Giải Vở thực hành Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 1
Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải Vở thực hành Ngữ văn 7 bài 1: Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 4 có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.
Bài: Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 4
Bài: Bầy chim chìa vôi
Bài tập 1 trang 4 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Đề tài và ngôi kể của truyện “Bầy chim chìa vôi”:
- Đề tài: ………………….
- Ngôi kể: ………………..
Trả lời:
Đề tài và ngôi kể của truyện “Bầy chim chìa vôi”:
- Đề tài: trẻ em (tuổi thơ và thiên nhiên)
- Ngôi kể: ngôi thứ ba
Bài tập 2 trang 4 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Điền 3 câu văn phù hợp ở phần (1) văn bản “Bầy chim chìa vôi” vào bảng sau:
STT | Lời người kể chuyện | Lời nhân vật |
1 | ||
2 | ||
3 |
Trả lời:
STT | Lời người kể chuyện | Lời nhân vật |
1 | Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó, thì thào gọi. | Anh Mên ơi, anh Mên! |
2 | Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi. | Gì đấy? Mày không ngủ à? |
3 | Hai đứa bé nằm trong chiếc chăn dạ đã rách nhiều chỗ thì thầm nói chuyện. | “Em sợ những con chim chìa vôi con bị chết đuối mất” |
Bài tập 3 trang 4 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Đọc phần (1) văn bản bầy chim chìa vôi trong SGK (tr.11-12) và điền các thông tin phù hợp:
1. Khi tỉnh giấc lúc nửa đêm, hai anh em Mên và Mon nói chuyện với nhau về:
2. Chi tiết được lặp lại trong cuộc trò chuyện của hai nhân vật Mên và Mon:
3. Từ nội dung cuộc trò chuyện, có thể thấy điều khiến Mên và Mon lo lắng là:
Trả lời:
1. Khi tỉnh giấc lúc nửa đêm, hai anh em Mên và Mon nói chuyện với nhau về: Khoảng hai giờ sáng, Mon hỏi anh Mên rất nhiều câu hỏi: về mưa có to không, nước sông lên có to không, bãi cát giữa sông đã ngập chưa, và hai anh em sợ rằng những con chim chìa vôi non sẽ bị chết đuối.
2. Chi tiết được lặp lại trong cuộc trò chuyện của hai nhân vật Mên và Mon: - Chi tiết được lặp lại trong những lời nói của nhân vật Mon là cụm từ “Thế anh bảo”
3. Từ nội dung cuộc trò chuyện, có thể thấy điều khiến Mên và Mon lo lắng là: hai anh em sợ rằng những con chim chìa vôi non sẽ bị chết đuối.
Bài tập 4 trang 5 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Đọc phần (2) văn bản Bầy chim chìa vôi trong SGK (tr13 14) và thực hiện các yêu cầu:
1. Ghi lại những lời nói của nhân vật Mon có liên quan đến bầy chim chìa vôi:
2. Những lời nói thể hiện đặc điểm nổi bật trong tính cách của nhân vật Mon:
Trả lời:
- Những lời nói của nhân vật Mon có liên quan đến bầy chim chìa vôi:
+ Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất.
+ Thế anh bảo chúng nó có bơi được không?
- Nội dung cuộc trò chuyện giúp em cảm nhận được nhân vật Mon là một cậu bé hồn nhiên, giàu tình cảm, biết yêu thương động vật.
