Giải SGK Đạo đức 4 Cánh diều bài 11
Giải SGK Đạo đức 4 CD bài 11: Em quý trọng đồng tiền
VnDoc.com xin giới thiệu hướng dẫn Giải SGK Đạo đức 4 Cánh diều bài 11: Em quý trọng đồng tiền sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Đạo đức lớp 4 sách giáo khoa Cánh diều mới. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo chi tiết dưới đây.
KHÁM PHÁ
1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi:
a. Các nhân vật trong tranh đang sử dụng tiền để làm gì?
b. Em hãy nêu vai trò của tiền.
Bài giải:
a. Các nhân vật trong tranh đang sử dụng tiền để:
1: hai bố con cậu bé mua xe đạp.
2: cậu học sinh biếu cụ già tiền để cụ mua đồ ăn.
3: hai bố con cậu bé mua vé xem phim.
b. Vai trò của tiền: Dùng để trao đổi hàng hóa.
2. Đọc thông tin và trỏ lời câu hỏi
Thông tin 1: Gần trưa, các công nhân xây dựng vẫn phơi mình dưới cái nóng 36 — 57 độ C. Những công việc vốn đã nặng nhọc lại cộng thêm thời tiết này nữa thì vất vả tăng lên gấp bội.
Một bìa giấy hay một nắp hộp bỏ đi nay lại được tận dụng để làm quạt cho người trông xe. Cô bán hàng nước thì đội khăn ướt lên đầu. Còn với người lái xe ôm công nghệ, hành trang không thể thiếu là chai nước uống. Mỗi người một cách để tự mình giải toả cái nóng.
Áp lực từ nắng nóng có lẽ cũng chưa bằng áp lực của tiến độ, của cơm áo gạo tiền với những người lao động.
(Theo vtv.vn/xd-hoi/nguoi-dơn-lgo-dong-vdt-va-muu-sinh-duơi-nang- nong-20220628052729641.htm)
Thông tin 2: Hằng ngày hết làm ngoài đồng, chị Lan lại đạp xe xuôi ngược mua vỏ chai, phế liệu. Chị Lan nói: “Khi đi mua vỏ chai, phế liệu tôi luôn hỏi xin chủ nhà những bộ sách cũ về cho con. Người ta thương đôi khi cho thêm những mẩu bút chì, giấy viết, mình đem về đóng thành vở viết, tiết kiệm được đồng nào mừng đồng đó, để dành dụm nuôi con lâu dài.”.
(Theo tuoitre.vn/lam-lu-nuoi-con-an-hoc-nen-nguoi-540557htm)
a. Theo em, đâu là những khó khăn của người lao động khi kiếm tiền?
b. Vì sao em phải quý trọng đồng tiền?
Bài giải:
a. Theo em, những khó khăn của người lao động khi kiếm tiền là: khó khăn về điều kiện thời tiết, thời gian, tài chính.
b. Em phải quý trọng đồng tiền vì: kiếm được đồng tiền rất cực nhọc.
3. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
Câu hỏi:
a. Em hãy lựa chọn hình ảnh phù hợp với việc biết bảo quản, tiết kiệm tiền.
b. Em hãy kể thêm các cách khác để bảo quản, tiết kiệm tiền.
Bài giải:
a. Lựa chọn hình ảnh 5 phù hợp với việc biết bảo quản, tiết kiệm tiền:
b. Kể thêm các cách khác để bảo quản, tiết kiệm tiền:
- Em sẽ tận dụng những trang giấy trắng của cuốn vở năm ngoái không dùng đến nữa để làm giấy nháp.
- Mỗi khi nhận được lì xì tết, em sẽ bỏ lợn tiết kiệm.
LUYỆN TẬP
1. Em đồng tình hay không đổng tình với việc làm nào dưới đây? Vì sao?
a. Thấy một chiếc bút màu sắp gãy, Hoa liền mạnh tay làm hỏng để mẹ mua cho hộp bút màu mới.
b. Nam không chú ý đến tờ 1 000 đồng vì cho rằng nó không có giá trị.
c. Thấy chiếc cặp đẹp, Ngọc nằng nặc đòi mẹ mua cho bằng được, mặc dù chiếc cặp ở nhà vẫn còn dùng tốt.
d. Hùng cân nhắc rất kĩ việc sử dụng tiền tiết kiệm để mug đồ chơi.
e. Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, Lan nói với mẹ: “Mặc lại quần áo cũ vẫn được mẹ ạ”.
g. Hoa xếp ngay ngắn những tờ tiền mẹ cho và trân trọng nó vì đây là công sức lao động vất vả của mẹ.
