Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 15: Tác dụng của dòng điện xoay chiều
Giải SBT KHTN 9 Bài 15: Tác dụng của dòng điện xoay chiều
Giải SBT KHTN 9 Bài 15: Tác dụng của dòng điện xoay chiều hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức, giúp các em học sinh củng cố kiến thức được học môn KHTN Bài 15. Sau đây mời các bạn tham khảo.
15.1
Phát biểu nào sau đây là đúng về tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều
A. Dòng điện xoay chiều chạy qua vật dẫn làm vật dẫn nóng lên.
B. Dòng điện xoay chiều không chạy qua được điện trở.
C. Dòng điện xoay chiều không có tác dụng nhiệt khi chạy qua động cơ điện
D. Tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều làm đèn LED phát sáng.
Hướng dẫn giải
Dòng điện xoay chiều chạy qua vật dẫn làm vật dẫn nóng lên.
Đáp án: A
15.2
Trong các thiết bị điện sau, thiết bị nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều?
A. Ấm đun nước siêu tốc.
B. Bếp từ.
C. Máy phát điện xoay chiều.
D. Quạt điện.
Hướng dẫn giải
Ấm đun nước siêu tốc hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều
Đáp án: A
15.3
Tác dụng phát sáng của dòng điện xoay chiều được ứng dụng trong các thiết bị điện nào sau đây?
a) Nồi cơm điện.
b) Màn hình máy tính.
c) Đèn học.
d) Bàn là.
e) Máy bơm nước.
Hướng dẫn giải
Tác dụng phát sáng của dòng điện xoay chiều được ứng dụng trong màn hình máy tính và đèn học.
15.4
Hiện tượng nào dưới đây chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng từ
A. Dòng điện xoay chiều chạy qua cơ thể người gây co giật.
B. Dòng điện xoay chiều chạy qua bình đun nước siêu tốc.
C. Dòng điện xoay chiều chạy qua bếp hồng ngoại.
D. Dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây quấn quanh lõi thép.
Hướng dẫn giải
Hiện tượng chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng từ là: hiện tượng dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây quấn quanh lõi thép.
Đáp án: D
15.5
Ghép các nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp với các tác dụng của dòng điện xoay chiều.
Cột A | Cột B | |
1. Dòng điện xoay chiều chạy qua vật dẫn. | a) Tác dụng nhiệt. | |
2. Dòng điện xoay chiều làm sáng đèn LED. | ||
3. Dòng điện xoay chiều làm quay quạt điện. | b) Tác dụng từ. | |
4. Tuyệt đối không lại gần các trạm điện có cảnh báo “Nguy hiểm chết người". | ||
5. Chập mạch điện xoay chiều gây tiếng nổ và tia lửa điện. | c) Tác dụng phát sáng. | |
6. Máy sốc điện dùng trong cấp cứu y tế. | ||
7. Dùng nam châm điện xoay chiều di chuyển khối sắt. | d) Tác dụng sinh lí. |
Hướng dẫn giải
1-a; 2-c; 3-b; 4-d; 5-a; 6-d; 7-b.
15.6
Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a) Dòng điện xoay chiều chạy qua vật dẫn làm vật dẫn ...(1)..., chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt.
b) Dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây quấn quanh lõi sắt làm cuộn dây hút ...(2)..., chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng ...(3)...
c) Dòng điện xoay chiều chạy qua cơ thể động vật làm cho cơ thể động vật bị co giật, chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng ...(4)...
Hướng dẫn giải
(1) – nóng lên;
(2) – các vật bằng sắt;
(3) – từ
(4) – sinh lí.
15.7
Để bảo vệ mạch điện, người ta thường sử dụng cầu chì gồm một đoạn dây dẫn bằng chì mắc nối tiếp với mạch điện xoay chiều. Hãy giải thích tại sao thường sử dụng dây dẫn bằng chì để bảo vệ mạch điện.
Hướng dẫn giải
Giải thích:
– Chì là một kim loại có khả năng dẫn điện tốt, cho phép dòng điện đi qua
– Chì có tính linh hoạt cao, có thể uốn cong hoặc biến dạng mà không bị gãy.
– Chì có nhiệt độ nóng chảy thấp, điều này làm cho dây chì dễ nóng chảy khi dòng điện trong mạch vượt quá mức an toàn. Quá trình này giúp ngắt mạch điện, bảo vệ các thiết bị và người dùng khỏi nguy cơ gây cháy, nổ.
– Chì là một nguyên liệu phổ biến và có giá thành thấp, việc sử dụng dây chì trong cầu chì sẽ giúp tiết kiệm chi phí.
15.8
Rơle là thiết bị bảo vệ mạch điện khi đột ngột có cường độ dòng điện lớn chạy qua. Khi có cường độ dòng điện lớn chạy qua mạch điện xoay chiều thì nam châm điện sẽ hút làm quay bản ngắt mạch điện để ngắt mạch điện (Hình 15.1). Giải thích tại sao không sử dụng kim loại đồng, nhôm hay nam châm làm bản ngắt mạch điện mà phải làm bằng sắt.
Hướng dẫn giải
Giải thích:
– Sắt là một kim loại dẫn điện tốt, giúp dòng điện dễ dàng chạy qua khi rơle hoạt động.
– Sắt có khả năng tương tác tốt với nam châm điện, tạo ra lực hút đủ mạnh để kéo bản ngắt mạch điện quay khi cường độ dòng điện lớn chạy qua.
– Sắt là một vật liệu phổ biến và có giá thành thấp, việc sử dụng sắt làm bản ngắt mạch điện trong rơle giúp tiết kiệm chi phí.
15.9
Quạt điện hoạt động được là nhờ có dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây dẫn bên trong động cơ điện (Hình 15.2). Phát biểu nào sau đây là đúng về tác dụng của dòng điện xoay chiều khi quạt điện hoạt động?
A. Chỉ có tác dụng nhiệt.
B. Chỉ có tác dụng từ.
C. Có cả tác dụng từ và tác dụng nhiệt.
D. Có tác dụng phát sáng.
Hướng dẫn giải
Khi quạt điện hoạt động dòng điện xoay chiều có cả tác dụng từ và tác dụng nhiệt
Đáp án: C
15.10
Nếu cơ thể chúng ta không được cách điện tốt với mặt đất hoặc cách điện với các vật xung quanh thì với dòng điện có cường độ trên 10 mA sẽ gây nguy hiểm như co giật, hoảng sợ, lo lắng và có thể gây đau đớn. Biết cơ thể người là vật dẫn điện, có điện trở thay đổi từ khoảng 500 Ω đến khoảng 50 000 Ω. Hãy tìm hiểu và cho biết hiệu điện thế đặt vào cơ thể tối thiểu bằng bao nhiêu sẽ gây nguy hiểm cho con người.
Hướng dẫn giải
– Cơ thể người là vật dẫn điện: Điều này có nghĩa là dòng điện có thể chạy qua cơ thể khi có hiệu điện thế.
– Điện trở của cơ thể: Không cố định mà thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ ẩm da, tình trạng sức khỏe, vị trí tiếp xúc,...
– Ngưỡng nguy hiểm: Dòng điện trên 10mA có thể gây ra các phản ứng nguy hiểm cho cơ thể.
Nên hiệu điện thế tối thiểu gây nguy hiểm: Từ 5V đến 500V.
15.11
Dòng điện xoay chiều được ứng dụng rộng rãi trong đời sống để chạy các động cơ điện. Động cơ điện hoạt động được nhờ tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?
A. Tác dụng từ.
B. Tác dụng sinh .
C. Tác dụng nhiệt.
D. Tác dụng phát sáng.
Hướng dẫn giải
Động cơ điện hoạt động được nhờ tác dụng từ của dòng điện xoay chiều
Đáp án: A
15.12
Thực hiện chế tạo mô hình động cơ điện theo gợi ý sau:
Dụng cụ: Pin 1,5 V; viên nam châm tròn; dây đồng; hai chiếc kim băng;dây chun.
Tiến hành:
Bước 1: Cuộn dây đồng thành vòng dây có kích thước tương ứng với viên nam châm.
Bước 2: Nối cuộn dây với kim băng và với pin thành mạch kín.
Bước 3: Đặt viên nam châm ở dưới cách cuộn dây đoạn 1,5 cm (Hình 15.3).
Bước 4: Dùng tay quay nhẹ cuộn dây quanh trục quay cho đến khi khung dây tự quay.
Lưu ý: Chỗ dây dẫn tiếp xúc giữa cuộn dây và kim băng cần vuốt nhẹ để bỏ lớp cách điện của dây dẫn.
Hướng dẫn giải
HS tự tìm hiểu trên internet, qua sách, báo.