Giải Vở bài tập Địa lí 4 bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn

Giải Vở bài tập Địa lí 4 bài 2

Giải Vở bài tập Địa lí lớp 4 bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập trang 11, 12, 13 VBT địa lí 4 cho các em học sinh tham khảo củng cố các kiến thức về Địa lí 4 tập 1. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Hướng dẫn giải Vở bài tập Địa lí lớp 4 bài 2

Bài 1. (trang 11 VBT Địa Lí 4): Đánh dấu x vào ô trống trước những ý đúng

Dân tộc ít người là dân tộc:

Sống ở miền núi

Có số dân ít

Ở nhà sàn

Có trang phục cầu kì, sặc sỡ

Lời giải:

X

Sống ở miền núi

X

Có số dân ít

Ở nhà sàn

X

Có trang phục cầu kì, sặc sỡ


Bài 2. (trang 11 VBT Địa Lí 4): a. Quan sát bảng số liệu trang 73 trong SGK, hãy sắp xếp tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn cư trú từ nơi cao đến nơi thấp vào các ô trống sau:

b. Chọn các từ ngữ dưới đây rồi điền vào chỗ trống cho phù hợp:

Giống nhau; riêng; đơn giản; sặc sỡ; công phu

Lời giải:

a)

Dân tộc

Dân tộc

Dân tộc

Mông

Dao

Thái

b)- Ở Hoàng Liên Sơn, mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng. Trang phục của các dân tộc ít người được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ.

Bài 3. (trang 12 VBT Địa Lí 4): Ghi tên các dân tộc: Mông, Dao, Thái dưới mỗi hình cho đúng.

Lời giải:

Giải Vở bài tập Địa lí lớp 4 bài 2

Bài 4. (trang 12 VBT Địa Lí 4):

a. Hãy quan sát hình bên và mô tả nhà sàn.

b. Hãy giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở.

Lời giải:

a) Nhà sàn là một kiểu nhà được xây dựng trên những cột phía trên mặt đất hoặc mặt nước. Tuy nhiên nhìn chung vật liệu để xây dựng nhà sàn dân tộc không mấy khác nhau, chủ yếu là gỗ, song, mây, tre, bương, vầu được khai thác trong các khu rừng nhiệt đới. Thường mái của nhà sàn được thiết kế với độ dốc lớn, có dạng 2 mái, 3 mái, và 4 mái với vật liệu lá gồi, tránh hay ngói âm dương.

b) Thường kiến trúc nhà sàn được xây dựng trên những khu đất vùng cao để tránh thú dữ, chăn nuôi vật ở bên dưới sàn.

Bài 5. (trang 13 VBT Địa Lí 4): Kể về một lễ hội ở Hoàng Liên Sơn mà em biết (qua sách, báo, ti vi).

Lời giải:

Roóng Poọc - Lễ hội xuống đồng của người Dáy Tả Van

Ngày thìn đầu tiên của tháng giêng là ngày người dân tộc Dáy ở xã Tả Van, huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai) mở hội xuân Roóng Poọc. Khu vực khai hội Roóng Poọc nằm cạnh khu bãi đá cổ Tả Van và dòng suối Mường Hoa đẹp nhất vùng cao Sa Pa. Mở đầu lễ hội Roóng Poọc già làng nổi hồi chiêng cổ cùng với dàn khèn Pí Lè tấu khúc nhạc vui chào xuân mới đang đến và mừng khách hiền từ bản trên, làng dưới tới dự hội xuống đồng đầu năm của bản Tả Van. Một cây nêu cao to được trai bản chọn từ cây tre rừng đẹp nhất núi Hoàng Liên mang về dựng giữa trung tâm lễ hội Roóng Poọc và cây nêu chỉ được hạ xuống khi lễ hội dừng vui khi hoàng hôn trong ngày buông dần xuống núi.

Đánh giá bài viết
39 4.551
Sắp xếp theo

    Giải VBT Địa lý 4

    Xem thêm