Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 34: Tổng kết văn học tiếp theo
Giải bài tập Ngữ văn bài 34: Tổng kết văn học tiếp theo
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 34: Tổng kết văn học tiếp là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tải và tham khảo.
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 33: Tổng kết Văn học
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 32: Tổng kết phần tập làm văn
Tổng kết văn học
(Tiếp theo)
A. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam
I. Kiến thức cơ bản
• Văn học Việt Nam xuất hiện từ thời dựng nước và gắn liền với lịch sử lâu dài của dân tộc. Nên văn học ấy gồm hai bộ phận là văn học dân gian và văn học viết. Văn học viết ra đời từ thế kỉ X, bao gồm các thành phần: Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Từ cuối thế kỉ XIX, chữ quốc ngữ được dùng để sáng tác thay thế dần chữ Hán và chữ Nôm.
• Văn học Việt Nam đã phát triển qua ba thời kì lớn: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đến 1945 và từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.
• Tư tưởng yêu nước, tinh thần nhân đạo, sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan là những giá trị nổi bật của văn học Việt Nam. Nền văn học ấy cũng thường kết tinh ở những tác phẩm tuy có quy mô không lớn, nhưng có vẻ đẹp hài hoà trong sáng.
• Văn học Việt Nam là bộ phận quan trọng của văn hoá tinh thần dân tộc, thể hiện những nét tiêu biểu của tâm hồn, lối sống, tính cách và tư tưởng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong các thời đại.
II. Hướng dẫn bài học
Câu 1. Ghi lại tên tác phẩm, tác giả, thể loại của tác phẩm (hoặc đoạn trích) Văn học Việt Nam trung đại được học hoặc được đọc thêm trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS, theo hai bộ phận văn học chữ Hán và chữ Nôm.
+ Tác phẩm văn học bằng chữ Hán.
- Thơ: Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của Trần Nhân Tông. Phò giá về kinh của Trần Quang Khải
- Truyện: Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn phái,...
- Hịch: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.
- Cáo: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
- Chiếu: Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn.
+ Tác phẩm văn học bằng chữ Nôm.
- Truyện thơ: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Sau phút chia li của Đoàn Thị Điểm.
- Thơ thất ngôn bát cú: Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến,..
- Thơ tứ tuyệt: Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
Câu 2. Nêu những điểm phân biệt văn học dân gian với văn học tiết.
Những đặc điểm phân biệt văn học dân gian và văn học viết:
Văn học dân gian Văn học viết
+ Thời gian: Ra đời sớm Ra đời muộn
+ Phương tiện: Bằng lời nói Bằng chữ viết ngôn ngữ
+ Người sáng tác: Quần chúng lao động. Tầng lớp trí thức
+ Vị trí: Là cơ sở của nền văn học dân tộc Là diện mạo chính của văn học dân tộc nền
Câu 3. Hãy tìm những ví dụ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương hoặc sáng tác của một tác giả hiện đại để thấy ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết.
Ca dao:
- Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng.
- Lo gì chyện ấy mà lo
Kiến trong miệng chén còn bò đi đâu.
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:
- Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.
- Kiến bò miệng chén chưa lâu
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.
Ca dao:
- Tay bưng đĩa muối chén gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
- Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai,
Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm:
- Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
- Đất nước là nơi ta hò hẹn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Ca dao:
- Đàn ông nông nổi giếng thơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.
- Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.
Trong thơ Thảo Vi:
- Ai vừa trao nụ tầm xuân
Để lòng ai lại âm thầm xót xa
Nỗi niềm trong một cánh hoa
Chiều nghiêng, nghiêng cả cánh cò chân mây
- Sâu làm chi bấy giếng thơi
Để cau trầu héo trong cơi nhà người
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 34: Giới thiệu một số bài văn đạt giải quốc gia
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 34: Thư (điện) chúc mừng thăm hỏi