Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Vở thực hành Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 6

Giải vở thực hành Ngữ văn 7 bài 6: Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 19 sách Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 7.

Bài: Đồng dao mùa xuân

Bài tập 1 trang 19 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Nhận xét về cách chia khổ của bài thơ.

Trả lời:

- Cách chia khổ của bài thơ đặc biệt ở chỗ: hai khổ thơ đầu có số lượng câu chênh lệch với bảy khổ còn lại. Khổ thơ đầu có ba câu thơ, khổ thơ thứ hai có hai câu thơ, các khổ thơ còn lại mỗi khổ có bốn câu thơ.

- Ý nghĩa của cách chia đó: giới thiệu một cách ngắn gọn hoàn cảnh ra đi của người lính, tạo điểm nhấn cho cả bài thơ.

Bài tập 2 trang 19 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Nhận xét về số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ:

Đặc điểm

Tác dụng

Số tiếng trong mỗi dòng

Cách gieo vần

Ngắt nhịp

Trả lời:

Đặc điểm

Tác dụng

Số tiếng trong mỗi dòng

đều có bốn tiếng.

Giúp cho việc thể hiện nội dung được trọn vẹn, hấp dẫn.

Cách gieo vần

vần cách nhau

Ngắt nhịp

2/2, 3/1

Bài tập 3 trang 19 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Những sự việc chính trong câu chuyện về cuộc đời người lính trẻ:

Trả lời:

Sự việc 1

Sự việc 2

Sự việc 3

Có một người lính tuổi đời còn rất trẻ, còn mê thả diều như vừa qua tuổi thiếu niên.

Theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh lên đường ra mặt trận. Trong một trận chiến ác liệt, anh đã anh dũng hi sinh, vĩnh viễn nằm lại dưới những cánh rừng đại ngàn.

Những hình ảnh hào hùng mà cũng rất đỗi khiêm nhường, dung dị của anh còn mãi trong tâm trí “nhân gian”.

Bài tập 4 trang 20 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Những chi tiết được nhà thơ sử dụng để khắc họa hình ảnh người lính:

Qua những chi tiết đó, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm sau:

Trả lời:
- Những chi tiết được nhà thơ sử dụng để khắc hoạ hình ảnh người lính:

+ Đi vào núi xanh

+ Anh không về nữa

+ Chưa một lần yêu

+ Còn mê thả diều

+ Anh thành ngọn lửa

+ Anh vẫn một mình

+ Ba lô con cóc

+ Tấm áo màu xanh

+ Làn da sốt rét

+ Cái cười hiền lành

+ Anh ngồi lặng lẽ

+ Anh ngồi rực rỡ

+ Mắt như suối biếc

+ Vai đầy núi non

- Qua câu chuyện được kể và các chi tiết miêu tả, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm:

+ Trẻ trung, hồn nhiên, vô tư

+ Quả cảm, hiên ngang

+ Kiên cường, bám trụ

Bài tập 5 trang 20 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Cảm nhận của em về tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ:

Trả lời:

- Cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội, của nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài:

+ Tình đồng đội đồng chí gắn bó, keo sơn

“Anh thành ngọn lửa

Bạn bè mang theo”

+ Tình cảm nhân dân luôn dõi theo với sự trân trọng và biết ơn

“Theo chân người lính

Về từ núi xanh … “

Bài tập 6 trang 20 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Ý nghĩa nhan đề bài thơ Đồng dao mùa xuân:

Trả lời:

- Theo em, tên bài thơ “Đồng dao mùa xuân” gợi nhắc đến mùa xuân hay chính là thanh xuân của con người. Trong số đó là những người lính trẻ hồn nhiên, vô tư nhưng không kém phần quả cảm, kiên trì.

Bài tập 7 trang 20 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân.

Trả lời:

Người lính trong bài thơ là một hình tượng rất đẹp và thiêng liêng. Bằng việc sử dụng thể thơ bốn chữ, kết hợp với cách ngắt dòng, nhịp linh hoạt, Nguyễn Khoa Điềm đã khắc hoạ người chiến sĩ đi ra từ những năm máu lửa thật chân thực. Thời gian đầu, người lính trẻ phải đi vào tận rừng sâu để hành quân, và sau đó anh không về nữa. Anh đã hy sinh để lại một phần con người của mình nơi núi rừng Trường Sơn: ba lô con cóc, tấm áo xanh, nụ cười hiền, làn da sốt rét. Bóng dáng anh lặng lẽ ngồi dưới gốc mai vàng, mùa xuân của đất trời vẫn cứ tới rồi qua đi, còn mùa xuân của những người lính thì xin gửi lại nơi núi rừng – chính nơi mà các anh đã hy sinh cho độc lập dân tộc.

Bài: Thực hành tiếng Việt trang 21

Bài tập 1 trang 21 VTH Ngữ văn 7 Tập 1:

Một ngày hòa bình

Anh không về nữa

Biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong hai dòng thơ trên là:

Tác dụng của biện pháp tu từ đó:

Trả lời:

- Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh.

- Tác dụng của biện pháp tu từ: giảm sự đau thương, mất mát về cái chết của người lính.

Bài tập 2 trang 21 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Một số ví dụ ngoài bài thơ Đồng dao mùa xuân có sử dụng biện pháp tu từ được dùng trong hai dòng thơ ở bài tập 1:

Trả lời:

- Tìm thêm một số ví dụ ngoài bài thơ “Đồng dao mùa xuân” có sử dụng biện pháp tu từ được dùng trong hai dòng thơ Một ngày hòa bình/Anh không về nữa:

+ “Bác đã đi rồi sao Bác ơi

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời” (Bác ơi – Tố Hữu)

+ “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền” (Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Bài tập 3 trang 21 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn dưới đây và tác dụng của biện pháp tu từ đó:

a. Những trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn gì cũng mang vạ vào mình đấy.

- Biện pháp tu từ được sử dụng:

- Tác dụng của biện pháp tu từ đó:

b. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào.

- Biện pháp tu từ được sử dụng:

- Tác dụng của biện pháp tu từ đó:

Trả lời:

- Xác định biện pháp tu từ trong hững câu văn sau và nêu tác dụng:

a. Biện pháp tu từ được sử dụng là nói giảm nói tránh: “nhắm mắt”, “ở đời mà có thói …mình đấy”. Tác dụng làm giảm nhẹ đi tính chất của sự việc được đề cập, giữ phép lịch sự với người nghe.

b. Biện pháp tu từ được sử dụng là “em nghèo sức quá, … như thế nào”. Tác dụng làm giảm nhẹ đi tính chất của sự việc được nói tới, tránh gây cảm giác đau buồn.

Bài tập 4 trang 21 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Những dòng thơ có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Đồng dao mùa xuân.

Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ:

Trả lời:

- Biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Đồng dao mùa xuân:

+ “Có một người lính”

+ “Anh không về nữa”

+ “Anh …”

- Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ: nhấn mạnh hình ảnh người lính bộ đội cụ Hồ dũng cảm, kiên cường.

Bài tập 5 trang 22 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Nghĩa của các từ ngữ núi xanh và máu lửa trong khổ thơ

Có một người lính

Đi vào núi xanh

Những năm máu lửa

- Núi xanh:

- Máu lửa:

Căn cứ để em xác định các nghĩa đó:

Trả lời:

- Xác định nghĩa của từ ngữ núi xanhmáu lửa trong khổ thơ:

+ Núi xanh: chỉ rừng núi hoang sơ, đầy hiểm ngụy

+ Máu lửa: chỉ tính chất nguy hiểm của cuộc chiến tranh đang diễn ra.

- Em căn cứ vào hoàn cảnh ra đi của người lính giai đoạn đất nước đang diễn ra chiến tranh khốc liệt, họ phải đi vào nơi rừng núi để tiếp viện cho quân ta.

Bài tập 6 trang 22 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Sự khác biệt về nghĩa của từ xuân trong các cụm từ ngày xuân, tuổi xuân, đồng dao mùa xuân:

Trả lời:

Ngày xuân

Tuổi xuân

Đồng dao mùa xuân

một ngày bình thường vào mùa xuân.

mốc độ tuổi khi còn trẻ của con người.

vừa ám chỉ ngày xuân của thiên nhiên vừa nói đến tuổi xuân của con người, cụ thể là người lính.

