Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý 4 bài 3: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn

Giáo án Địa lý 4 bài 3

Giáo án Địa lý 4 bài 3: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn là mẫu giáo án điện tử lớp 4 hay dành cho quý thầy cô tham khảo, để thuận tiện cho việc thiết kế cho mình một bài giảng và giáo án môn Địa lý 4 sống động, trực quan, và lôi cuốn. Chúc các em học sinh và quý thầy cô có tiết học hay!

Bài: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN

A. MỤC TIÊU:

  • Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở HLS
    • Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trống rau và cây ăn quả ….trên nương rẫy, ruộng bậc thang.
    • Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc …
    • Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa ….
  • Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
  • Nhận biết những khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa.
  • HS khá, giỏi: Xác lập được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người: do địa hình dốc, người dân phải sẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bậc thang; miền núi có nhiều khóang sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai thác khoáng sản.

B. CHUẨN BỊ

  • Bản đồ tự nhiên VN
  • Tranh ảnh về dãy núi HLS.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I/ Ổn định:

II/ Kiểm tra bài cũ

- Nêu các đặc điểm về dân cư, sinh hoạt của các dân tộc ở HLS?

- GV nhận xét ghi điểm

III/ Bài mới

1. Giới thiệu bài

- GV ghi tựa bài

2 / Bài giảng

Hoạt động 1:làm viêc cả lớp

- Hãy cho biết người dân ở HLS thường trồng cây gì? ở đâu?

+ Quan sát hình 1 trả lời:

- Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?

- Tại sao phải làm ruộng bậc thang?

- Người dân ở HLS trồng cây gì trên ruộng bậc thang?

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm: Nghề thủ công truyền thống

Bước 1:

+ Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở HLS?

+ Em có nhận xét gì về màu sắc hàng thổ cẩm?

+ Hàng thổ cẩm dùng để làm gì?

Bước 2:

GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời

Hoạt động 3: Làm việc cá nhân

Khai thác khoáng sản

Bước 1: Quan sát hình 3 và mục 3 SGK

- Kể tên một số khoáng sản ở HLS?

- Ở HLS hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?

- Mô tả quy trình sản xuất phân lân?

- Tại sao phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí?

- Ngoài khai thác khoáng sản người dân còn khai thác gì?

Bước 2:

- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời

- GV chốt nội dung bài như SGK

IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:

- Người dân ở HLS làm những nghề gì? nghề nào là chính?

- Dặn HS về nhà học thuộc bài học SGK và xem bài sau.

- Hát

- 2 –3 HS trả lời

- HS nhắc lại

- HS dựa và kênh chữ ở mục 1 trả lời:

- Trồng lúa,ngô, chè …. ở nương rẫy ruộng bậc thang.

- Ở các sườn núi.

- (HS khá, giỏi) - Giúp cho việc giữ nước chóng xói mòn.

- Trồng lúa, ngô, chè ….. và cây ăn quả

- Nhóm thảo luận trả lời:

- Dệt, may, thêu, đan lát, rèn đúc ….

- Có hoa văn độc đáo màu sắc sặc sỡ bền đẹp

- Khăn, mũ,túi, thãm

- Đại diện các nhóm trả lời câu hòi

- Các nhóm khác bổ sung

- Apatít, đồng, chì, kẽm …

- Là apatít, đây là nguyên liệu để sản xuất phân lân.

- (HS khá, giỏi) 2 –3 em nêu.

- (HS khá, giỏi) - Vì khoáng sản dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

- Khai thác gỗ, mây, tre, nứa ….mấm,mộc nhĩ.

- Một số HS trả lời các câu hỏi trên.

- Vài HS đọc lại

Chia sẻ, đánh giá bài viết
13
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Địa lý 4

    Xem thêm