Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải vở bài tập Địa Lý 8 bài 36

Giải vở bài tập Địa Lý 8 bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam

Giải vở bài tập Địa Lý 8 bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Bài 1 trang 67 VBT Địa Lí 8: Vẽ các mũi tên và điền nội dung phù hợp để hoàn thành sơ đồ về các nhân tố hình thành đất Việt Nam.

Giải vở bài tập Địa Lý 8 bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam

Lời giải:

Giải vở bài tập Địa Lý 8 bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam

Bài 2 trang 67 VBT Địa Lí 8:

a) Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất chính nước ta theo bảng số liệu sau:

Nhóm đất

Tỉ lệ so với tổng diện tích đất tự nhiên (%)

Đất feralit đồi núi thấp

65

Đất mùn núi cao

11

Đất bồi tụ phù sa

24

b) Nhận xét:

Lời giải:

a)

b) Đất feralit đồi núi thấp chiếm tỉ trọng lớn nhất (65%), sau đó là đất phù sa (24%) và ít nhất là đất núi cao (11%).

Bài 3 trang 68 VBT Địa Lí 8: Hãy điền vào bảng sau các nội dung phù hợp:

Lời giải:

Nhóm đất

Đặc tính chung

Gồm các loại đất chính

Giá trị sử dụng

Đất feralit đồi núi thấp

Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. Có màu đỏ vàng do tích tụ nhiều ôxit sắt và nhôm.

Đất feralit trên đá vôi, đất feralit trên đá ba dan.

Trồng cây công nghiệp và ăn quả.

Đất mùn núi cao

Xốp, nhiều mùn. Màu đen hoặc nâu.

Đất mùn feralit Đất mùn núi cao.

Trồng rừng phòng hộ.

Đất bồi tụ phù sa sông, biển

Phì nhiêu, ít chua, nhiều mùn, giữ nước tốt.

Đất phù sa cổ, phù sa ngọt, đất chua, phèn, mặn.

Trồng cây lương thực, công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả,...

Bài 4 trang 68 VBT Địa Lí 8: Hãy giải thích câu tục ngữ: “Khoai đất lạ, mạ đất quen”.

Lời giải:

“Khoai đất lạ” được hiểu rằng khi các loại rau củ quả được trồng ở những nơi đất mới, ruộng mới sẽ bội thu hơn, nên nhân dân ta thường áp dụng kinh nghiệm này để đổi vụ.

“Mạ đất quen” là do đặc tính cây lúa nếu được trồng quanh năm ở nơi đất quen sẽ phát triển tốt hơn, người nông dân cần gieo đúng mùa vụ và nắm được đặc tính cây lúa sẽ chăm sóc được tốt và bội thu hơn.

Bài 5 trang 69 VBT Địa Lí 8: Nối nội dung bên phải với nội dung bên trái để thấy xu hướng biến động (tăng hoặc giảm) trong việc sử dụng đất ở nước ta hiện nay.

Giải vở bài tập Địa Lý 8 bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam

Lời giải:

Giải vở bài tập Địa Lý 8 bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam

Ngoài các bài Giải Vở BT Địa Lí 8 trên các bạn tham khảo thêm tài liệu Địa lý lớp 8, Giải bài tập Địa lý 8, Tài liệu học tập lớp 8, Giải bài tập SGK Địa lý 8 (ngắn gọn)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải VBT Địa Lí 8

    Xem thêm