Bài: Gặp lá cơm nếp

Bài tập 1 trang 23 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Sự khác nhau về số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp, chia khổ giữa hai bài thơ Đồng dao mùa xuân và Gặp lá cơm nếp:

Đặc điểm hình thức

Đồng dao mùa xuân

Gặp lá cơm nếp

Số tiếng trong mỗi dòng

Cách gieo vần

Ngắt nhịp

Chia khổ

Trả lời:

Đặc điểm hình thức

Đồng dao mùa xuân

Gặp lá cơm nếp

Số tiếng trong mỗi dòng

đều có bốn tiếng.

5 tiếng.

Cách gieo vần

vần cách nhau

Vần liền

Ngắt nhịp

2/2, 3/1

2/3, 3/2

Chia khổ

Bài thơ gồm có 9 khổ, đa số các khổ đều có bốn dòng thơ, riêng khổ 1 có 3 dòng, khổ 2 có 2 dòng.

ba khổ đầu mỗi khổ bốn dòng, khổ cuối chỉ có hai dòng.

Bài tập 2 trang 23 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình:

Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con:

Trả lời:

- Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con: nhặt lá về đun bếp, thổi cơm nếp.

- Nhận xét:

+ Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ là khi người con xa nhà và nhớ về bát xôi do chính người mẹ nấu.

+ Hình ảnh mẹ trong kí ức của người con: tần tảo nhặt lá về thổi cơm nếp.

Bài tập 3 trang 23 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Tình cảm, cảm xúc của người con thể hiện trong khổ thơ thứ ba:

Những tình cảm, cảm xúc ấy cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”.

Trả lời:

- Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước: nhớ thương tới cả mẹ và đất nước.

- Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện tình cảm, cảm xúc: nhớ lại mùi vị quê hương, nhớ lại người mẹ già ở nhà và gửi gắm nỗi nhớ thương sâu sắc.

- Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp” vì người con đã xa nhà mấy năm, nay gặp lại hương vị quê hương và điều đó đã khiến tác giả nhớ lại người mẹ của mình.

Bài tập 4 trang 24 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Cảm nhận của em về hình ảnh người con trong bài thơ

Trả lời:

- Cảm nhận về hình ảnh người con: người con là một người sống tình cảm, dù đi xa vẫn luôn nhớ về quê hương, gia đình của mình.

Bài tập 5 trang 24 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Tác dụng của thể thơ năm chữ trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ:

Trả lời:

- Thể thơ năm chữ ngắn gọn, cô đọng nội dung câu chuyện, khiến cho việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ trở lên rõ ràng, tự nhiên

Bài tập 6 trang 24 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Trả lời:

Trong bài thơ “Gặp lá cơm nếp”, ta không khỏi xúc động trước nỗi nhớ thương mẹ của người con xa nhà. Cơm nếp là một món ăn quê vô cùng bình dị, gợi nhắc con người ta về quê hương – nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người. Khi gặp được lá cơm nếp, người con đã nhớ tới ngay mùi hương thật lạ mà cũng thật quen thuộc trong kí ức của mình. Trong kí ức đó, hình ảnh người mẹ tần tảo đi nhặt lá hiện lên. Nồi cơm nếp do chính tay người mẹ chắt chiu, nhóm lửa ấy đã để lại biết bao niềm tin yêu trên con đường con đi. Có thể nói, nỗi nhớ thương mẹ của người con rất sâu đậm và nó đã được nâng lên thành nỗi nhớ với đất nước. Tình yêu dành cho mẹ cũng chính là tình yêu dành cho đất nước, là động lực cho con vững bước trong tương lai.

Bài: Trở gió

Bài tập 1 trang 24 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Những chi tiết, hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả gió chướng.

Trả lời:

- Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

+ Để rồi một sớm mai, bỗng nghe hơi thở gió rất gần.

+ Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không.

+ Rồi nó mừng húm

+ chẳng thể hiện nỗi hừng hực, dạt dào của nó – bây giờ lớn thành một dòng gió, xấp mãi, cuống quýt xốc vào tấm tôn bên chái đông đã bị đứt đinh từ mùa trước.

+ Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng.

Bài tập 2 trang 24 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi” khi gió chướng về:

Lí do nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng:

Trả lời:

- Những biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi” khi gió chướng về:

+ Mừng đó rồi bực đó.

+ Sao tôi lại chờ đợi nó

+ đứng trong gió đầm đìa tôi cũng buồn, buồn muốn chết.

+ sắp già thêm một tuổi đây, mình đã kịp sống gì đâu, tay mình vẫn trắng như vầy, …

+ Mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau, tôi gấp rãi ăn … rụng xuống …

- Lí do khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng:

+ Sự chờ đợi đã thành thói quen thời thơ dại.

+ Gió chướng là gió Tết.

Bài tập 3 trang 25 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Lí do tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch”:

Trả lời:

- Tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch” vì:

+ Gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới.

+ Liếp mía đợi gió mới chịu già, nước ngọt và trĩu, … nặng trịch.

+ Vú sữa chín cây lúc lỉu, căng bóng

Bài tập 4 trang 25 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Suy nghĩ của em về câu văn cuối cùng trong văn bản Trở gió

Trả lời:

- Câu văn cuối cùng của văn bản gợi cho em suy nghĩ về nỗi nhớ, sự trăn trở của nhà văn về mùa gió ở quê hương. Tác giả tự hỏi rằng: nếu sau này tác giả đi tới một nơi có đầy đủ những đặc sản quê hương, nhưng liệu còn ai có thể bán một mùa gió đầy kỉ niệm.

Bài tập 5 trang 25 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản:

Trả lời:

- Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản: Đó là một thứ tình cảm hết sức chân thành và giản dị. Tác giả cảm nhận mùa gió chướng bằng tất cả những giác quan của mình, gắn bó với những giai đoạn của quê hương: mùa Tết, mùa thu hoạch. Từ đó, tác giả tự đặt mình vào những trăn trở khi phải đi xa quê, rằng liệu còn có thể cảm nhận được một mùa gió trọn vẹn như thế.

Bài: Thực hành tiếng Việt trang 25

Bài tập 1 trang 25 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Nhận xét của em về cách dùng từ gặp trong bài thơ Gặp lá cơm nếp:

Trả lời:

- Việc dùng từ “gặp” trong nhan đề bài thơ “Gặp lá cơm nếp” khiến cho chủ thể “lá cơm nếp” trở lên gần gũi, tuy lâu ngày không gặp nhưng như có hẹn từ trước.

Bài tập 2 trang 25 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Cách hiểu của em về cụm từ thơm suốt đường con trong khổ thơ:

Mẹ ở đâu, chiều nay

Nhặt lá về đun bếp

Phải mẹ thổi cơm nếp

Mà thơm suốt đường con.

Trả lời:

Cụm từ “thơm suốt đường con” có thể hiểu là mùi hương của cơm nếp thơm thoang thoảng trong trí nhớ của người con.

Bài tập 3 trang 26 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: So sánh nghĩa của từ mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương với nghĩa của nó trong các cụm từ mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị nước giải khát,…

Nghĩa của từ mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương

Nghĩa của từ mùi vị trong các cụm từ mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị nước giải khát

Trả lời:

Nghĩa của từ mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương

Nghĩa của từ mùi vị trong các cụm từ mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị nước giải khát

+ Mùi vị của quê hương chúng ta không thể cảm nhận bằng những cảm nhận thông thường, mà phải thông qua một số sự vật cụ thể.

+ Mùi vị trong những trường hợp trên chúng ta có thể cảm nhận bằng vị giác, khứu giác.

Bài tập 4 trang 26 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Nhận xét về cách kết hợp giữa các từ trong hai dòng thơ Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương.

Hiệu quả của cách kết hợp đó:

Trả lời:

- Nhận xét cách kết hợp giữa các từ trong hai dòng thơ:

+ Dòng đầu: hai danh từ được nối với nhau bằng quan hệ từ “và”

+ Dòng hai: Từ ngữ có mối quan hệ với dòng đầu, hai chủ thể được nhắc đến trong dòng đầu được người con “chia đều” nỗi nhớ thương.

