Đạo đức 4 bài 4: Tiết kiệm tiền của
Bài 4: Tiết kiệm tiền của
Giải bài tập SGK Đạo đức 4 bài 4: Tiết kiệm tiền của được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Chúng tôi hi vọng, tài liệu học tập lớp 4 này sẽ hữu ích cho việc dạy và học của thầy cô và các em học sinh. Chúc tiết học của quý thầy cô thành công!
>> Bài trước: Giải bài tập SGK Đạo đức 4 bài 3: Bày tỏ ý kiến
Trả lời phần Câu hỏi
Câu 1 trang 12 Đạo Đức 4:
Em nghĩ gì khi xem tranh và đọc các thông tin trên?
Trả lời:
- Ở các nước tiên tiến trên thế giới đều hưởng ứng thói quen tiết kiệm.
- Chúng ta là một nước nghèo dó đó càng cần phải tiết kiệm hơn về tiền bạc, của cải. Do đó là mồ hôi, công sức của bao người lao động.
Câu 2 trang 12 Đạo Đức 4:
Theo em, có phải do nghèo nên mới phải tiết kiệm không?
Trả lời:
Dù là giàu hay nghèo đều cẩn phải tiết kiệm tiền bạc, của cải không được phung phí. Nếu còn nghèo thì càng phải biết tiết kiệm hơn.
Giải phần Bài tập
Bài 1 trang 12 Đạo Đức 4:
Em hãy cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến dưới đây (tán thành, phân vân hoặc không tán thành)
a) Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn.
b) Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè xẻn.
c) Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả.
d) Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà.
Trả lời:
a) Không tán thành.
b) Phân vân
c) Tán thành.
d) Tán thành
Bài 2 trang 12 Đạo Đức 4:
Theo em, để tiết kiệm tiền của, nên làm gì và không nên làm gì? Em hãy kẻ vào vở và ghi theo mẫu sau:
Trả lời:
Nên làm | Không nên làm |
- Tiêu xài tiền bạc một cách hợp lí - Ăn uống đúng với nhu cầu chi tiêu, không nấu thừa rồi vứt đồ thừa. - Không lãng phí các tài nguyên nước, điện. | - Mua sắm hàng hiệu - Ăn nhà hàng liên tục - Dùng điện, nước thoải mái. |
Bài 3 trang 12 Đạo Đức 4:
Hà đang dùng hộp bút màu rất tốt, nay lại được bạn tặng thêm một hộp giống hệt hộp cũ nhân dịp sinh nhật..
Em hãy giúp bạn Hà chọn cách giải quyết phù hợp trong tình huống đó:
a) Bỏ ngay hộp màu cũ, dùng hộp mới.
b) Dùng cả hai hộp một lúc.
c) Mang cho hộp cũ, dùng hộp mới.
d) Cất hộp mới để dành, dùng nốt hộp màu cũ.
Trả lời:
Em sẽ chọn phướng án d là cất hộp mới để dành lúc khác và dùng nốt hộp màu cũ.
Hoặc phương án c Hà có thể mang cho hộp bút cũ cho người khác không có hộp bút và dùng hộp mới.
Còn hai phương án a và b rất lãng phí, không phù hợp.
Bài 4 trang 13 Đạo Đức 4:
Những việc làm nào trong các việc dưới đây là tiết kiệm tiền của?
a) Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
b) Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi.
c) Vẽ bậy, bôi bẩn ra sách vở, bàn ghề, tường lớp học.
d) Xe sách vở.
đ) Làm mất sách vở, đồ dùng học tập.
e) Vứt sách vở, đồ dùng, đồ chơi bừa bãi.
g) Không xin tiền ăn quà vặt.
h) Ăn hết suất cơm của mình.
i) Quên khóa vòi nước.
k) Tắt điện khi ra khỏi phòng.
Trả lời:
Những việc làm tiết kiệm tiền của: a, b, g, h và k.
Bài 5 trang 13 Đạo Đức 4:
Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận và đóng vai theo các tình huống sau:
a) Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải quyết thế nào?
b) Em của Tâm đòi mẹ mua cho đồ chơi mới trong khi đã có quá nhiều đồ chơi. Tâm sẽ nói gì với em?
c) Cường nhìn thấy bạn Hà lấy vở mới ra dùng trong khi vở đang dùng vẫn còn nhiều giây trắng. Cường sẽ nói gì với Hà?
Trả lời:
a) Tuấn nên khuyên Bằng là không nên làm thế bởi như thế sẽ rất lãng phí. Thay vì đó Bằng có thể lấy giấy báo hoặc vở cũ đã dùng hết hoặc không dùng đến để lấy gấp đồ chơi.
b) Tâm nên nói chuyện với em và khuyên bảo không nên đòi mẹ mua thêm. Bởi vì:
- Em đã có quá nhiều đồ chơi.
- Nhà mình còn khó khăn, không thể nào mua cho em nhiều đồ chơi như vậy, phải biết tiết kiệm
c) Cường nên khuyên Hà dùng nốt vở cũ khi còn nhiều giấy, không nên lãng phí. Hoặc Hà có thể lấy chỗ giấy còn lại vào nhiều việc khác như: giấy kiểm tra, giấy nháp.
Bài 6 trang 13 Đạo Đức 4:
Hãy sưu tầm và kể cho các bạn trong nhóm nghe về một người biết tiết kiệm tiền của
Trả lời:
Hôm đi Thái Lan, ở sân bay mẹ thấy cái ba lô Burberry rất đẹp, hợp với con, mẹ nói con mua đi, mẹ tặng. Con xem giá rồi nói: "Nó hơn 50 triệu con không mua đâu mẹ ơi, để tiền làm chuyện khác, con chưa cần xài hàng hiệu". Mẹ vui vì thấy con biết tiết kiệm chi tiêu, biết giá trị bản thân con không phải được đánh giá qua chiếc túi hay manh áo tấm quần.
Tỷ phú Warren Buffett nói: "Đừng mua chiếc túi trị giá 300$ mà không có gì trong đó cả. Mua một chiếc túi trị giá 10$ thôi và bên trong có 290$. Đừng để mình phá sản vì cố làm ra vẻ giàu có" .
Mẹ nghĩ con biết điều đó. Mẹ thấy nhiều cô gái trẻ bây giờ tiêu tiền nhiều hơn số mình kiếm được, mua cái túi đắt tiền để chứng tỏ bản thân nhưng trong chiếc túi đó đựng những tờ giấy lộn chứ không phải những tờ tiền. Nhiều cô nhắm mắt nhận những món quà giá trị, áo quần hay trang sức để khoác lên người tự hào với chúng bạn rằng mình sành điệu mà không biết món quà nào cũng có cái giá của nó. Đã có lúc mẹ cũng từng se sua khi mua những chiếc túi, chiếc vali hàng hiệu đắt đỏ để thấy mình không thua kém người khác, nhưng rồi mẹ nhận ra điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả.
Chiếc túi hay bộ đồ hàng hiệu không nói lên giá trị con người, mẹ cũng không thể bắt chước người này người kia dùng hiệu này hiệu nọ để thấy sang, thấy chảnh. Mẹ không quen. Mẹ bây giờ mua đồ khi thấy thích và thấy tiện dụng, có thể quảy giỏ đệm, mang guốc mộc nhưng vẫn tự tin sải bước vì mẹ biết cái chất của mẹ như thế và mẹ biết trong giỏ đệm có gì. Tỉ như cho mẹ mặc đồ Chanel mang giày cao gót chắc sẽ luống cuống, gượng gạo lắm".
Bài 7 trang 13 Đạo Đức 4:
Em đã biết tiết kiệm tiền của chưa? Em dự định sẽ tiết kiệm sách vở, đồ dùng, đồ chơi như thế nào? Hãy trao đổi về dự định của em với các bạn trong nhóm.
Trả lời:
Dự định tiết kiệm của em:
- Sách vở có thể dùng đồ của anh, chị để lại.
- Đồ chơi mỗi năm mua một món và sẽ hứa với bố mẹ phấn đấu điều gì đó để đạt được.
- Đồ dùng học tập dùng hết hoặc hỏng thì mua đồ mới.
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập SGK Đạo đức 4 bài 5: Tiết kiệm thời giờ