a. Những việc cô giáo trong bài thơ làm cho học sinh:
- Đón học sinh.
- Đáp lời chào của học sinh bằng một nụ cười tươi.
- Dạy học sinh tập viết.
- Giảng bài cho học sinh.
- Cho học sinh điểm mười.
b. Những việc làm đó thể hiện cô giáo luôn dành tình yêu thương cho học sinh, sự tận tâm trong mỗi bài giảng mà cô truyền đạt.
c. Tình cảm của bạn nhỏ trong bài thơ: lễ phép, yêu quý, kính trọng cô giáo, biết ơn những bài giảng, những tình cảm cô dành cho mình.
2. Tìm hiểu hành động, lời nói thể hiện sự kính trọng
- Chào thầy cô giáo.
- Thưa thầy cô giáo khi trả lời.
- Chúc mừng thầy cô giáo.
- Tham gia tích cực các cộng việc trong lớp.
Ngoài ra, một số hành động, lời nói thể hiện sự kính trọng thầy cô giáo như:
- Tích cực xây dựng bài.
- Chú ý lắng nghe thầy, cô giáo giảng bài.
- Luôn lễ phép, lịch sự khi nói chuyện với thầy, cô giáo.
- Hỏi thăm thầy, cô giáo khi thầy, cô bị ốm.
- Giúp đỡ thầy, cô giáo khi cần thiết.
- Cố gắng học tập, gặt hái được nhiều hoa điểm tốt.
3. Thảo luận về cách ứng xử thể hiện sự kính trọng thầy cô giáo
- Cách chào và cách xưng hô
- Cách đưa và nhận xách vở
- Cách thể hiện sự quan tâm và biết ơn.
- Cách chào và cách xưng hô: Chào thư thầy/ cô. Lễ phép dạ vâng.
- Cách đưa và nhận xách vở: đưa bằng hai tay
- Cách thể hiện sự quan tâm và biết ơn.: chú mừng thầy cô 20-11, hỏi thăm thầy cô, tham gia bán can sự để giúp đỡ thầy cô.
Luyện tập
1. Nhận xét hành vi
Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn dưới tranh dưới đây:
Em nhận xét:
1. Bạn nhỏ đứng lên xin phép cô giáo khi cần ra ngoài. Đây là hành động thể hiện sự lễ phép, kính trọng đối với cô giáo. Em đồng tình với hành động này.
2. Hai bạn nam ở cuối bàn chơi cờ, không tập trung vào bài giảng trong khi thầy giáo đang giảng bài. Đây là hành động thiếu tôn trọng thầy giáo, có thể khiến thầy giáo buồn, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của hai bạn và việc học của cả lớp. Em không đồng tình với hành động này.
3. Bạn nữ vừa chạy vừa chào cô. Đây là hành động thiếu tôn trọng cô giáo. Khi chào cô giáo cần đứng nghiêm, mắt nhìn thẳng vào cô giáo. Em không đồng tình với hành động của bạn.
4. Bạn nam đưa vở cho cô giáo bằng một tay. Đây là hành động thiếu tôn trọng cô giáo vì khi đưa/nhận sách vở từ cô giáo cần đưa/nhận bằng hai tay. Em không đồng tình với hành động của bạn nam.
1. Nếu là bạn của Tân em sẽ khuyên Tân là dù ở trường hay ở ngoài cũng phải lễ phép chào hỏi thầy cô.
2. Em sẽ khuyên bạn không nên nói leo, nói trống không khi cô đưa câu hỏi vì đấy là hành động thiếu tôn trọng cô giáo. Nếu muốn đưa ra ý kiến, bạn cần giơ tay phát biểu, đứng dậy trả lời cô với thái độ lễ phép.
3. Liên hệ
Em đã làm gì thể hiện sự kính trọng với thầy cô giáo.
* Những việc em đã làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
- Chào hỏi lễ phép khi gặp thầy, cô giáo.
- Tập trung lắng nghe thầy, cô giáo giảng bài.
- Tặng hoa, chúc mừng thầy, cô giáo nhân dịp lễ.
- Đưa/nhận sách vở từ thầy, cô giáo bằng hai tay.
- Giơ tay xin phép, đứng dậy khi muốn nêu ý kiến.
- Giúp đỡ khi thầy, cô giáo cần.
- Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ thầy, cô giáo giao phó.
* Những việc em sẽ làm để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo:
- Cố gắng học tập tốt, gặt hái thêm nhiều điểm cao.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp.
Vận dụng
1. Thực hành
a. Chào thầy giáo, cô giáo.
b. Nói lời chúc mừng thầy giáo, cô giáo nhân ngày lễ.
c. Nói lời đề nghị thể hiện sự kính trọng với thầy giáo, cô giáo.
2. Làm thiệp chúc mừng thầy giáo
3. Viết lời yêu thương và gửi cho cô gióo thẩy giáo, cô giáo mà em yêu quý.
Mỗi học sinh cần thực hành thường xuyên để hình thành thói quen, thể hiện sự tôn trọng đối với thầy giáo, cô giáo.
a. Chào thầy giáo, cô giáo:
Khi gặp thầy, cô giáo (ở bất kì đâu) cần đứng nghiêm, mắt nhìn thẳng vào thầy, cô giáo, đầu hơi cúi và chào thầy, cô một cách lịch sự (Em chào thầy/cô ạ!).
b. Nói lời chúc mừng thầy giáo, cô giáo nhân dịp lễ.
Mỗi dịp lễ, cần gửi lời chúc mừng đến thầy, cô giáo.
Ví dụ: Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11, em chúc thầy/cô giáo thật nhiều sức khỏe, niềm vui và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người. Em cảm ơn thầy/cô về sự quan tâm, tận tình và những kiến thức hay thầy/cô đã dành cho em.
c. Nói lời đề nghị thể hiện sự kính trọng với thầy giáo, cô giáo.
Khi muốn đề nghị thầy giáo, cô giáo một việc gì đó cần tỏ thái độ tôn trọng, lịch sự, lễ phép và nói lời cảm ơn sau khi được giúp đỡ.
Ví dụ: Dạ thưa cô! Phần này con chưa hiểu. Cô có thể giảng lại cho con được không ạ? Con cảm ơn cô ạ!