Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 1

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 11 bài 1: Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 4 có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài: Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 4

Bài tập 1 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Vợ nhặt trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.12-21) và trả lời các câu hỏi:

Trả lời:

Các chi tiết:

- “Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết”

- “Hắn loanh quanh hết chạy ra ngõ đứng ngóng, lại chạy vào sân nhìn trộm vào trong nhà”

→ Các chi tiết mang tính chất “thắt nút”, tạo sự đợi chờ, hồi hộp ở người đọc, đưa người đọc hòa nhập vào trạng thái tâm lí của nhân vật Tràng (và của người “vợ nhặt”) để sau đó cảm nhận được sự sâu sắc về nét đẹp trong cách ứng xử của bà cụ Tứ trước một sự việc bất ngờ.

Trả lời:

- Nhà văn chú ý miêu tả sự thay đổi của các nhân vật qua các phương diện như diện mạo, tâm trạng và cách ứng xử.

- Việc nhấn mạnh những thay đổi qua các phương diện đó thể hiện được sự thay đổi, biến chuyển của nhân vật toàn diện từ ngoài vào trong. Làm nổi bật lên chủ đề tư tưởng của tác giả.

Bài tập 2 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Chí Phèo trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.23 – 34) và trả lời các câu hỏi:

Trả lời:

- Mối liên hệ giữa phần mở đầu và kết thúc của tác phẩm đó là hình ảnh “cái lò gạch cũ”. Chí cũng bị vứt bỏ ở đó và khi Thị nhìn xuống cái bụng của mình và nghĩ đến hình ảnh “cái lò gạch cũ”. Thể hiện tương lai không xa sẽ lại có một đứa bé Chí khác ra đời và lặp lại cuộc đời đó.

- Từ mối liên hệ đó, tác giả Nam Cao đã nhìn nhận không chỉ có một mình Chí Phèo mà ngoài kia hiện tại và tương lai sẽ còn rất nhiều con người như vậy nữa.

Câu 6 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu nhận xét của bạn về cách sử dụng các đại từ xưng hô trong tác phẩm. Cách sử dụng đó cho biết điều gì về nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao?

Trả lời:

- Cách sử dụng đại từ xưng hô trong tác phẩm rất linh hoạt tùy theo tình huống cụ thể sẽ có cách xưng hô khác nhau với mỗi nhân vật:

+ Gọi Chí Phèo: Ví dụ

* Làng Vũ Đại

+ Nó.

+ Hắn.

+ Thằng.

+ Cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: Chắc nó trừ mình ra. (tr11)

+ Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc. (tr46)

* Lý Cường

+ Mày.

+ Cái thằng không cha, không mẹ.

+ Mày muốn lôi thôi gì?

+ Cái thằng không cha, không mẹ này! (tr13)

* Bá Kiến

+ Anh Chí, anh.

+ Chí Phèo.

+ Nói trống.

+ Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?

+ Chí Phèo đấy hở?

→ Nghệ thuật kể chuyện xuất sắc của Nam Cao, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt tạo rõ các tình huống với các sắc thái vị thế khác nhau.

Câu 7 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu nhận định khái quát về giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng của tác phẩm.

Trả lời:

* Giá trị nội dung

- Qua truyện ngắn Nam Cao đã khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: một bộ phận nông dân lương thiện bị đẩy và tình trạng lưu manh hóa.

- Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác tâm hồn của người nông dân lương thiện đồng thời khẳng định bản chất lương thiện ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình lẫn nhân tính.

→ Chí Phèo là tác phẩm có giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc.

* Giá trị nghệ thuật

- Tác phẩm thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao: xây dựng nhân vật điển hình bất hủ; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán chặt chẽ; ngôn ngữ trần thuật đặc sắc.

Bài tập 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Cải ơi! trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.48 - 53) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tóm tắt câu chuyện được kể trong truyện ngắn.

Trả lời:

Cải ơi là một tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nguyên Ngọc Tư, qua đó đã để lại cho ta nỗi vấn vương về những mảnh đời bất hạnh. Năm Nhỏ - một người cha già, ông đã lang thang trên khắp vùng miền để tìm kiếm Cải- con gái được hơn mười hai năm rồi. Lần ấy vì làm mất trâu, mà nó sợ nên bỏ nhà ra đi. Thấy vậy từ vợ đến người ngoài ai cũng nghĩ rằng vì nó không phải con ruột nên ông tính toán, ngược đãi. Dù ông có giải thích thế nào, những vẫn chẳng ai chịu nghe và hiểu ông. Vậy rồi, ông quyết định lên đường tìm cái Cải về. Nói thì dễ, nhưng thoắt cái, mười hai năm trôi qua, nhưng vẫn chẳng có tin tức gì. Lần ấy khi biết được nếu lên ti vi có khả năng cao sẽ tìm được cái Cải, nhưng tiền để được phát sóng lại quá đắt. Vậy nên ông đã nghĩ ra kế, ông đi trộm trâu của người ta, để bị bắt. Vậy là ông đã được lên ti vi, lên báo theo đúng ý nguyện của mình, nhưng khi phát sóng, người ta chỉ thấy Năm nhỏ nhép miệng một cách tuyệt vọng. Qua tác phẩm, nhà văn gửi gắm rất nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Trả lời:

- Có hệ thống điểm nhìn linh hoạt.

- Ví dụ cụ thể:

“Y hệt, ông già Năm Nhỏ cũng có nhà mà không về được. Đã đau quá trời đất rồi, cái cảnh bà con hàng xóm xầm xì, chỉ trỏ, người ở xa còn thuê đò dọc lại nhà ngó nghiêng, đâu thằng cha giết con đâu,..”

→ Điểm nhìn thay đổi từ ông già Năm Nhỏ đến những người xung quanh khi nghi ngờ ông Năm Nhỏ giết con.

Bài tập 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Vợ nhặt trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.18 - 19), đoạn từ " Hắn chắp hai tay sau lưng" đến "tu sửa lại căn nhà." và trả lời các câu hỏi:

Trả lời:

- Nét tương đồng: Cái nhìn về con người của hai nhà văn đều hướng tới cái tốt đẹp của con người, tâm hồn bên trong. Đứng trong hoàn cảnh đói khổ như nhân vật Tràng khi có vợ cảm nhận được tình thương yêu vun vén gia đình thì đều có sự chuyển biến tâm lí mạnh mẽ. Hay như Chí Phèo từ một kẻ được ví như quỷ dữ của làng Vũ Đại lúc nào cũng chìm trong cơn say, khi xuất hiện Thị Nở thì Chí cũng có những bước chuyển biến lớn, lần đầu hắn tỉnh rượu để nghe được những thanh âm của cuộc sống và hắn sợ rượu, sợ cuộc sống hiện tại, hắn muốn thay đổi muốn sống đúng nghĩa là con người.

Bài tập 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Chí Phèo trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.23), đoạn từ “Hắn vừa đi vừa chửi” đến “không ai biết” và trả lời các câu hỏi:

Bài tập 6 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Trả lời:

Đặc điểm của những bằng chứng: Đưa ra bằng chứng cùng với lời nhận xét, suy ra của chính tác giả, tạo nên sự liên kết giữa các bằng chứng.

Bài tập 7 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Trả lời:

- Khẳng định và đề cao giá trị của sự sáng tạo từ người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ chân chính là một người phải lao động không ngừng, làm mới mình, tìm ra những đề tài, cách phản ánh hiện thực mới mẻ chứ không thể nào là sự dập khuôn, máy móc, lặp lại chính mình được.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 2

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 11 bài 1: Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 4 sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Đi Bộ
    Gấu Đi Bộ

    💯💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 15:21 14/07
    • Song Tử
      Song Tử

      😊😊😊😊😊😊😊

      Thích Phản hồi 15:21 14/07
      • Mèo Ú
        Mèo Ú

        😉😉😉😉😉😉

        Thích Phản hồi 15:22 14/07
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

        Xem thêm