- Hiệu quả của cách kết hợp: Thể hiện được tình cảm, cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm cho người mẹ và đất nước.

Bài tập 5 trang 26 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Chỉ ra biện pháp tu từ trong những câu dưới đây và tác dụng của chúng:

a. Mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau, tôi gấp rãi ăn, gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuống…

- Biện pháp tu từ được sử dụng:

- Tác dụng:

b. Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tình tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không.

- Biện pháp tu từ được sử dụng:

- Tác dụng:

Trả lời:

a. Biện pháp tu từ được sử dụng: điệp ngữ “gấp rãi”, “không”. Tác dụng của biện pháp tu từ: nhấn mạnh cảm xúc bối rối của tác giả khi mùa gió về.

b. Biện pháp tu từ được sử dụng: nhân hoá “sẽ sàng”, so sánh “như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần …không”. Tác dụng của biện pháp tu từ: khiến cho âm thanh của gió gợi hình, gợi cảm hơn.

Bài tập 6 trang 27 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Nhận xét về hiệu quả mà biện pháp tu từ nhân hóa mang lại trong những câu sau:

a. Trời lúc nào cũng mát liu riu, nắng thức rất trễ, tầm tám giờ sáng mới thấy mặt trời ngai ngái lơi lơi, nắng không ra vàng không ra trắng, mây cụm lại rồi rã từng chùm trên đầu.

b. Để rồi một sớm mai, bỗng nghe hơi thở gió rất gần.

Trả lời:

a. Biện pháp tu từ nhân hoá có hiệu quả làm cho sự vật như ánh nắng, mặt trời gần gũi, sống động hơn.

b. Biện pháp tu từ nhân hoá có hiệu quả làm cho tiếng gió thổi rất sống động, gần gũi như con người.

Bài: Chiều sông Thương

Bài tập 1 trang 27 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Chiều sông Thương:

Trả lời:

Thể thơ

năm chữ

Từ ngữ

giản dị, dễ hiểu, sử dụng một số địa danh.

Cách gieo vần

Vần liền

Ngắt nhịp

2/3, 3/2 linh hoạt.

Biện pháp tu từ

so sánh, điệp ngữ, nhân hoá.

Hình ảnh

nắng thu đang trải đầy
đã trăng non múi bưởi
bên cầu con nghé đợi
cả chiều thu sang sông.

Bài tập 2 trang 27 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Vẻ đẹp của sông Thương khi chiều buông:

Trả lời:

Vẻ đẹp của sông Thương khi chiều buông được nhìn một cách rất rộng, từ cảnh vật tới con người:

+ hoa Quan họ nở tím bên sông Thương

+ đám mây trên Việt Yên/rủ bóng về Bố Hạ

+ nước màu đang chảy ngoan

+ mạ đã thò lá mới

+ sắp vàng hoe bốn bên

+ mấy cô coi máy nước/ mắt dài như dao cau

+ con sông màu nâu, màu biếc

+ nắng thu đang trải đầy

+ trăng non múi bưởi

Bài tập 3 trang 27 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ về sông thương, về quê hương quan họ:

- Về sông Thương:

- Về quê hương quan họ:

Trả lời:

- Cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ về sông Thương, về quê hương quan họ đó là: cảm xúc nhẹ nhàng, và đầy tự hào đối với vùng “đất quê mình thịnh vượng”. Bên cạnh đó, tác giả cũng có những suy nghĩ về con người nơi đây hết sức chân phương, giản dị. Qua cảm nhận về cảnh vật, con người, ta thấy tác giả là một người có tình yêu mến thiên nhiên, quê hương tha thiết.

>>> Bài tiếp theo: Giải Vở thực hành Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 7

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải VTH Ngữ văn lớp 7 bài 6: Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 19 sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo Ngữ văn 7 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Đi Bộ
    Gấu Đi Bộ

    😘😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 16:37 17/03
    • Milky Nugget
      Milky Nugget

      😄😄😄😄😄😄😄

      Thích Phản hồi 16:37 17/03
      • Lang băm
        Lang băm

        🙂🙂🙂🙂🙂🙂🙂🙂

        Thích Phản hồi 16:37 17/03
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 7 KNTT Tập 1

        Xem thêm