẹp.
+ Thư (điện) thăm hỏi bày tỏ sự lo lắng quan tâm của người gửi đối với người nhận trước tai nạn, nỗi buồn vừa xảy ra đồng thời bày tỏ niềm hi vọng vào tương lai tốt đẹp hơn.
Câu b. Sự giống nhau và khác nhau giữa thư và điện thăm hỏi:
+ Sự giống nhau của thư: Nhằm mục đích thăm hỏi và thể hiện tình cảm sự quan tâm của người gửi với người nhận trong hoàn cảnh người gởi đang ở xa không có điều kiện tới trực tiếp.
+ Sự khác nhau: Về hình thức thư thường dài hơn, điện ngắn hơn, thường đề cập thằng nguyên cớ cảm xúc của người gởi, do có điều kiện viết dài nội dung của thư cụ thể và đầy đủ hơn nội dung của điện.
III. Luyện tập
a. Tình huống cần viết thư (điện) chúc mừng
+ Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ có người lái lên vũ trụ.
+ Nhân dịp một Nguyên thủ quốc gia có quan hệ ngoại giao với Việt Nam tái đắc cử
+ Bạn thân vừa là hàng xóm của em vừa được giải nhì kì thi học sinh giỏi văn toàn tỉnh.
+ Anh trai em mới bảo vệ thành công luận án ở nước ngoài.
b. Tình huống viết thư (điện) thăm hỏi
+ Nạn động đất lớn làm thiệt hại người và tài sản ở một số nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
+ Tai nạn thảm khốc gây nhiều người thiệt mạng.
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 34: Tổng kết văn học tiếp theo
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 34: Giới thiệu một số bài văn đạt giải quốc gia