Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 12

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Ngữ văn 6 bài 12: Quê hương yêu dấu (Viết)  sách Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 6.

Bài: Quê hương yêu dấu (Viết)

Bài tập 1. Hãy tập gieo vần cho thơ lục bát bằng cách tìm tiếng phù hợp cho mỗi chỗ trống trong các đoạn thơ sau:

(1) Ngày nay dù ở nơi...

Nhưng khi về đến cây đa đầu làng

Thì bao nhiêu cảnh mơ...

Hiện ra khi thoáng cổng làng trong tre.

(Theo Bàng Bá Lân, Cổng làng)

(2) Đêm mưa làm nhớ không .....

Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la.

Tai nương nước giọt mái...

Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn.

(Theo Huy Cận, Buồn đêm mưa)

Lời giải

- Để làm bài tập này, em cần ôn lại kiến thức về cách gieo vần trong thơ lục bát đã được trình bày trong Trí thức ngữ văn (SGK, tr. 89). Ví dụ (1), trong dòng thơ thứ nhất, tiếng cần tìm để đặt vào chỗ trống là tiếng thứ sáu; theo quy tắc về cách gieo vần của thơ lục bát thì tiếng này sẽ vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng phía dưới (đa). Tương tự, trong dòng thơ thứ ba, tiếng cần tìm để đặt vào chỗ trống là tiếng thứ sáu, theo quy tắc về cách gieo vần của thơ lục bát thì tiếng này phải vần với tiếng cuối của dòng tám tiếng phía trên (làng). Sau khi tập gieo vần bằng cách chọn những tiếng thích hợp để đặt vào chỗ trống, em sẽ có đoạn thơ dưới đây:

Ngày nay dù ở nơi xa,

Nhưng khi về đến cây đa đầu làng;

Thì bao nhiêu cảnh mơ màng,

Hiện ra khi thoáng cổng lòng trong tre.

(Bàng Bá Lân, Cổng làng)

- Tương tự với cách làm của đoạn thơ (1), em có đoạn thơ (2) như sau:

Đêm mưa làm nhớ không gian,

Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la.

Tai nương nước giọt mái nhà

Nghe trời nằng nặc, nghe ta buồn buồn.

(Huy Cận, Buồn đêm mưa)

Bài tập 2: Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ sau:

Đồng chiêm phả nắng lên không

Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng

Gió nâng tiếng hót chói chang

Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.

(Nguyễn Duy, Tiếng hát mùa gặt)

Lời giải

Em viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) ghi lại cảm xúc về một đoạn trong bài thơ lục bát Tiếng hát mùa gặt của Nguyễn Duy.

- Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn về đoạn thơ, tác giả (đoạn thơ trích trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt của nhà thơ Nguyễn Duy).

- Thân đoạn: Trình bày cảm xúc về đoạn thơ.

+ Nêu ấn tượng chung của em khi đọc đoạn thơ (yêu thích, cuốn hút,....).

+ Nêu nội dung chính của đoạn thơ (Đoạn thơ khắc họa sinh động bức tranh về mùa gặt. Trong bức tranh đó, cảnh sắc thiên nhiên hiện lên sống động, khoáng đạt; người nông dân lao động hăng say với niềm vui rộn ràng trước vụ mùa bội thu,...).

+ Những biện pháp nghệ thuật nổi bật (biện pháp tu từ nhân hóa: cánh cò dẫn gió, gió nâng tiếng hót, lưỡi hái liếm ngang chân trời; các từ láy: chói chang, long lanh,...).

- Kết đoạn: Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc chung về đoạn thơ.

>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 13

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 6 bài 12: Quê hương yêu dấu (Viết)  sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hai lúa
    Hai lúa

    😘😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 04/09/23
    • Sư Tử
      Sư Tử

      💯💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 04/09/23
      • shinichiro
        shinichiro

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 04/09/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

        Xem thêm