Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 7 bài 10
Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 7 bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình
Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 7 bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Trả lời Gợi ý GDCD 7 Bài 10 trang 31
a) Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình ở truyện đọc trên thể hiện như thế nào?
Trả lời:
- Bàn tay của cha và anh trai dày lên, chai sạn vì phát cây, cuốc đất, quyết tâm bắt đất sinh lời.
- Bàn tay không bao giờ rời “trận địa”
- Sự lao động không mệt mỏi của cha và anh như chứng minh rằng: không bao giờ được ỷ lại hay trông chờ vào người khác mà phải đi lên bằng lức lao động của chính mình.
b) Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật “tôi” đã giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình?
Trả lời:
- Tích cực tham gia mang những cây bạch đàn non lên đồi cao để cha và anh trồng.
- Tôi cũng đã bắt đầu “sự nghiệp nuôi trồng” của mình từ cái chuồng gà bé nhỏ.
- Sự lao động của cha anh là tấm gương sáng để học tập và noi theo.
c) Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh hưởng đối với mỗi con người như thế nào? Em tự hào điều gì về gia đình, dòng họ của mình?
Trả lời:
- Truyền thống là sức mạnh thúc đẩy các thế hệ sau không ngừng vươn lên để tiếp nối, làm rạng rỡ truyền thống đó.
- Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
- Em tự hào về tinh thần tự học, vượt khó trong lao động củ dòng họ em. Em sẽ tiếp nối truyền thống đó để lớn lên trở thành bác sĩ cứu chữa người như những gì mẹ em và bà em đã làm.
d) Chúng ta phải sống như thế nào để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
Trả lời:
- Luôn tự hào về truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ em.
- Quyết tâm trở thành con ngoan, trò giỏi.
- Tham gia giúp đỡ những người nghèo, đi tham quan những buổi thăm khám bệnh của mẹ.
- Loại bỏ những cái xấu, cái lạc hậu, không phù hợp của dòng họ.
Trả lời Câu hỏi GDCD 7 Bài 10 trang 32
a) Hãy đề nghị ông bà, cha mẹ kể cho em nghe về nguồn gốc và những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. Em có suy nghĩ gì về những truyền thống đó?
Trả lời:
Em hãy xin phép ông bà, bố mẹ kể lại cho nghe về nguồn gốc, sự kiện nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Sau đó, em hãy viết những cảm nhận về truyền thống đó.
b) Quê Hiên là một vùng quê nghèo khó. Bao đời nay, trong dòng họ của Hiên chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hiên không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. Hiên cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng hạ của mình.
Em có đồng ý với cách nghĩ của Hiên không? Vì sao?
Trả lời:
Em không đồng ý với cách nghĩ của Hiên. Bởi vì, mỗi dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp. Nếu như trong việc học hành, chưa có ai đỗ đạt thì Hiên càng phải cố gắng học tập, để đem lại sự tự hào cho quê hương, dòng họ của Hiên.
c) Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?
(1) Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp;
(2) Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ồng bà, tổ tiên;
(3) Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào;
(4) Không cần giữ gìn truyền thống, vì đó là những gì đã lạc hậu;
(5) Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến: (1), (2) và (5). Bởi vì:
- Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp. Chúng ta cần có trách nhiệm phát huy những truyền thống đó làm cho nó ngày càng tốt đẹp hơn.
Chúng ta giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã sinh thành nuôi dưỡng chúng ta. Đây cũng là sự tri ân với những người có công gây dựng, làm rạng danh truyền thống.
- Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp chúng ta có thêm sức mạnh để vượt lên những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
d) Em hãy sưu tầm và kể lại cho các bạn nghe một mẩu chuyện về truyền thống quê hương mình, về các dòng họ (các tổ phụ nghề nghiệp, các nghệ nhân, anh hùng liệt sĩ, danh nhân văn hoá v.v...).
Trả lời:
Nói về lịch sử Nam Định là mảnh đất văn hiến địa linh nhân kiệt. Thiên Trường Nam Định, “hào khí Đông A” là vùng đất cổ phía nam đồng bằng sông hồng, một trong những cái nôi của nền văn minh “Đại Việt” là quê hương đất phát tích của triều đại nhà Trần. Một triều đại huy hoàng trong lịch sử Việt Nam. Với chiến công hiển hách đã ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh và tàn bạo.
Có 14 vị hoàng đế Triều Trần với 175 năm (từ năm 1225 đến 1400) tồn tại, Đặc biệt có Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mà cả dân tộc Việt nam ngày nay tôn ông là Thánh, và còn bao nhiêu tướng sỹ đại thần đã cùng ông lập nên nhiều chiến công.
“Thành nam quê ta đó
Là đất học, đất văn
Bao danh nhân, trí sỹ
Rạng danh đất Thiên Trường”.
đ) Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Em dự kiến sẽ tiếp tục làm gì?
Trả lời:
- Bản thân em đã cố gắng học tập, chăm chỉ lao động, học hỏi kinh nghiệm, đọc thêm nhiều sách về y học để tiếp nối truyền thống gia đình.
- Em dự định sẽ cố gắng học thật tốt để thi vào trường Đại học Y. Sau khi ra trường, em sẽ trở thành một bác sĩ, em sẽ đến vùng quê hẻo lánh, gặp khó khăn để khám chữa bệnh.