Bài tập 5 trang 5 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Đọc đoạn văn từ Trôi đến đoạn sông đến cùng chạy ngược lên đoạn bờ sông đối diện với dải cát trong SGK (tr.14) và điền nội dung phù hợp vào bảng sau:
Nhân vật Mên | ||
Chi tiết miêu tả | Đặc điểm tính cách | |
Lời nói | Cử chỉ, hành động | |
Trả lời:
Nhân vật Mên | ||
Chi tiết miêu tả | Đặc điểm tính cách | |
Lời nói | Cử chỉ, hành động | |
+ “Nào xuống đò được rồi đấy” + “Phải kéo về bến chứ, không thì chết. Bây giờ tao kéo còn mày đẩy.” | Thằng Mên quấn cái dây buộc đồ vào người nó và gò lưng kéo. | - Khái quát tính cách của nhân vật Mên: trưởng thành trong suy nghĩ và hành động, là con người có trách nhiệm. |
Bài tập 6 trang 6 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Đọc đoạn văn từ Khi ánh bình minh đã đủ sáng đến vẫn đứng không nhúc nhích trong SGK (tr 15-16) và điền các nội dung phù hợp:
1. Các chi tiết miêu tả bầy chim chìa vôi:
- Chim bố và chim mẹ:
- Bầy chim non:
2. Cảm nhận của em về chi tiết để lại ấn tượng nhất:
Trả lời:
1. Các chi tiết miêu tả bầy chim chìa vôi:
- Chim bố và chim mẹ: dẫn bầy chim non tránh nước, đập cánh theo đàn con và dẫn chứng đi. | - Bầy chim non: nhảy lò cò trên những đôi chân mảnh dẻ chưa thật cứng cáp và đập cánh suốt đêm. |
2. Cảm nhận của em về chi tiết để lại ấn tượng nhất: Khi đọc đoạn văn miêu tả khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh, em có ấn tượng nhất với chi tiết: “Từ mặt nước sông, những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên.” Vì đây là một cảnh tượng theo người kể chuyện thì “như huyền thoại hiện ra”. Thật vậy, dù trong dòng nước hiểm nguy, những chú chim chìa vôi vẫn có thể chọn đúng thời điểm để cất cánh bay lên.
Bài tập 7 trang 6 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Theo em, hai anh em Mên và Mon khóc khi ngắm nhìn cảnh tượng bầy chim chìa vôi cất cánh bay lên trong buổi bình minh vì:
Trả lời:
Trong đoạn kết của truyện, Mên và Mon hình như không hiểu rõ vì sao mình lại khóc. Có thể vì hai đứa trẻ với trái tim đầy yêu thương ấy lần đầu chứng kiến trọn vẹn một cuộc hành trình cất cánh của những chú chim non. Từ cảm xúc lo lắng, sợ hãi cho đến khi vỡ oà trước cảnh tượng tấm thân bé bỏng của con chim vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên.
Bài tập 8 trang 6 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại sự việc bầy chim chìa vôi bay lên khỏi bãi sông bằng lời của nhân vật Mon hoặc Mên (ngôi kể thứ nhất)
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo:
Khi bình minh le lói trên mặt sông, cũng là lúc tôi và anh Mên được chứng kiến một cảnh tượng như huyền thoại hiện lên: từ mặt sông những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước ướt át bay lên. Lúc này tôi và anh im lặng như nín thở cầu mong cho những cánh chim yếu ớt cất lên. Những chú chim non cũng đã hoàn thành chuyến đi đầu tiên của mình, tôi và anh nín thở và không biết chúng tôi đã khóc từ bao giờ. Chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của chú chim non, tôi thầm nghĩ mình cũng phải mạnh mẽ bứt phá trong chặng đường đời còn lại.
Bài: Thực hành tiếng Việt trang 7
Bài tập 1 trang 7 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Đọc các câu văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
Câu a1: Hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.
Câu a2: Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.
(Nguyễn Quang Thiều, Bầy chim chìa vôi)
Câu b1: Trong gian phòng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.
Câu b2: Trong gian phòng lớn ngập tràn ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
Câu c1: Thế mà qua một đêm, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ra tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
Câu c2: Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ra tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)
Câu d1: Trên nóc một lô cốt, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc.
Câu d2: Trên nóc một lô cốt cũ kề bên một xóm nhỏ, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc.
(Trần Hoài Dương, Miền xanh thẳm)
1. So sánh các câu trong từng cặp câu trên:
- Câu a1 và câu a2:
- Câu b1 và câu b2:
- Câu c1 và câu c2:
- Câu d1 và câu d2:
2. Nêu tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ các câu bằng cụm từ:
- Câu a2:
- Câu b2:
- Câu c2:
- Câu d2:
Trả lời:
1. So sánh các câu trong từng cặp câu trên:
- Câu a1 và câu a2: Trạng ngữ trong câu thứ hai được mở rộng hơn so với câu thứ nhất.
- Câu b1 và câu b2: Trạng ngữ trong câu thứ hai được mở rộng hơn so với câu thứ nhất.
- Câu c1 và câu c2: Trạng ngữ trong câu thứ hai được mở rộng hơn so với câu thứ nhất.
- Câu d1 và câu d2: Trạng ngữ trong câu thứ hai được mở rộng hơn so với câu thứ nhất.
2. Nêu tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ các câu bằng cụm từ:
- Câu a2: Nhờ được mở rộng, trạng ngữ trong câu hai cung cấp thông tin cụ thể hơn về thời gian của sự việc nước dâng.
- Câu b2: Nhờ được mở rộng, trạng ngữ trong câu thứ hai cung cấp thông tin cụ thể hơn về đặc điểm của không gian trong phòng.
- Câu c2: Nhờ được mở rộng, trạng ngữ trong câu thứ hai cung cấp thông tin cụ thể hơn về tình trạng thời tiết của một đêm.
- Câu d2: Nhờ được mở rộng, trạng ngữ trong câu thứ hai cung cấp thông tin cụ thể hơn về địa điểm nơi người phụ nữ trẻ đang phơi thóc.
Bài tập 2 trang 8 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Viết một câu có trạng ngữ là một từ, mở rộng trạng ngữ của câu thành cụm từ và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần trạng ngữ trong câu:
- Câu có trạng ngữ là một từ:
- Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ:
- Tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ:
Trả lời:
- Câu có trạng ngữ là một từ: Sáng, tôi đi học.
- Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ: Sáng ngày thứ hai, tôi đi học.
- Tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ: cung cấp thông tin cụ thể hơn về thời gian tôi đi học.
Bài tập 3 trang 8 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Gạch dưới và nêu tác dụng của từ láy trong các câu sau:
a. Trong tiếng mưa hình như có tiếng nước sông dâng cao, xiên xiết chảy.
b. Tấm thân bé bỏng của con chim vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát.
c. Những đôi cánh mỏng manh run rẩy và đầy tự tin của bầy chim đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông.
Trả lời:
a. Trong tiếng mưa hình như có tiếng nước sông dâng cao, xiên xiết chảy.
Tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu: gợi hình, gây ấn tượng mạnh với người đọc về dòng chảy của nước.
b. Tấm thân bé bỏng của con chim vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát.
Tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu: gợi hình, gây ấn tượng với người đọc về tấm thân nhỏ bé của con chim.
c. Những đôi cánh mỏng manh run rẩy và đầy tự tin của bầy chim đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông.
Tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu: gợi hình, thể hiện sự yếu mềm nhưng đầy nghị lực của những chú chim.
Bài: Đi lấy mật
Bài tập 1 trang 8 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Mối quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn trích:
Trả lời:
- Các nhân vật: Cò, tía nuôi, má nuôi của An, An → An là con nuôi trong gia đình Cò.
- Mối quan hệ của bốn nhân vật trong đoạn trích rất gắn bó, thân thiết và thoải mái giống như một gia đình thực thụ.
Bài tập 2 trang 8 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Các chi tiết tiêu biểu miêu tả nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mất và đặc điểm của nhân vật:
- Chi tiết tiêu biểu:
- Đặc điểm của nhân vật:
Trả lời:
- Tía nuôi của An không những là một người con thực thụ của rừng già, là người lấy mật giỏi mà còn là một người cha tinh tế, người trụ cột gia đình vững chãi.
- Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu như:
+ “Lâu lâu, ông vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sau bảy tấc ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi.”
+ “Thôi, dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi!”
+ “Tía nuôi tôi chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ ông có quay lại nhìn tôi đâu!”
Bài tập 3 trang 9 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Đọc các đoạn văn miêu tả cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh trong đoạn trích Đi lấy mật và điền thông tin phù hợp vào các mục dưới đây:
1. Cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả qua cái nhìn của nhân vật:
2. Các chi tiêu miêu tả buổi ban mai, nắng và gió, các loài vật, cây cối trong rừng U Minh (SGK tr.18 – 19, tr.20 - 21)
- Buổi ban mai:
- Nắng và gió:
- Các loài vật:
- Cây cối:
3. Nhận xét về khả năng quan sát và cảm nhận thiên nhiên của nhân vật An:
Trả lời:
1. Cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả qua cái nhìn của nhân vật: qua cái nhìn của An.
2. Các chi tiêu miêu tả buổi ban mai, nắng và gió, các loài vật, cây cối trong rừng U Minh (SGK tr.18 – 19, tr.20 - 21)
- Buổi ban mai: đất rừng yên tĩnh
- Nắng và gió: Nắng bắt đầu lên, gió bắt đầu thổi rào rào theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng.
- Các loài vật: Đa dạng, nhiều hoạt động, sinh động và rất đẹp.
- Cây cối: Đa dạng, biết bao nhiêu cây.
3. Nhận xét về khả năng quan sát và cảm nhận thiên nhiên của nhân vật An: là một câu bé nhỏ con, hồn nhiên, vô tư, ham học hỏi, chưa từng đi rừng, kiến thức cậu biết chỉ ở trên sách vở.
Bài tập 4 trang 9 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Đọc đoạn văn từ Tía nuôi tôi đi trước đến Nó tới liền bây giờ trong SGK (tr.19 - 20) và thực hiện các yêu cầu:
1. Nhân vật Cò được khắc họa qua các chi tiết tiêu biểu:
2. Các chi tiết trên cho thấy nhân vật Cò sinh ra và lớn lên ở:
Trả lời:
1. Nhân vật Cò được khắc họa qua các chi tiết tiêu biểu: Cò là một cậu bé rất khỏe khoắn, “đội cái thúng to tướng”, đi cả một quãng đường dài trong rừng nhưng “coi bộ chưa thấm tháp gì”, nó có cặp chân như bộ giò nai, lội rừng suốt ngày. Hơn hết, Cò còn rất am hiểu thiên nhiên rừng U Minh.
2. Các chi tiết trên cho thấy nhân vật Cò sinh ra và lớn lên ở: Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước thuộc miền Tây Nam Bộ.
Bài tập 5 trang 10 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Đọc đoạn văn từ Tôi ngồi nhìn lên kèo ong đến như vùng U Minh này cả trong SGK (tr.23) và điền các thông tin phù hợp:
1. Những cách nuôi ong trên thế giới mà An biết:
- Người La Mã:
- Người Mễ Tây Cơ:
- Người Ai Cập:
- Ở Phi châu:
- Ở Tây Âu:
2. Nhận xét về sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng rừng U Minh:
Trả lời:
1. Những cách nuôi ong trên thế giới mà An biết:
- Người La Mã: nuôi ong trong những cái tổ bằng đồng hình chiếc vại, có đục thủng nhiều hàng lỗ con vòng quanh miệng, quanh đáy.
- Người Mễ Tây Cơ: làm tổ nuôi ong bằng đất nung, như một cái ống có hai cái loa hai đầu.
- Người Ai Cập: nuôi ong trong những tổ bằng sành, hình ống dài, xếp chồng lên nhau, đặt trên bãi cỏ.
- Ở Phi châu: người ta đục ruỗng một khúc thân cây, vít kín hai đầu, chỉ thừa một lỗ khoét nho nhỏ cho ong ra vào, treo lên bằng một đoạn dây nhỏ có mấu.
- Ở Tây Âu: tổ ong lại lợp, bện bằng rơm đủ kiểu.
2. Nhận xét về sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng rừng U Minh: Ở U Minh tổ ong hình nhánh kèo khác biệt.
