Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Sinh học 12 Chân trời sáng tạo bài Ôn tập chương 6

VnDoc xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Sinh học 12 bài: Ôn tập chương 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sinh học 12.

Bài: Ôn tập chương 6

Câu 1: Trong môi trường nước, cường độ ánh sáng yếu là nguyên nhân dẫn đến sự kém phân hóa về các đặc điểm giải phẫu của lá cây sống chìm trong nước (lá không có mô giậu hay mô giậu gồm một lớp tế bào rất ngắn, diệp lục có trong lớp tế bào biểu bì nhờ đó tăng cường khả năng hấp thụ ánh sáng). Bên cạnh đó, màu sắc của thực vật cũng thay đổi theo sự phân bố của ánh sáng, hiện tượng này được quan sát rõ ở sự phân bố của các loài tảo đỏ, tảo lục và tảo nâu. Trong môi trường nước, sự phân bố của các nhóm tảo từ tầng mặt nước xuống tầng nước sâu theo thứ tự như thế nào? Giải thích nguyên nhân của sự phân bố này.

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin ở đề bài.

Lời giải chi tiết:

Trong môi trường nước, sự phân bố của các nhóm tảo từ mặt nước xuống lớp nước sâu theo thứ tự là tảo lục, tảo nâu, tảo đỏ. Nguyên nhân là do sự phân bố ánh sáng trong môi trường nước, ánh sáng cung cấp cho quá trình quang hợp nằm trong phổ ánh sáng nhìn thấy, ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì mức năng lượng càng cao và có khả năng xuyên sâu qua các tầng nước; ngược lại, ánh sáng có bước sóng càng dài thì mức năng lượng càng thấp nên không có khả năng xuyên sâu. Tảo lục có sắc tố chorophyll a có khả năng hấp thụ ánh sáng đỏ (bước sóng dài nhất) nên phân bố ở tầng mặt, tảo nâu có sắc tố fucoxanthin nên có thể hấp thụ ánh sáng xanh lam và xanh lục nên chúng phân bố ở tầng giữa, tảo đỏ có sắc tố phycobilin có thể hấp thụ ánh sáng xanh tím (bước sóng ngắn) nên tảo đỏ phân bố ở tầng nước sâu.

Câu 2: Thằn lằn đuôi roi (Aspidoscelis uniparens) ở vùng đồng cỏ sa mạc chỉ sinh sản bằng hình thức trinh sinh, trứng phát triển thành cơ thể con mà không qua thụ tinh. Đến mùa sinh sản các cá thể trong quần thể thực hiện hành vi "ve vãn và giao phối" như các loài động vật sinh sản hữu tính.

a) Hãy cho biết tỉ lệ giới tính của quần thể thằn lằn đuôi roi. Giải thích.

b) Hành vi "ve vãn và giao phối" của các cá thể trong quần thể thuộc mối quan hệ nào? Giải thích.

Phương pháp giải:

Thằn lằn đuôi roi (Aspidoscelis uniparens) ở vùng đồng cỏ sa mạc chỉ sinh sản bằng hình thức trinh sinh, trứng phát triển thành cơ thể con mà không qua thụ tinh. Đến mùa sinh sản các cá thể trong quần thể thực hiện hành vi "ve vãn và giao phối" như các loài động vật sinh sản hữu tính.

Lời giải chi tiết:

a) Tỉ lệ giới tính đực : cái = 0: 1 vì trinh sinh là hình thức sinh sản vô tính nên trong quần thể thằn lằn đuôi roi chỉ toàn con cái mà không có con đực.

b) Hành vi "ve vãn và giao phối" thuộc mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể vì nhờ có hành vi này nên số lượng trứng rụng trong mùa sinh sản sẽ tăng lên.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Sinh học 12 Chân trời sáng tạo bài 23

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đậu Phộng
    Đậu Phộng

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 12:25 16/01
  • Mọt sách
    Mọt sách

    😄😄😄😄😄😄😄😄😄

    Thích Phản hồi 12:25 16/01
  • Bông cải nhỏ
    Bông cải nhỏ

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 12:25 16/01
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Sinh học 12 Chân trời sáng tạo

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng