Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Sinh học 12 Chân trời sáng tạo bài 20

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải SBT Sinh học 12 Chân trời sáng tạo bài 20: Môi trường và các nhân tố sinh thái có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Bài: 20.1: Nhân tố nào sau đây là nhân tố sinh thái vô sinh?

A. Nấm.

B. Cỏ.

C. Xác động vật.

D. Giun đất.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm nhân tố vô sinh.

Lời giải chi tiết:

Xác động vật là nhân tố sinh thái vô sinh.

Chọn C.

Câu 20.2: Giới hạn sinh thái là

A. khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển.

B. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển.

C. khoảng không gian sinh thái mà ở đó chứa đựng tất cả các nhân tố sinh thái cùng tác động qua lại lẫn nhau giúp cho sinh vật có thể tồn tại và phát triển.

D. giá trị cực đại của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm giới hạn sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển.

Chọn B.

Câu 20.3: Cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 5,6 - 42°C, lúa Oryza sativa có thể sinh trưởng và phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 15 - 42°C, vi khuẩn lam Spirulina platensis có thể sống ở môi trường có độ pH từ 9-1. Những ví dụ này nói lên quy luật tác động nào của các nhân tố sinh thái?

A. Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái.

B. Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái.

C. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường.

D. Quy luật giới hạn sinh thái.

Phương pháp giải:

Cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 5,6 - 42°C, lúa Oryza sativa có thể sinh trưởng và phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 15 - 42°C, vi khuẩn lam Spirulina platensis có thể sống ở môi trường có độ pH từ 9-1.

Lời giải chi tiết:

Cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 5,6 - 42°C, lúa Oryza sativa có thể sinh trưởng và phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 15 - 42°C, vi khuẩn lam Spirulina platensis có thể sống ở môi trường có độ pH từ 9-1. Những ví dụ này nói lên quy luật giới hạn sinh thái.

Chọn D.

Câu 20.4: Nhóm nào sau đây gồm những loài thực vật ưa bóng?

A. Gừng, vạn thiên thanh, dương xỉ, ráy, phong lan.

B. Gừng, đinh lăng, phi lao, cây lúa.

C. Vạn thiên thanh, phi lao, cây ngô, dương xỉ.

D. Bạch đàn, cây gỗ tếch, phi lao, giềng.

Phương pháp giải:

Dựa vào những đặc điểm của thực vật ưa bóng.

Lời giải chi tiết:

Gừng, vạn thiên thanh, dương xỉ, ráy, phong lan gồm những loài thực vật ưa bóng.

Chọn A.

Câu 20.5: Nhóm nào sau đây gồm những loài động vật hằng nhiệt?

A. Cá lóc, nhái, thằn lằn, chim bồ câu.

B. Tôm càng xanh, giun đất, nhện, cua đỏ, sao biển.

C. Voi châu á, gấu bắc cực, chim ruồi, cá sấu, khỉ vàng.

D. Rùa biển, cá sấu, gấu nâu, rắn hổ mang.

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của động vật hằng nhiệt.

Lời giải chi tiết:

Voi châu á, gấu bắc cực, chim ruồi, cá sấu, khỉ vàng là động vật hằng nhiệt.

Chọn C.

Câu 20.6: Tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng người trong khu dân cư. Ví dụ này thể hiện

A. tác động của nhân tố sinh thái hữu sinh phụ thuộc vào mật độ cá thể.

B. tác động của nhân tố sinh thái vô sinh không phụ thuộc vào mật độ cá thể.

C. tác động của nhân tố sinh thái vô sinh phụ thuộc vào mật độ cá thể.

D. tác động của nhân tố sinh thái hữu sinh không phụ thuộc vào mật độ cá thể.

Phương pháp giải:

Dựa vào các nhân tố sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng người trong khu dân cư. Ví dụ này thể hiện tác động của nhân tố sinh thái hữu sinh phụ thuộc vào mật độ cá thể.

Chọn A.

Câu 20.7: Phát biểu nào sau đây thể hiện sự tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường sống?

A. Môi trường tác động lên các loài sinh vật, làm tuyệt chủng nhiều loài trong một khoảng thời gian rất ngắn.

B. Môi trường tác động lên sinh vật làm thay đổi số lượng cá thể của loài, giảm độ đa dạng sinh học.

C. Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại môi trường sống của chúng làm thay đổi môi trường.

D. Sinh vật ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.

Phương pháp giải:

Dựa vào mối quan hệ tác động qua lại giữa các nhân tố sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại môi trường sống của chúng làm thay đổi môi trường.

Chọn C.

Câu 20.8: Diện tích khu phân bố của một loài sinh vật phụ thuộc chủ yếu vào

A. quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái.

B. quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái.

C. quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường.

D. quy luật giới hạn sinh thái.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết môi trường và các nhân tố sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Diện tích khu phân bố của một loài sinh vật phụ thuộc chủ yếu vào quy luật giới hạn sinh thái.

Chọn D.

Câu 20.9: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh vật?

(1) Các loài sinh vật có phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường.

(2) Động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt.

(3) Chỉ có động vật mới phản ứng với nhiệt độ môi trường còn thực vật thì không phản ứng.

(4) Động vật biến nhiệt có khả năng thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên có khả năng thích nghi cao hơn so với động vật hằng nhiệt.

(5) Nhiệt độ không ảnh hưởng đến lượng thức ăn và tốc độ tiêu hóa của động vật.

(6) Nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến tập tính ở động vật.

A. 2.

В. 3.

C. 4.

D. 5.

Phương pháp giải:

Dựa vào nhân tố nhiệt độ.

Lời giải chi tiết:

Chọn B.

Đáp án: (1), (2), (6).

Câu 20.10: Có bao nhiêu ví dụ sau đây mô tả nhịp sinh học ở sinh vật?

(1) Trùng roi xanh tập trung thành mảng trên mặt nước vào buổi sáng và lặn xuống nước vào ban đêm.

(2) Lá ở cây Acacia tortuosa mở ra vào buổi sáng và khép lại vào buổi tối.

(3) Số lượng cá thể trâu rừng tăng lên ở những nơi có nguồn nước.

(4) Khi trời nóng, con người có phản ứng toát mồ hôi.

(5) Thân cây uốn cong về phía có ánh sáng.

(6) Con người ngủ vào ban đêm và thức vào ban ngày.

A. 2.

В. 3.

C. 4.

D. 5.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết nhịp sinh học.

Lời giải chi tiết:

Chọn B.

Đáp án (1), (2), (6).

Câu 20.11: Xác định môi trường sống của một số loài sinh vật trong bảng sau.

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin trong bảng trên.

Lời giải chi tiết:

Câu 20.12: Một người nông dân muốn xây dựng trang trại chăn nuôi tại vùng đồng bằng, ông đã tiến hành khảo sát và thu thập số liệu về nhiệt độ cao nhất và thấp nhất theo tháng ở vùng này cũng như giới hạn sinh thái về nhiệt độ của một số giống vật nuôi. Kết quả khảo sát về nhiệt độ của vùng được minh họa trong biểu đồ Hình 20.1, còn số liệu trong bảng là giới hạn sinh thái về nhiệt độ của bốn giống vật nuôi. Thi gian sinh trưởng từ khi bắt đầu nuôi trong môi trường tự nhiên đến khi xuất chuồng của các giống vật nuôi A, B, C và D tối thiểu là 160 ngày. Giả sử các điều kiện sinh thái khác của môi trường không ảnh hưởng đến sức sống của các giống vật nuôi đang nghiên cứu.

Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về sự sinh trưởng của các giống vật nuôi khi được chăn thả ở vùng này?

a) Nếu người nông dân nuôi giống A ở vùng này sẽ không đạt được năng suất mong muốn.

b) Để đạt năng suất chăn nuôi tốt nhất và lợi nhuận kinh tế cao, người nông dân này nên chọn giống C để chăn nuôi.

c) Nếu muốn nuôi giống D, người nông dân này phải bắt đầu nuôi từ tháng 3.

d) Giống B chỉ có thể sinh trưởng ở vùng này vào các tháng 3, 4, 10 và 1, không đủ 160 ngày để xuất chuồng nên giống này không đáp ứng được năng suất kinh tế.

Phương pháp giải:

Dựa vào Hình 20.1

Lời giải chi tiết:

a - Đ; b - Đ; c - S; d - Đ.

Câu 20.13: Hoàn thành sơ đồ sau đây bằng cách điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

Phương pháp giải:

Dựa vào giới hạn sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Câu 20.14: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau. Đối với thực vật, cường độ và thành phần quang phổ ...(1)... ảnh hưởng đến sự phân bố, thành phần hệ sắc tố và cường độ quang hợp của thực vật. Nhóm cây ...(2)... (bạch đàn, lúa, ngô, phi lao,...) phân bố ở những nơi quang đăng hoặc tầng trên của tán rừng, lá cây có phiến dày, màu xanh nhạt, mô giậu phát triển, lá xếp ...(3)... so với mặt đất, có cường độ quang hợp cao khi cường độ ánh sáng mạnh; nhóm cây ...(4)... (cây ráy, phong lan, vạn niên thanh,...) phân bố ở nơi có ánh sáng yếu hoặc sống dưới bóng của tán cây khác, lá cây có phiến ...(5)..., màu sẫm, không có hoặc có ít mô giậu, lá cây nằm ...(6)..., có cường độ quang hợp cao khi cường độ ánh sáng vừa phải. Độ dài ...(7)... còn ảnh hưởng đến sự phát triển ở thực vật. Ví dụ: Cây cúc ra hoa trong điều kiện ngày ngắn, đêm dài; cây thanh long ra hoa trong điều kiện ngày dài, đêm ngắn.

Đối với động vật, ánh sáng giúp chúng có khả năng ...(8)... trong không gian và nhận biết môi trường xung quanh; nhiều loài động vật di chuyển, di cư dựa vào ánh sáng của ...(9).... Ánh sáng còn ảnh hưởng đến .(10). và cấu tạo của động vật. Các loài động vật hoạt động vào ban ngày (ong, thằn lằn, đại bàng, hươu,...) có cơ quan tiếp nhận ánh sáng ...(11)..., có khả năng phân biệt được màu sắc, màu sắc sặc sỡ để nhận biết đồng loại hoặc là tín hiệu cảnh báo,..., động vật hoạt động về đêm hoặc nơi thiếu ánh sáng có cơ quan thị giác rất phát triển (cú lợn, gấu mèo,...) hoặc ...(12)... nhưng có xúc giác phát triển (chuột chũi,...), chúng thường có màu sắc đơn giản, một số loài cá ở đáy biển sâu còn có cơ quan phát sáng. Ví dụ: Ong định hướng dựa vào ánh sáng mặt trời, cú lợn có mắt to và nhiều tế bào thụ cảm ánh sáng giúp chúng dễ dàng săn mồi vào ban đêm. Nhiều loài động vật có thời kì sinh sản phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng trong ngày (cá hồi, một số côn trùng,...).

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết môi trường và các nhân tố sinh thái.

Lời giải chi tiết:

(1) ánh sáng; (2) ưa sáng; (3) nghiêng; (4) ưa bóng; (5) mỏng; (6) ngang; (7) ngày và đêm; (8) định hướng; (9) Mặt Trời, Mặt Trăng hoặc ngôi sao; (10) tập tính; (1) phát triển; (12) tiêu giảm.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Sinh học 12 Chân trời sáng tạo bài 21

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đội Trưởng Mỹ
    Đội Trưởng Mỹ

    🤩🤩🤩🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 10:18 16/01
  • Mọt sách
    Mọt sách

    😃😃😃😃😃😃😃😃

    Thích Phản hồi 10:18 16/01
  • Bông cải nhỏ
    Bông cải nhỏ

    👍👍👍👍👍👍👍👍👍

    Thích Phản hồi 10:19 16/01
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Sinh học 12 Chân trời sáng tạo

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng