Giải SGK Đạo đức 4 Cánh diều bài 10
Giải SGK Đạo đức 4 CD bài 10: Em nuôi dưỡng quan hệ bạn bè
VnDoc.com xin giới thiệu hướng dẫn Giải SGK Đạo đức 4 Cánh diều bài 10: Em nuôi dưỡng quan hệ bạn bè sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Đạo đức lớp 4 sách giáo khoa Cánh diều mới. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo chi tiết dưới đây.
KHỞI ĐỘNG
Nghe hoặc hát theo nhịp bài hát Lớp chúng ta đoàn kết của nhạc sỹ Mộng Lân và trả lời câu hỏi
Câu hỏi:
a. Tập thể lớp trong bài hát trên là một lớp học như thế nào?
b. Các thành viên trong lớp đã làm gì để tạo nên một lớp học như thế?
Bài giải:
a. Tập thể lớp trong bài hát trên là một lớp học: vui vẻ, đoàn kết
b. Để tạo nên một lớp học như thế, các thành viên trong lớp đã: quý mến nhau, luôn thi đua học chăm, quyết tâm đoàn kết
KHÁM PHÁ
1. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi.
BỐN NĂM CÕNG BẠN ĐẾN TRƯỜNG
(Theo Thanh Hiếu/VOV Miền Trung)
Câu hỏi:
a. Em có nhận xét gì về tình bạn của hai nhân vật trong câu chuyện trên ?
b. Theo em, tình bạn đẹp sẽ mang lại ý nghĩa gì đối với mỗi người?
Bài giải:
a. Em có nhận xét về tình bạn của hai nhân vật trong câu chuyện trên: Đó là một tình bạn đẹp.
b. Theo em, tình bạn đẹp sẽ mang lại ý nghĩa đối với mỗi người: Làm cho những nguòi bạn trở nên vui vẻ hơn, có cuộc sống tốt đẹp hơn.
2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Câu hỏi:
a. Tranh nào thể hiện việc làm nhằm duy trì mối quan hệ bạn bè?
b. Em hãy nêu một số việc làm khác nhằm duy trì mối quan hệ bạn bè.
Bài giải:
a. Tranh 1, 2, 3, 5, 6 thể hiện việc làm nhằm duy trì mối quan hệ bạn bè.
b. Một số việc làm khác nhằm duy trì mối quan hệ bạn bè:
- Rủ bạn cùng chơi đá cầu.
- Đến thăm khi bạn ốm.
- Cho bạn xem chung sách nếu không may bạn quên.
LUYỆN TẬP
1. Bày tỏ ý kiến
a. Người bạn tốt là người ủng hộ mình mọi lúc, mọi nơi.
b. Tình bạn đẹp giúp chúng ta thêm vui vẻ và ngày càng hoàn thiện bản thân.
c. Chỉ cần xây dựng tình bạn ở trường học.
d. Chỉ làm bạn với những người có cùng hoàn cảnh.
e. Bạn bè phải giúp nhau cùng tiến bộ về mọi mặt.
Bài giải:
a. Không đồng tình vì: người bạn tốt sẽ chỉ ủng hộ mình với những việc làm đúng. Còn nếu mình làm sai thì bạn phải nhắc nhở, chỉ bảo.
b. Đồng tình
c. Không đồng tình vì ta cần phải xây dụng tình bạn ở mọi nơi.
d. Không đồng tình vì tình bạn đẹp không phân biệt hoàn cảnh với nhau.
e. Đồng tình
2. Xử lí tình huống
Tình huống 1: Trên đường đi học, Vinh và Thông thấy bạn Tuấn học cùng lớp đang bị hai bạn khác bắt nạt. Vinh muốn giúp Tuấn nhưng chưa biết làm cách nào. Thông liền ngăn Vinh vì sợ rắc rối.
Câu hỏi 1:
a. Em đồng ý với suy nghĩ của Vinh hay Thông? Vì sao?
b. Nếu gặp trường hợp trên, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Hằng và Nhung là đôi bạn thân. Tuần trước, trong giờ kiểm tra Toán, Nhung không cho Hằng chép bài và yêu cầu bạn phải suy nghĩ tự làm. Từ đó, Hằng giận và không chơi với Nhung nữa vì cho rằng Nhung là người bạn không tốt.
Câu hỏi 2:
a. Em có đồng ý với suy nghĩ của Hằng không? Vì sao?
b. Nếu là Nhung, em sẽ làm gì?
Tình huống 3: Tuấn và Giang là đôi bạn thân cùng xóm. Từ ngày mẹ mất, gia đình Tuấn lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Tuấn cảm thấy tự tỉ và luôn tránh mặt Giang.
Câu hỏi 3: Nếu là Giang em sẽ làm gì?
Bài giải:
Câu hỏi 1:
a. Em đồng ý với suy nghĩ của Vinh. Vì hành động bạn nạt bạn của các bạn kia là sai trái, cần được ngăn chặn.
b. Nếu gặp trường hợp trên, em sẽ: ngăn hai bạn kia bắt nạt Tuấn. nếu không được, em sẽ gọi người lớn đến giúp đỡ rồi hôm sau trình báo lại với giáo viên.
Câu hỏi 2:
a. Em không đồng ý với suy nghĩ của Hằng không. Vì mỗi người cần phải có ý thức tự giác học tập. hành động chép bài của bạn là sai trái, không tốt.
b. Nếu là Nhung, em sẽ giải thích cho bạn hiểu để bạn tự làm.
Câu hỏi 3: Nếu là Giang em sẽ: chủ động đến nhà chơi với Tuấn,cùng trò chuyện với bạn ấy nhiều hơn.
3. Ứng xử của em.
Chọn cách ứng xử phù hợp với tình huống và giải thích lí do.
Bài giải:
Chọn:
A-5: Khi bạn gặp khó khăn, mình cần phải động viên, giúp đỡ để bạn có thể vượt qua.
B- 4: Khi mắc khuyết điểm, đôi khi là bạn không nhận ra. mình cần phải chỉ ra để bạn hiểu và sau đó góp ý để bạn sửa sai.
C- 2: Khi bạn có chuyện vui, mình cần chúc mừng bạn.
D- 6: Khi bạn có chuyện buồn, bạn rất cần được an ủi, khích lệ.
E- 1: bạn giận mình vì hiểu lầm mình nên mình cần phải giải thích cho bạn biết để bạn không còn hiểu lầm mình nữa.
G- 3: bạn bị bắt nạt, không thể tự mình chống lại cái xấu, mình cần bênh vực bạn, đẩy lùi cái xấu.
VẬN DỤNG
Câu hỏi 1
Hãy liệt kê một số việc làm tốt và chưa tốt của em khi đối xử với bạn bè trong lớp học.
Bài giải:
Một số việc làm tốt và chưa tốt của em khi đối xử với bạn bè trong lớp học:
- Việc làm tốt:
+ Khi thấy bạn bị ngã, em đã đỡ bạn dậy.
+ Khi thấy cây viết của bạn bị hết mực, em đã cho bạn mượn cây viết khác của em.
- Việc làm chưa tốt:
+ Em và Lan là bạn thân của nhau. Nhưng hôm đó, Lan cứ tránh mặt em và không nói chuyện với em. Em đã giận bạn mà không tìm hiểu lí do.
Câu hỏi 2
Hãy chia sẻ về một tình bạn đẹp của em. Em đã làm gì để duy trì mối quan hệ bạn bè tốt đẹp của mình?
Bài giải:
Chia sẻ về một tình bạn đẹp của em: Em và Hoa chơi với nhau từ năm lớp 1, đến năm lớp 3, gia đình bạn ấy chuyển lên thành phố khác để sinh sống. Chúng em vần thường xuyên giữ liên lạc với nhau bằng cách gọi điện, viết thư kể cho nhau nhau nghe về cuộc sống của mình.
Câu hỏi 3
Em hãy chọn những bông hoa đẹp để tạo thành bình hoa Tình bạn.
Bài giải:
Chọn những bông hoa đẹp để tạo thành bình hoa Tình bạn: Chân thành, Quan tâm, Chia sẻ, Vị tha, Giúp đỡ, Tôn trọng, Tin cậy.
----------------------------------------------
VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải SGK Đạo đức 4 Cánh diều bài 10. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Đạo đức lớp 4 Chân trời sáng tạo, Đạo đức lớp 4 Cánh diều, Đạo đức lớp 4 Kết nối tri thức.
Bài tiếp theo: Giải SGK Đạo đức 4 Cánh diều bài 11