Giáo án Địa lý 4 bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
Giáo án Địa lý 4 bài 2
Giáo án Địa lý 4 bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn là mẫu giáo án điện tử lớp 4 hay dành cho quý thầy cô tham khảo, để thuận tiện cho việc thiết kế cho mình một bài giảng và giáo án môn Địa lý 4 sống động, trực quan, và lôi cuốn. Chúc các em học sinh và quý thầy cô có tiết học hay!
Giáo án Địa lý 4 bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn
Giáo án Địa lý 4 bài 3: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
Bài: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
A. MỤC TIÊU:
- Nêu được tên một số dân tộc ít người ờ Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao …
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn:
- Trang phục: Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ ….
- Nhà sàn được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa
- HS khá giỏi: Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm thấp và thú dữ.
B. CHUẨN BỊ
- Bản đồ địa lí VN
- Tranh ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
I/ Ổn định: II/ Kiểm tra bài cũ - Bài “Dãy Hoàng Liên Sơn” và trả lời câu hỏi SGK. - Nhận xét ghi điểm cho từng hs. III/ Bài mới 1/ Giới thiệu bài - GV ghi tựa bài 2/ Bài giảng 1/ HLS – nơi cư trú của một số dân tộc ít người Hoạt động 1: Làm viêc cá nhân Bước 1: Dựa vào hiểu biết và mục 1 SGK trả lời: - Dân cư ở HLS đông đúc hay thưa thớt so với đồng bằng? - Kể tên các dân tộc ít người ở HLS? - Xếp thứ tự các dân tộc theo địa bàn cư trú thấp đến cao? - Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì? Bước 2: - GV sửa chữavà giúp HS hoàn thiện câu trả lời kết luận 2/ Bản làng với nhà sàn Hoạt động 2:Thảo luận nhóm Bước 1 - Bản làng thường nằm ở đâu? - Bản có nhiều nhà hay ít nhà? - Vì sao một số dân tộc ở HLS sống ở nhà sàn? - Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước? Bước 2: GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời 3/ Chợ phiên, lễ hội,trang phục Hoạt động 3: làm việc cả lớp Bước 1 - Nêu những hoạt động trong chợ phiên? - Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ? - Tại sao chợ bán nhiều hàng hoá này? - Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở HLS? - Lễ hội ở đây được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì? - Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc hình 4, 5 và 6 Bước 2: - GV nhận xét kết luận chốt lại nội dung bài học. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân cư sinh hoạt, trang phục, lể hội của một số dân tộc ở HLS. - Dặn HS về nhà học thuộc bài học SGK và xem bài sau. | - Hát - HS trả lời - 2 HS nhắc lại - Dân cư ở đây thưa thớt hơn ở vùng đồng bằng. - Thái, Mông, Dao - Thái – Dao – Mông. - Người dân thường đi bộ, đi ngựa - HS trả lời từng câu hỏi trước lớp HS dựa vào mục 2 SGK và tranh ảnh trả lời: - Ở sườn núi hoặc thung lũng. - Có ít nhà - (HS khá giỏi) - Để tránh ẩm thấp và thú dữ. - (HS khá, giỏi) - Hiện nay nhiều nơi có nhà sàn lợp ngói. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả - Lớp nhận xét bổ sung - HS dựa vào mục 3 tranh,ảnh về chợ phiên trả lời: - (HS khá, giỏi) - Mua bán, trao đổi hàng hoá - Hàng thổ cẩm, măng, mộc nhĩ … - (HS khá, giỏi) - Vì đó là những hàng hoá người dân tự làm và tự kiếm được - Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng … - Được tổ chức vào mùa xuân,thi hát, múa sạp, múa còn … - (HS khá, giỏi) Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng, thiêu và trang trí công phu màu sắc rực rỡ. - HS trình bày |