Giải SGK Đạo đức 4 Cánh diều bài 12

VnDoc.com xin giới thiệu hướng dẫn Giải SGK Đạo đức 4 Cánh diều bài 12: Em thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Đạo đức lớp 4 sách giáo khoa Cánh diều mới. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo chi tiết dưới đây.

KHỞI ĐỘNG

Em häy kể tên một số ngày lễ, tết dành cho trẻ em và nêu một số hoạt động thường diễn ra trong các ngày đó.

Bài giải:

Một số ngày lễ, tết dành cho trẻ em và nêu một số hoạt động thường diễn ra trong các ngày đó:

- Tết thiếu nhi 01/06: Chúng em sẽ được các bác, anh, chị trong tổ/xóm sẽ tổ chức tiệc ngọt gồm bánh kẹo, hoa quả, và vui ca văn nghệ ở nhà văn hóa.

- Rằm trung thu 15/08: Chúng em sẽ được các bác, anh, chị trong tổ/xóm sẽ tổ chức tiệc ngọt gồm bánh kẹo, hoa quả, và vui ca văn nghệ ở nhà văn hóa và đi rước đèn xung quanh thôn xóm.

KHÁM PHÁ

1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Giải SGK Đạo đức 4 Cánh diều bài 12

Câu hỏi:

a. Các tranh trên nói đến các quyền nào của trẻ em?

b. Em hãy kể thêm các quyền khác của trẻ em.

Bài giải:

a. Các tranh trên nói đến các quyền của trẻ em:

(1): Bảo vệ thân thể.

(2): Học tập

(3): Tự do ngôn luận.

(4): Nuôi dưỡng.

b. Kể thêm các quyền khác của trẻ em: quyền sống, quyền được khai sinh và có quốc tịch, quyền về tài sản, quyền tự do tín ngưỡng, quyền bí mật đời sống riêng tư....

2. Em hãy đọc 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi:

a. Bác Hồ đã dạy trẻ em cần thực hiện những bổn phận nào?

b. Em hãy kể thêm một số bổn phận mà trẻ em cần thực hiện.

Bài giải:

a. Bác Hồ đã dạy trẻ em cần thực hiện những bổn phận: yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, học tập, lao động, đoàn kết, kỉ luật, giữ gìn vệ sinh, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

b. Kể thêm một số bổn phận mà trẻ em cần thực hiện:

- Phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác

- Phải thực hiện tốt nghĩa vụ và bổn phận của mình

- Hiểu sự quan tâm của mỗi người đối với mình. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.

3. Đọc ý kiến và trả lời câu hỏi

a. Thực hiện tốt quyền trẻ em, giúp trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

b. Thực hiện tốt quyền trẻ em, giúp trẻ em được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, vui chơi, giải trí, được sống và phát triển lành mạnh, bình đẳng, hạnh phúc.

c. Hiểu biết quyền trẻ em, giúp em bảo vệ lợi ích chính đáng của bản thân và tôn trọng quyển của người khác.

d. Thực hiện tốt các bổn phận của trẻ em sẽ giúp em được rèn luyện để trở thành những công dân có ích.

e. Thực hiện tốt các bổn phận của trẻ em giúp em được mọi người yêu quý hơn.

g. Chúng ta cần thực hiện tốt các bổn phận của trẻ em, vì đó là trách nhiệm của trẻ em và cũng nhằm để thể hiện quyền trẻ em.

Câu hỏi:

a. Vì sao phải thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em?

b. Em hãy nêu thêm ý nghĩa của việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

Bài giải:

a. Phải thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em vì: để bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em. Giúp các em ý thức được những bổn phận của mình để có trách nhiệm hơn với xã hội.

b. Nêu thêm ý nghĩa của việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em:

- Là điều kiện cần thiết để trẻ em phát triển đầy đủ, toàn diện về thể chất và tinh thần.

- Thực hiện quyền trẻ em đảm bảo cho trẻ em được sống, phát triển trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, lành mạnh...

LUYỆN TẬP

1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

Giải SGK Đạo đức 4 Cánh diều bài 12

Giải SGK Đạo đức 4 Cánh diều bài 12

Câu hỏi:

a. Các bạn trong tranh đã thực hiện quyền và bổn phận nào?

b. Hãy kể một số quyền và bổn phận của trẻ em mà bản thân đã thực hiện.

Bài giải:

a. Các bạn trong tranh đã thực hiện quyền và bổn phận:

(1): Bổn phận: Tuân thủ và chấp hành pháp luật

(2): Bổn phận: Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già

(3): Bổn phận: Yêu quê hương, đất nước

(4): Bổn phận: Tôn trọng quyền riêng tư của người khác.

(5): Quyền: Quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

b. Kể một số quyền và bổn phận của trẻ em mà bản thân đã thực hiện:

- Quyền:

+ Quyền được khai sinh

+ Quyền vui chơi, giải trí

+ Quyền được sống chung với cha, mẹ

- Bổn phận:

+ Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường

+ Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi...

2. Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến nào dưới đây

a. Trẻ em cần được người lớn chăm sóc nên không phải thực hiện bổn phận gì.

b. Trẻ em cần tôn trọng quyền, danh dự và nhân phẩm của người khác.

c. Trẻ em được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.

d. Trẻ em có quyền đi học, đến trường và được tạo điều kiện để học tập tốt.

e. Cần thực hiện quyền của trẻ em, vì trẻ em là tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc.

Bài giải:

- Đồng tình: b, c, d, e

- Không đồng tình: a.

3. Xử lí tình huống

Tình huống 1: An có năng khiếu và đam mê vẽ tranh, vì vậy An muốn bố mẹ đăng kí cho em tham gia lớp học vẽ để phát triển tài năng. Tuy nhiên, bố mẹ lại đăng kí cho An học đàn.

Câu hỏi 1: Nếu là An, em sẽ ứng xử như thế nào?

Tình huống 2: Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ vừa sinh thêm em bé nên bố muốn Huệ học xong tiểu học thì nghỉ ở nhà trông em cho bố mẹ đi làm.

Câu hỏi 2: Nế là Huệ, em sẽ ứng xử như thế nào?

Tình huống 3: Hiển muốn đề xuất với nhà trường tổ chức một buổi tuyên truyền về phòng tránh xâm hại. Tuy nhiên, Hiển băn khoăn không biết mình có quyền để xuất vấn đề này không?

Câu hỏi 3: Nếu là bạn của Hiển, em sẽ ứng xử như thế nào?

Tình huống 4: Thấy Hoa tươi cười chào hỏi các bác bảo vệ, lao công của trường, Thuỷ nói: “Chúng mình chỉ cần lễ phép, chào hỏi thầy cô giáo thôi, đâu cần phải chào hỏi các bác bảo vệ, cô lao công. `.

Câu hỏi 4: Nếu là Hoa, em sẽ ứng xử như thế nào?

Tình huống 5: Lan kể với bạn việc được mẹ giao dọn dẹp nhà cửa, nhặt rau, nấu cơm nhưng Lan cho rằng mình còn nhỏ nên không phải làm.

Câu hỏi 5: Nếu là bạn của Lan, em sẽ khuyên Lan như thế nào?

Tình huống 6: Trước khi rời khỏi lớp học, An luôn nhớ tắt quạt và bóng đèn. An còn nhắc nhở các bạn trong lớp cùng thực hiện nhưng Hiếu cho rằng đây là việc của các chú bảo vệ, mình không phải làm.

Câu hỏi 6: Nếu là An, em sẽ khuyên Hiếu như thế nào?

Bài giải:

Câu hỏi 1: Nếu là An, em sẽ thuyết phục bố mẹ cho mình đi theo sở thích và năng khiếu của mình vì như vậy sẽ tốt và có hiệu quả hơn.

Câu hỏi 2: Nếu là Huệ, em sẽ xin phép bố mẹ để được tiếp tục đến trường và hứa là ngoài giờ học ở trường sẽ phụ giúp bố mẹ những công việc khác trong khả năng của mình.

Câu hỏi 3: Nếu là bạn của Hiển, em sẽ khuyên bạn ấy nên mạnh dạn đề xuất ý kiến với nhà trường vì đó là quyền tự do ngôn luận, xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Câu hỏi 4: Nếu là Hoa, em sẽ nói với bạn rằng: Các bác bảo vệ cô lao công đã rất vất vả vì chúng mình, mình cần phải lễ phép, kính trọng với họ.

Câu hỏi 5: Nếu là bạn của Lan, em sẽ khuyên Lan thực hiện những công việc mẹ giao vì đó là những công việc nằm trong khả năng của mình, mình phải thực hiện bổn phận của bạn thân với gia đình là giúp đỡ bố mẹ.

Câu hỏi 6: Nếu là An, em sẽ khuyên Hiếu: đây là bổn phận mà mình cần thực hiện với nhà trường để tránh lãng phí tiền bạc của xã hội

VẬN DỤNG

Câu hỏi 1

Chia sẻ với bạn về một lần em được giúp đỡ thực hiện quyển và một số bổn phận mà em đã thực hiện.

Bài giải:

Chia sẻ với bạn về một lần em được giúp đỡ thực hiện quyền và một số bổn phận mà em đã thực hiện: Trong đợt đại dịch covid vừa rồi, khi thấy súc khỏe có vấn đề, em đã đến trạm y tế xã và được hỗ trợ test covid. Kết quả là em bị dương tính. Em đã được các cô y tá hướng dẫn cách tự chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Câu hỏi 2

Em cùng bạn xây dựng bảng nói về một số quyền và bổn phận của trẻ em bằng các từ dễ nhớ. Sau đó dán ở cuối lớp để thực hiện và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

Bài giải:

Em cùng bạn xây dựng bảng nói về một số quyền và bổn phận của trẻ em bằng các từ dễ nhớ. Sau đó dán ở cuối lớp để thực hiện và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

QuyềnBổn phận

- Sống

- Khai sinh

- Chăm sóc, nuôi dưỡng

- Giáo dục

- Đoàn tụ

- Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo

- Giữ gìn, bảo vệ tài sản

- Tố giác hành vi vi phạm pháp luật

- Không rời bỏ gia đình sống lang thang

----------------------------------------------

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải SGK Đạo đức 4 Cánh diều bài 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Đạo đức lớp 4 Chân trời sáng tạo, Đạo đức lớp 4 Cánh diều, Đạo đức lớp 4 Kết nối tri thức.

Đánh giá bài viết
1 110
Sắp xếp theo

    Đạo đức lớp 4 Cánh diều

    Xem thêm