Bài tập 6 trang 10 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Điền nội dung phù hợp với các cột trong bảng dưới đây:
Nhân vật An | |||||
Chi tiết miêu tả | Đặc điểm tính cách | ||||
Ngoại hình | Lời nói | Cử chỉ, hành động | Suy nghĩ, cảm xúc | Mối quan hệ với các nhân vật khác. | |
Trả lời:
Nhân vật An | |||||
Chi tiết miêu tả | Đặc điểm tính cách | ||||
Ngoại hình | Lời nói | Cử chỉ, hành động | Suy nghĩ, cảm xúc | Mối quan hệ với các nhân vật khác. | |
+ “Tôi đã chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé …” + “Quả là tôi đã mệt thật.” | Đầy ngạc nhiên và thích thú. | + “Thấy rồi!” + “Chim đẹp quá! Cò ơi! – Tôi tặc lưỡi kêu lên.” + “Tôi muốn hỏi về cái “sân chim”, nhưng vì tự ái và nghĩ nếu … đi tới.” + “Ủa! Tại sao vậy, má?” | Có những quan sát và rung cảm tinh tế. | Thân thiết, tôn trọng, ngoan ngoãn, lễ phép. | là một câu bé nhỏ con, hồn nhiên, vô tư, ham học hỏi, chưa từng đi rừng, kiến thức cậu biết chỉ ở trên sách vở. |
Bài tập 7 trang 11 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Ấn tượng của em về con người và rừng phương Nam:
Ấn tượng về con người phương Nam:
Ấn tượng về rừng phương Nam:
Trả lời:
- Đọc đoạn trích, em thấy
+ Ấn tượng về con người phương Nam: thuần hậu, chất phác, …
+ Ấn tượng về rừng phương Nam: mang một vẻ đẹp phong phú, sống động.
Bài tập 8 trang 11 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật.
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo:
Trong đoạn trích “Đi lấy mật” có rất nhiều chi tiết thú vị, nhưng em thích nhất là đoạn tác giả miêu tả lại khung cảnh thiên nhiên của rừng tràm khi “ban mai dần dần biến đi”. Theo lời kể của An, khi mấy cha con ăn cơm xong thì bóng nắng mới bắt đầu lên, gió cũng bắt đầu thổi rao rao cùng với vô vàn ánh sáng vàng gieo xuống mặt đất. Đó quả thật là một khoảnh khắc đáng quý đầu tiên khi một ngày mới bắt đầu. Ở nơi rừng tràm hoang sơ ấy, tiếng chim hót líu lo trên rặng cây, nắng làm bốc hương hoa tràm lên ngây ngất, gió đưa mùi hương lan ra khắp rừng. Chao ôi! Thử hình dung về một vẻ đẹp tinh khôi đến thế, lòng người mới cảm thấy nhẹ bẫng, như được gột rửa hết bao muộn phiền. Đặc biệt hơn cả, chúng ta không thể không kể đến hình ảnh của mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, chúng luôn luôn biến đổi màu sắc không ngừng mỗi khi có biến động nào đó và hàng nghìn con chim đủ các loại đang vỗ cánh bay lên. Chi tiết mô tả vẻ đẹp phong phú, sống động của rừng thực sự đã để lại ấn tượng không thể nào quên cho người đọc.
Bài: Thực hành tiếng Việt trang 11
Bài tập 1 trang 11 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Chim hót líu lo. (2) Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. (3) Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. (4) Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh…
1. Gạch dưới thành phần vị ngữ được mở rộng trong các câu văn trên.
2. Nêu tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ của các câu trong đoạn văn:
Trả lời:
1. (1) Chim hót líu lo. (2) Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. (3) Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. (4) Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh…
2. Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ là: nhấn mạnh rõ hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật rừng U Minh, đặc biệt là về âm thanh, hoạt động, màu sắc của chúng.
Bài tập 2 trang 11 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Rút gọn các cụm từ làm chủ ngữ trong các câu sau và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi chủ ngữ được rút gọn:
a. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.
- Rút gọn chủ ngữ:
- Nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi chủ ngữ được rút gọn:
b. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi:
- Rút gọn chủ ngữ:
- Nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi chủ ngữ được rút gọn:
c. Mấy con gầm ghi sắc lông màu xanh đang tranh nhau với bầy vẹt mỏ đỏ, giành mổ những quả chín trên cây bồ đề.
- Rút gọn chủ ngữ:
- Nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi chủ ngữ được rút gọn:
Trả lời:
a. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.
- Rút gọn chủ ngữ: Một tiếng lá rơi cũng có thể khiến người ta giật mình.
- Nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi chủ ngữ được rút gọn: Nghĩa của câu không còn được cụ thể về mặt thời gian.
b. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi:
- Rút gọn chủ ngữ: Phút yên tĩnh dần dần biến đi.
- Nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi chủ ngữ được rút gọn: Nghĩa của câu hẹp hơn so với câu gốc vì đã rút đi chủ thể.
c. Mấy con gầm ghi sắc lông màu xanh đang tranh nhau với bầy vẹt mỏ đỏ, giành mổ những quả chín trên cây bồ đề.
- Rút gọn chủ ngữ: Mấy con gầm ghì đang tranh nhau với bầy vẹt mỏ đỏ, giành mổ những quả chín trên cây bồ đề.
- Nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi chủ ngữ được rút gọn: Nghĩa của câu chưa nêu rõ được đặc điểm của con gầm ghì như câu gốc.
Bài tập 3 trang 12 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Rút gọn vị ngữ in đậm trong các câu sau và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn:
a. Mắt tôi vẫn không rời tổ ong lúc nhúc trên cây tràm thấp kia.
- Rút gọn vị ngữ:
- Nhận xét về sự thay đổi nghĩa của các câu sau khi vị ngữ được rút gọn:
b. Rừng cây im lặng quá.
- Rút gọn vị ngữ:
- Nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn:
c. Ở xứ Tây Âu, tổ ong lại lợp, bện bằng rơm đủ kiểu, hình thù khác nhau.
- Rút gọn vị ngữ:
- Nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn:
Trả lời:
a. Mắt tôi vẫn không rời tổ ong lúc nhúc trên cây tràm thấp kia.
- Rút gọn vị ngữ: Mắt tôi vẫn không rời tổ ong lúc nhúc.
- Nhận xét về sự thay đổi nghĩa của các câu sau khi vị ngữ được rút gọn: Nghĩa của câu không chỉ ra rõ được vị trí của tổ ong.
b. Rừng cây im lặng quá.
- Rút gọn vị ngữ: Rừng cây im lặng.
- Nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn: Nghĩa của câu làm giảm sắc thái, cảm xúc của người nói.
c. Ở xứ Tây Âu, tổ ong lại lợp, bện bằng rơm đủ kiểu, hình thù khác nhau.
- Rút gọn vị ngữ: Ở xứ Tây Âu, tổ ong lại lợp, bện bằng rơm đủ kiểu.
- Nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn: Nghĩa của câu không chỉ rõ ra được sự đa dạng về hình thù của các tổ ong.
Bài tập 4 trang 13 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Mở rộng thành phần chính của các câu sau thành một cụm từ:
a. Gió thổi.
b. Không khí trong lành.
c. Ong bay.
Trả lời:
a. Gió trên trời thổi.
b. Không khí buổi sáng trong lành.
c. Ong trong vườn bay.
Bài: Ngàn sao làm việc
Bài tập 1 trang 13 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Thời gian, không gian được miêu tả ở hai khổ thơ đầu:
- Thời gian:
- Không gian:
Trả lời:
Cảnh vật ở hai khổ thơ đầu được miêu tả trong khoảng thời gian: chiều tối, trong không gian: bóng chiều, trên các bờ bụi rậm, khung cảnh đồng quê.
Bài tập 2 trang 13 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Nhân vật “tôi” trong bài thơ là:
Cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật “tôi” trong hai khổ thơ đầu:
Trả lời:
- Nhân vật “tôi” trong bài thơ là cậu bé mục đồng hoặc là chính nhà thơ Võ Quảng.
- Cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật “tôi” trong hai khổ thơ đầu: vui vẻ, thoải mái, tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên.
Bài tập 3 trang 13 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Ấn tượng chung về khung cảnh bầu trời đêm qua trí tưởng tượng của nhân vật “tôi”:
Trả lời:
Ấn tượng chung về khung cảnh bầu trời đêm hiện lên qua trí tưởng tượng của nhân vật “tôi”: bầu trời đêm hiện lên rất rộng lớn, kì vĩ với hàng ngàn ngôi sao mang trong mình một nhiệm vụ riêng.
