Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Sinh học 12 Chân trời sáng tạo bài Ôn tập chương 2

Giải sách bài tập Sinh học 12 bài: Ôn tập chương 2 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sinh học 12.

Bài: Ôn tập chương 2

Câu 1: Phần thân của thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt, những phần đầu mút của cơ thể (bàn chân, tai, đuôi và mõm) lại có màu đen hoặc màu chocolate. Sự khác biệt về màu sắc lông giữa phần thân và những phần đầu mút của cơ thể thỏ Himalaya là do các tế bào ở những phần đầu mút của cơ thể có khả năng tổng hợp sắc tố làm cho lông có màu, còn các tế bào ở phần thân không có khả năng này.

a) Các nhà khoa học cho rằng màu lông ở thỏ Himalaya là do nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến sự biểu hiện gene. Em hãy đề xuất thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết này.

b) Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về sự biểu hiện màu lông ở thỏ Himalaya?

(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở những phần đầu mút cơ thể nên các gene quy định tổng hợp sắc tố melanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.

(2) Chân thỏ tiếp xúc nhiều với đất có nhiệt độ thấp nên lông ở chân có màu đen.

(3) Các tế bào ở phần thân có nhiệt độ cao hơn đã gây đột biến gene mã hóa enzyme tham gia chuyển hóa melanin, enzyme không được tổng hợp dẫn đến lông ở phần thân có màu trắng.

(4) Sự biểu hiện màu lông ở thỏ Himalaya là do các tế bào ở những phần khác nhau trong cơ thể có hệ gene khác nhau.

Phương pháp giải:

Dựa vào đoạn thông tin ở đề bài.

Lời giải chi tiết:

a) Thí nghiệm:

Sinh trưởng, phát triển thân, lá tốt; khả năng chống chịu khá với sâu đục dây, bọ hà; chống chịu tốt với bệnh xoăn lá và thối đen củ; năng suất củ tươi cao (25,3 - 26,7 tấn/ha); độ bở và độ ngọt cao.

- Cạo một phần lông ở lưng thỏ, sau đó, buộc vào vị trí lưng đã được cạo lông một túi chứa nước đá cho đến khi lông được mọc lại.

- Quan sát màu sắc của phần lông đã mọc lại.

→ Nếu phần lông mọc lại có màu đen chứng tỏ giả thuyết đúng, nếu phần lông mọc lại vẫn có màu trắng chứng tỏ giả thuyết sai.

b) (1)-Đ;(2)-S;(3)-S;(4)-S.

Câu 2: Một người nông dân chọn giống lúa A để gieo trồng. Trong mùa vụ đầu, do chưa có kinh nghiệm canh tác nên chỉ thu hoạch được 5 tấn/ha. Ở các mùa vụ sau, ông đã thay đổi nhiều phương pháp canh tác khác nhau với mong muốn đạt được năng suất cao hơn. Kết quả năng suất của bốn vụ gieo trồng được mô tả trong Hình 1.


a) Hãy giải thích kết quả về năng suất lúa mà người nông dân này đạt được qua các mùa vụ.

b) Nếu muốn tăng năng suất hơn nữa, theo em, có phương pháp nào giúp người nông dân này đạt được mong muốn?

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 1.

Lời giải chi tiết:

a) Do kiểu hình của sinh vật được hình thành do sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường. Các cá thể có cùng kiểu gene nhưng sinh trưởng và phát triển trong các môi trường khác nhau có thể có kiểu hình khác nhau.

Trong mùa vụ 1 và 2, do phương pháp canh tác chưa phù hợp nên lúa cho năng suất thấp; ở các mùa vụ sau, phương pháp canh tác phù hợp nên lúa sinh trưởng và phát triển tốt → đạt năng suất tối đa.

b) Muốn có năng suất cao hơn, người nông dân này có thể:

- Chọn những giống lúa cao sản khác kết hợp với biện pháp, kĩ thuật chăm sóc thích hợp.

- Chủ động gây đột biến hoặc lai tạo để tạo ra các biến dị quý hay nhập nội các giống cây cho năng suất cao, thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng.

Câu 3: Lai hữu tính là phương pháp cho giao phấn những cá thể thuộc các dòng khác nhau trong cùng một giống hoặc các giống khác nhau nhằm phát huy ưu thế lai cho đời con, nhờ đó nâng cao năng suất và sức sống của cây trồng. Tuỳ theo mục đích của công tác chọn giống mà có thể áp dụng các phương pháp lai khác nhau để tạo ra các giống cây trồng mong muốn. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai khi nói về phương pháp lai hữu tính?

a) Lai hữu tính là cách thức con người chủ động tạo ra các biến dị bằng cách cho các giống khác nhau lai với nhau.

b) Cơ sở di truyền học của phương pháp lai hữu tính là sự tổ hợp vật chất di truyền của các giống cây trồng khác nhau.

c) Giống lúa ST25 và MV2, giống ngô TM181, sầu riêng monthong đều được tạo ra nhờ phương pháp lai hữu tính.

d) Các bước tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính được tiền hành theo trình tự: (1) Lựa chọn cá thể lai có ưu thế lai cao nhất; (2) Tạo các dòng thuần chủng từ các giống thu thập được; (3) Lai các cặp bố mẹ thuộc các dòng thuần chủng khác nhau để tạo cá thể lai; (4) Thu thập các giống có đặc tính quý.

Phương pháp giải:

Lai hữu tính là phương pháp cho giao phấn những cá thể thuộc các dòng khác nhau trong cùng một giống hoặc các giống khác nhau nhằm phát huy ưu thế lai cho đời con, nhờ đó nâng cao năng suất và sức sống của cây trồng.

Lời giải chi tiết:

a - Đ; b - Đ; c - S; d - S.

Câu 4: Khi cho lúa thân cao, bông nhiều, hạt dài, chín sớm lai với lúa thân thấp, bông ít, hạt tròn, chín muộn thu được thế hệ sau 10% lúa thân cao, bông nhiều, hạt dài, chín sớm. Ở một địa phương X, có hai dòng lúa thuần chủng, trong đó một dòng thuần chủng về thân cao, dòng còn lại thuần chủng về hạt dài. Để cải tiến giống địa phương, người ta đã nhập nội hai dòng lúa mới từ một địa phương khác, trong đó một dòng thuần chủng về bông nhiều và dòng còn lại thuần chủng về chín sớm. Tuy nhiên, mỗi dòng này chỉ mang một đặc điểm có lợi duy nhất. Người nông dân muốn tạo ra giống lúa ưu thế lai TV mang cả bốn đặc điểm trên cho những vụ thu hoạch tiếp theo. Em hãy cho biết phương pháp nào có thể tạo ra giống lúa TTV. Lập sơ đồ lai minh hoạ.

Phương pháp giải:

Dựa vào đoạn thông tin trên.

Lời giải chi tiết:

Tính trạng thân cao, bông nhiều, hạt dài, chín sớm là các tính trạng trội.

- Quy ước gene: A: thân cao > a: thân thấp; B: bông nhiều > b: bông ít; D: hạt dài > d: hạt tròn; E: chín sớm > e: chín muộn.

- Hai giống lúa địa phương có kiểu gene: AAbbddee và aabbDDee.

- Hai giống lúa nhập nội có kiểu gene là: aaBBddee và aabbddEE.

- Có thể dùng phương pháp lai khác dòng kép để tạo giống TTV mang ưu thế lai cao.

- Sơ đồ lai minh họa:

AAbbddee xaabbDDee →AabbDdee

aaBBddee xaabbddEE →aaBbddEe

AabbDdee xaaBbddEe →AaBbDdEe.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Sinh học 12 Chân trời sáng tạo bài 13

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    ☝☝☝☝☝☝☝☝

    Thích Phản hồi 18:42 15/01
  • Đen2017
    Đen2017

    🙂🙂🙂🙂🙂🙂🙂

    Thích Phản hồi 18:42 15/01
  • Bảo Bình
    Bảo Bình

    😃😃😃😃😃😃😃😃😃😃

    Thích Phản hồi 18:42 15/01
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Sinh học 12 Chân trời sáng tạo

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng