Giải SBT Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 10
Với nội dung bài Giải sách bài tập Ngữ văn 6 bài 10: Đọc mở rộng sách Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 6.
Bài: Đọc mở rộng
Bài tập 1: Tìm đọc một số văn bản truyện (trọng tâm là truyện đồng thoại) có nội dung gần gũi với các văn bản đã học trong bài 1. Tôi và các bạn, Ghi lại các thông tin và ý tưởng cơ bản được gợi lên từ văn bản truyện đã đọc vào nhật kí đọc sách.
Lời giải
Em có thể chọn sách từ tủ sách của lớp, mượn của thư viện trường hoặc tìm kiếm ở hiệu sách và từ các nguồn khác. Em cần cùng các bạn xây dựng tủ sách của lớp ngay từ đầu năm học; học cách tìm sách ở thư viện của trường và hiệu sách.
Khi đọc các văn bản truyện (mà trọng tâm là truyện đồng thoại), em có thể tự đặt những câu hỏi để tìm hiểu các yếu tố của truyện kể:
- Nội dung của truyện là gì?
- Người kể chuyện là ai? Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba (người kể chuyện và ngôi kể)?
- Các sự việc chính trong câu chuyện diễn ra theo trình tự nào (cốt truyện)?
- Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật trong truyện gồm những ai? Có nhân vật là con vật hay đồ vật không (nhân vật)
- Đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật (lời người kể chuyện và lời nhân vật?
Bằng cách đặt câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó, em từng bước có kĩ năng đọc văn bản truyện. Hãy ghi lại đầy đủ thông tin vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế. Việc này không chỉ là cách để hoàn thành bài tập mà còn giúp em chuẩn bị thông tin và ý tưởng để trao đổi kết quả đọc với thầy cô và các bạn trong tiết
Bài tập 2: Tìm đọc một số bài thơ có nội dung gần gũi (tình cảm gia đình) với các văn bản đã học trong bài 2. Gõ cửa trái tim. Ghi một số thông tin và ý tưởng cơ bản được gợi lên tử bài thơ đã đọc vào nhật kí đọc sách.
Lời giải
Khi đọc, các em cần nằm được nội dung cơ bản của bài thơ; nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự (kể lại một sự việc, câu chuyện) và miêu tả (tái hiện những đặc điểm nổi bật của đối tượng).
Em có thể tự đặt những câu hỏi để tìm hiểu nội dung cơ bản của bài thơ (Nội dung cơ bản của bài thơ là gì?); nét độc đáo của bài thơ thế hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.. (Trong bởi thơ này có từ ngữ nào được dùng theo cách mới lạ, thú vị? Hình ảnh nào trong bài thơ khiến người đọc chú ý hay có ấn tượng đặc biệt? Biện pháp tu từ nào được dùng trong bài? Biện pháp tu từ đó có tác dụng gì?)
Trước khi tự đặt ra và trả lời những câu hỏi trên, em cũng có thể vận dụng kiến thức đã học về thơ ở tiểu học để tìm hiểu một số điểm cơ bản của bài thơ mà em đọc, chẳng hạn:
- Bài thơ này có mấy khổ?
- Mỗi khổ có mấy dòng?
- Cuối các dòng thơ có những tiếng nào cùng vần với nhau?
Bằng cách đặt ra và trả lời những câu hỏi đó, em từng bước có kĩ năng đọc văn bản thơ. Nhớ ghi đầy đủ thông tin vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế. Em có thế tham khảo mẫu nhật kí đọc sách ở bài tập 1. Việc ghi nhật kí đọc sách không chỉ để hoàn thành bài tập này mà còn giúp em chuẩn bị thông tin và ý tưởng cho tiết Đọc mở rộng tại lớp khi em được yêu cầu cùng các bạn trao đổi, thảo luận về một bài thơ mà em yêu thích.
Bài tập 3: Tìm đọc một số văn bản truyện viết về lòng nhân ái, yêu thương con người tương tự các văn bản đã học trong bài 3. Yêu thương và chia sẻ. Ghi một số thông tin và ý tưởng cơ bản được gợi lên từ văn bản truyện đã đọc vào nhật kí đọc sách.
Lời giải
Khi đọc, em cần nắm được nội dung cơ bản của văn bản; một số yếu tố của truyện (cốt truyện, nhân vật, ngôi kể, lời người kể chuyện, lời nhân vật); đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. Em có thể tự đặt những câu hỏi để tìm hiểu các yếu tố của truyện kể:
- Nội dung của truyện này là gì?
- Người kể chuyện trong truyện này là ai? Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba (người kể chuyện)?
- Các sự việc chính trong câu chuyện diễn ra theo trình tự nào (cốt truyện)?
- Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật trong truyện gồm những có những ai? Những nhân vật trong truyện này có gì giống và khác so với những nhân vật trong các truyện mà em đã đọc (nhân vật)?
- Dấu hiệu nào giúp người đọc nhận ra lời người kể chuyện, lời nhân vật (lời người kể chuyện và lời nhân vật)?
Bằng cách đặt ra và trả lời những câu hỏi đó, em từng bước có kĩ năng đọc văn bản truyện; biết so sánh, kết nối văn bản truyện đang đọc với những văn bản truyện khác. Nhớ ghi đầy đủ nội dung vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế. Việc này không chỉ để hoàn thành bài tập mà côn để chuẩn bị thông tin và ý tưởng cho tiết Đọc mở rộng tại lớp khi em cúng các bạn trao đổi, thảo luận về một tác phẩm truyện. Em có thể tham khảo mẫu nhật kí đọc sách ở trang 62.
>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 11
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 6 bài 10: Đọc mở rộng sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo và Ngữ văn lớp 6 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.