Bài giải:
a. Không đồng tình vì hành vi của Hoa là đang phá hoại tiền của.
b. Không đồng tình vì Nam chưa biết quý trọng giá trị của tiền.
c. Không đồng tình vì Ngọc chư biết sử dụng tiền đúng chỗ và hợp lí.
e,g. Đồng tình vì các bạn đã biết quý trọng đồng tiền của bố mẹ.
2. Bày tỏ ý kiến
a. Mua sắm quần áo, đồ dùng, đồ chơi, quà bánh,... đúng mức, phù hợp với hoàn cảnh gia đình chính là thể hiện việc quý trọng đồng tiền.
b. Biết bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình là biểu hiện của quý trọng đồng tiền.
c. Tiết kiệm tiền là quý trọng đồng tiền.
d. Trẻ em chưa làm ra tiền nên không cần phải quý trọng đồng tiền.
Bài giải:
a, b, c: đồng tình vì Quý trọng đồng tiền được thể hiện thông qua việc sử dụng hợp lí, bảo quản và tiết kiệm tiền.
d: Không đồng tình vì: trẻ em chưa làm ra tiền thì cần phải biết quý trọng đồng tiền hơn.
3. Xử lí tình huống
Tình huống 1: Hùng nói với em sẽ sử dụng tất cả số tiền được lì xì để chơi điện tử và mua đồ chơi mới, nếu còn chưa đủ thì sẽ xin thêm tiền bố mẹ.
Câu hỏi 1: Em sẽ khuyên Hùng như thế nào?
Tình huống 2: Kim kể với em là vừa được mẹ mua cho bộ quần áo mới nhưng Kim lại không thích nên sẽ xin mẹ mua bộ khác.
Câu hỏi 2: Em sẽ khuyên Kim như thế nào?
Tình huống 3: Mẹ hỏi ý em về việc mua thêm một cái mũ đẹp để đi dã ngoại với lớp vào tuần sau. Trong khi đó, em đã có hai cái mũ cũ và còn dùng tốt.
Câu hỏi 3: Em sẽ làm gì trong trường hợp này?
Bài giải:
Câu hỏi 1: Em sẽ khuyên Hùng không nên làm như thế vì sẽ rất lãng phí và mục đích sử dụng tiền không chính đáng. Hùng nên dùng số tiền đó để mua sách vở, đồ dùng học tập.
Câu hỏi 2: Em sẽ khuyên Kim không nên xin mẹ mua bộ khác. Vì mẹ đã cất công mua đồ mới cho mình, dù chưa thích lắm nhưng cũng nên sủ dụng để mẹ vui. Còn nếu bỏ đi thì sẽ rất lãng phí.
Câu hỏi 3: Trong trường hợp này, em sẽ: đưa cho mẹ xem 2 cái mũ mà mình có và nói với mẹ không cần phải mua thêm mà sẽ sử dụng một trong hai cái cũ.
VẬN DỤNG
Câu hỏi 1. Em hãy sưu tẩm và kể một câu chuyện về quý trọng tiền.
Câu hỏi 2. Chia sẻ những việc em đã và sẽ làm để bảo quản, tiết kiệm tiền.
Câu hỏi 3. Nói chuyện với bố mẹ để hiểu thêm về sự vất vả khi kiếm tiền.
Bài giải:
Câu hỏi 1. Kể một câu chuyện về quý trọng tiền: Ba năm rồi, em không thấy Hà có một bộ áo quần mới nào, em hỏi thì bạn ấy trả lời: "Nhà tớ nghèo lắm, bố mẹ tớ phải vất vả kiếm tiền mới đủ lo bữa cơm cho ba chị em tớ. Tớ không muốn xin bố mẹ mua đồ mới vì như thế sẽ tạo thêm gắng nặng cho bố mẹ. Với lại, áo quần cũ của tớ vẫn còn tốt, vẫn còn mặc lại được. "
Câu hỏi 2. Chia sẻ những việc em đã và sẽ làm để bảo quản, tiết kiệm tiền:
- Mỗi lần được người lớn cho tiền, em sẽ bỏ vào lợn tiết kiệm.
- Những đồ dùng còn dùng được thì em sẽ không đòi bố mẹ mua cái mới.
Câu hỏi 3. HS tự thục hành.
----------------------------------------------
VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải SGK Đạo đức 4 Cánh diều bài 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Đạo đức lớp 4 Chân trời sáng tạo, Đạo đức lớp 4 Cánh diều, Đạo đức lớp 4 Kết nối tri thức.
Bài tiếp theo: Giải SGK Đạo đức 4 Cánh diều bài 12