Bài tập 4 trang 13 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Các hình ảnh so sánh được nhà thơ sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của bầu trời đêm:
- Dải Ngân Hà:
- Chòm sao Đại Hùng:
- Chòm sao Thần Nông:
- Sao Hôm:
Nét chung ở những hình ảnh so sánh trên:
Trả lời:
- Hình ảnh so sánh được nhà thơ sử dụng để miêu tả dải Ngân Hà:
+ “Sông Ngân Hà nao nao
Chảy giữa trời lồng lộng.”
- Hình ảnh so sánh được nhà thơ sử dụng để miêu tả chòm sao Đại Hùng:
+ “Cả nhóm Đại Hùng tinh
Buông gàu bên sông Ngân
Suốt đêm lo tát nước …”
Nét chung ở những hình ảnh so sánh trên: mỗi chòm sao đều có những nhiệm vụ của riêng mình, đều được sử dụng những hình ảnh so sánh hết sức sống động.
Bài tập 5 trang 14 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Một vài chi tiết gợi tả đặc sắc trong bài thơ:
Trả lời:
Một vài chi tiết gợi tả đặc sắc có thể kể đến đó là hình ảnh của Sông Ngân Hà và chòm Sao Thần Nông. Ngân Hà là tên gọi khác của dải thiên hà, nơi trú ngụ của rất nhiều ngôi sao khác nhau, một trong số đó có Sao Thần Nông. Vào những đêm trời quang, dải thiên hà trông giống như một dòng sông chảy lấp lánh trên bầu trời, nên được gọi là Sông Ngân. Trong số những ánh sáng rực rỡ ấy, là chòm sao Thần Nông toả rộng, tác giả đã liên tưởng như có một tấm vó rộng đón những ngôi sao dọc ngang để chúng cùng tụ họp lại toả sáng.
Bài: Ngôi nhà trên cây
Bài tập 1 trang 14 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Các yếu tố cơ bản của văn bản:
Đề tài:
Nhân vật:
Sự việc chính:
Trả lời:
Đề tài: tâm hồn trẻ thơ.
Nhân vật: Tốt – tô – chan và Ya – ma – mô – tô Ya – sư – a – ki
Sự việc chính: Tốt – tô – chan mời Ya – ma – mô – tô Ya – sư – a – ki lên cây để xem nhiều thứ khác lạ.
Bài tập 2 trang 14 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Điền thông tin phù hợp vào bảng sau:
Trả lời:
Chi tiết miêu tả | Nhân vật Tốt-tô-chan | Nhân vật Ya-sư-a-ki-chan |
Cử chỉ, hành động | Mỉm cười, chủ động nói chuyện | Nhẹ nhàng, hiền lành |
Ngôn ngữ đối thoại | Thân thiết, gần gũi. | Hiền lành, dễ mến |
Cảm xúc suy nghĩ | cởi mở, quan tâm, đồng cảm, tốt bụng, thông minh, kiên trì giúp đỡ bạn bè. | mạnh mẽ, kiên cường, lễ phép. |
Bài tập 3 trang 15 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Đặc điểm tính cách của các nhân vật:
Trả lời:
- Tốt-tô-chan: cởi mở, quan tâm, đồng cảm, tốt bụng, thông minh, kiên trì giúp đỡ bạn bè.
- Ya-sư-a-ki-chan: mạnh mẽ, kiên cường, lễ phép.
Bài tập 4 trang 15 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Cảm nhận về một chi tiết tiêu biểu:
Trả lời:
Chi tiết khiến em ấn tượng nhất chính là việc Tốt-tô-chan cố gắng đưa Ya-sư-a-ki-chan vượt lên những bậc thềm và cố gắng lên cây. Sự cố gắng nỗ lực thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu của Tốt-tô-chan với những người có hoàn cảnh khó khăn.
Bài tập 5 trang 15 VTH Ngữ văn 7 Tập 1: Ấn tượng chung về văn bản:
Trả lời:
Ấn tượng chung chính là bài học cuộc sống được gợi ra từ câu chuyện đó là chúng ta không nên xa lánh với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình mà cần phải biết yêu thương và đồng cảm với họ.
>>> Bài tiếp theo: Giải Vở thực hành Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 2
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải VTH Ngữ văn lớp 7 bài 1: Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 4 sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo và Ngữ văn 7 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.