Giải vở bài tập Ngữ văn 8 bài 7: Đánh nhau với cối xay gió
Giải vở bài tập Ngữ văn 8: Đánh nhau với cối xay gió
Giải vở bài tập Ngữ văn 8 bài 7: Đánh nhau với cối xay gió được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây
Giải vở bài tập Ngữ văn 8 bài 6: Cô bé bán diêm
Giải vở bài tập Ngữ văn 8 bài 6: Trợ từ, thán từ
Giải vở bài tập Ngữ văn 8 bài 6: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
Câu 1 (Câu 4 trang 79 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
Sự việc | Đôn Ki-hô-tê | Xan-chô Pan-xa |
1 | Nhìn chiếc cối say gió tưởng đó là những gã khổng lồ | Nhận thức được đó là những chiếc cối say gió |
2 | Thúc ngựa chạy tới chiến đấu với những chiếc cối say gió. | Can ngăn chủ những không được |
3 | Khi bị thương, không rên rỉ, kêu la | Rên rỉ, kêu la khi bị thương |
4 | Không ăn vì lúc này chưa cần ăn | Ung dung, thoải mái đánh chén |
5 | Cả đêm không ngủ vì nghĩ tới tình nương | Ngủ một mạch đến sáng |
Câu 2:
Trả lời:
a. Đôn – ki – hô – tê và Xan-chô Pan-xa hoàn toàn tương phản về mọi mặt:
Sự tương phản | Đôn – ki – hô - tê | Xan-chô Pan-xa |
Hình dáng | Gầy gò, cao lênh khênh | Béo lùn |
Tính cách | Hoang đường, ảo tưởng | Thực tế đến thực dụng |
Hành động | Dũng cảm, đương đầu với nguy hiểm Hành động mù quáng, điên rồ | Tránh xa nguy hiểm Hành động tỉnh táo, khôn ngoan |
Cách sinh hoạt | Làm theo sách kiếm hiệp, đau không rên la, bỏ ăn khi thua trận, đêm thức nghĩ đến tình nương | Đau phải kêu rên, đói thì ăn, buồn ngủ phải đi ngủ |
b. Nhận xét: Bản chất của hai cặp tính cách này bổ trợ cho nhau, soi sáng những mặt tốt xấu của nhau.
Câu 3:
Trả lời:
- Hình ảnh Đôn – ki – hô – tê trước và sau trận đấu
Trước trận đấu | Sau trận đấu |
Ảo tưởng chiếc cối say gió là những tên không lồ nên dã quyết kiều mình xông vào để chiến đấu | Đau không rên rỉ, chưa muốn ăn, cả đêm không ngủ để nghĩ tới tình nương. |
- Nhận xét về bút pháp trào phúng và ý nghĩa tiếng cười:
Qua những hành động hoang đường, ảo tưởng làm theo những chuyện kiếm hiệp của Đôn-ki-hô-tê tác giả muốn phê phán lối sống không thực tế, viển vông. Tiếng cười sâu cay bật ra từ những hành động như trò hề của Đôn-ki-hô-tê.
Câu 4:
Trả lời:
Ngoài hai nhân vật chính, trong đoạn trích cũng xuất hiện một nhân vật vô hình cũng tham gia cuộc chiến, thúc đẩy thêm hành động điên rồ của Đôn-ki-hô-tê đó là những chiếc cối xay gió. Khi Đôn-ki-hô-tê thúc ngựa xông lên tấn công những gã khổng lồ tưởng tượng thì vừa lúc đó nổi lên một làn gió nhẹ khiến những chiếc cối xay gió bắt đầu chuyển động. Điều này khiến cho Đôn-ki-hô-tê tin vào sự nghênh chiến của những gã khổng lồ.
Câu 5:
Trả lời:
Hành động “Đánh nhau với cối xay gió” trở thành một điển tích trong văn chương với 2 ý nghĩa:
- Ca ngợi những người anh hùng dám đấu tranh, xả thân để chống lại cái xấu cái ác
- Phê phán lối sống phi thực tế, ảo tưởng, hoang đường, gàn dở.
Ngoài các bài Giải Vở BT Ngữ văn 8 trên các bạn tham khảo thêm tài liệu Ngữ văn lớp 8, Soạn văn lớp 8, Học tốt Ngữ Văn lớp 8, Soạn Văn lớp 8 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 8