Giải vở bài tập Ngữ văn 8 bài 5: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Giải vở bài tập Ngữ văn 8: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Giải vở bài tập Ngữ văn 8 bài 5: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây
Giải vở bài tập Ngữ văn 8 bài 4: Lão Hạc
Giải vở bài tập Ngữ văn 8 bài 4: Từ tượng hình, từ tượng thanh
Giải vở bài tập Ngữ văn 8 bài 4: Liên kết các đoạn văn trong văn bản
Câu 1 (Bài tập 1 trang 58 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
Từ ngữ địa phương | Từ ngữ toàn dân tương ứng |
Ba, thầy, tía | Bố |
Bá | Bác |
Trái cây | Quả |
Heo | Lợn |
Chén đĩa | Bát |
Con tru | Con trâu |
Cây viết | Bút |
Chi | Gì |
Bông | Hoa |
Trái thơm | Quả dứa |
Câu 2 (Bài tập 2 trang 59 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
Từ ngữ | Nghĩa | Ví dụ minh họa |
Trượt vỏ chuối | Thi trượt | Nó lười học nên bị trượt vỏ chuối |
Cá chép | Chép bài của bạn | Nó đi cá chép của tao nên mới được điểm như thế |
Quay cóp | Nhìn tài liệu trong giờ thi giờ kiểm tra | Trước khi vào phòng thi, thầy giám thị có dặn không ai được quay cóp trong quá trình làm bài. |
Long bào | Áo của vua | Nhà vua khoác lên mình chiếc long bào |
Trẫm, khanh | Cách xưng hô của nhà vua và của quan thần | Mệnh lệnh trẫm đưa ra các khanh có ý kiến gì không. |
Câu 3 (Bài tập 3 trang 59 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
Đánh dấu cộng đối với trường hợp giao tiếp có thể dùng từ ngữ địa phương, đánh dấu trừ đối với trường hợp giao tiếp không nên dùng.
(a) | (b) | (c) | (d) | (e) | (g) |
+ | - | - | - | - | - |
Ngoài các bài Giải Vở BT Ngữ văn 8 trên các bạn tham khảo thêm tài liệu Ngữ văn lớp 8, Soạn văn lớp 8, Học tốt Ngữ Văn lớp 8, Soạn Văn lớp 8 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 8