Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Vở thực hành Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 43

Giải Vở thực hành Ngữ văn 7 bài 43: Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 51 sách Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 7.

Bài: Thủy tiên tháng Một

Bài tập 1 trang 51 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đổi có thể khái quát trong cụm từ:

Trả lời:

- Chọn trong văn bản một cụm từ có thể khái quát được nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đổi: sự nóng lên của Trái Đất, sự bất thường của Trái Đất, biến đổi khí hậu, sự rối loạn khí hậu toàn cầu.

Bài tập 2 trang 51 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Ấn tượng, suy nghĩ được gợi ra từ nhan đề của văn bản:

Chi tiết hoa thủy tiên bắt đầu nở vào tháng Một có thể xem là một chi tiết đắt hay không?

Lí do:

Trả lời:

- Nhan đề của văn bản đã gợi cho em ấn tượng về một loài hoa có tên là thuỷ tiên, gợi sự tò mò cho người đọc.

- Chi tiết hoa thuỷ tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết “đắt” vì:

+ Khiến cho cách đặt nhan đề của văn bản trở nên ấn tượng, nảy say nhiều sự tò mò.

+ Cho thấy trong khi trình bày, tác giả mang tới cho người đọc cả thông tin khoa học với những quan sát của cá nhân ngoài đời thực.

+ Là chi tiết làm nổi bật lên vấn đề cơ bản mà Trái Đất đang trải qua.

Bài tập 3 trang 51 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những bằng chứng mà tác giả sử dụng để chứng tỏ “sự bất thường của Trái Đất”.

Một số bằng chứng cho thấy rõ thêm “sự bất thường của Trái Đất” từ sự trải nghiệm riêng của em.

Trả lời:

“Sự bất thường của Trái Đất” được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng:

- Thời tiết diễn ra với tốc độ nhanh:

+ “Nhiệt độ trung bình chỉ cần tăng lên một chút là thời tiết đã thay đổi rất nhiều, ….những trận mưa bão rất lớn ở nơi này và những đợt nóng khắc nghiệt hơn, hạn hán kéo dài hơn ở nơi khác.”

- Thời tiết tồn tại ở cả hai thái cực:

+ “… Vì thế, những khu vực có khí hậu khô tự nhiên sẽ càng khô hơn … do đó gây ra mưa lớn, lũ lụt nghiêm trọng hơn.”

Bài tập 4 trang 52 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại “sự biến đổi cực đoan của thời tiết" được thể hiện rõ qua đoạn văn từ câu:

Đến câu:

Căn cứ để xác định điều đó:

Những vế câu nói về nguyên nhân

Những vế câu nói về kết quả

Trả lời:

- Trong văn bản, đoạn văn thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại “sự biến đổi cực đoan của thời tiết” là đoạn: 2, 3, 4, 5.

Những vế câu nói về nguyên nhân

Những vế câu nói về kết quả

Nhiệt độ trung bình chỉ cần tăng lên một chút

Thời tiết đã thay đổi rất nhiều.

Chính chênh lệch nhiệt độ làm hình thành cũng như tạo ra hướng vận động của gió trên bề mặt Trái Đất.

Khi bạn làm thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái Đất, bạn cũng làm thay đổi hướng gió.

Trái Đất nóng hơn, tốc độ bay hơi nước cũng thay đổi

Xuất hiện những trận bão rất lớn ở nơi này và những đợt nóng khắc nghiệt hơn, hạn hán kéo dài hơn ở nơi khác.

Nhiệt độ trung bình tăng và cả Trái Đất nóng lên

Đất bốc hơi nhiều hơn.

- Em xác định được như vậy vì mỗi đoạn đều chỉ ra được một vấn đề của biến đổi khí hậu và nêu ra được những thông tin rất khách quan và thuyết phục.

Bài tập 5 trang 52 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những dấu hiệu chứng tỏ khi viết văn bản này, tác giả đã sử dụng những tài liệu tham khảo cần thiết:

Trả lời:

Những dấu hiệu chứng tỏ khi viết văn bản này, tác giả sử dụng nhiều tài liệu tham khảo cần thiết:

- “Như Giôn Hô – đơ – rơ (John Holdren) nói: “….”sự rối loạn khí hậu toàn cầu””.

- “Trang CNN. Com (ngày 07/8/2007) giới thiệu …. chưa từng xảy ra.”

- “Báo Niu Oóc Thai – mơ (New York Times), (ngày 13/6/2008) … quá sức ngạc nhiên””.

Bài tập 6 trang 52 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những số liệu được tác giả đưa vào văn bản:

Ý nghĩa của việc đưa các số liệu đó vào văn bản:

Trả lời:

- Những số liệu mà tác giả đưa vào văn bản:

+ Số liệu về số ngôi nhà bị sập bởi lũ và mưa lớn ở Sudan: 23 000 ngôi nhà.

+ Số người thiệt mạng do lũ và mưa ở Sudan: ít nhất 62 người

+ “Vào tháng Năm, những đợt sóng lớn, cao đến 4,6 m đã tràn qua 68 hòn đảo của Man – đi – vơ”

+ “Vào tháng Bảy, nhiệt độ xuống tới …. 25 cm trên mặt đất.”

- Việc dẫn số liệu như vậy làm tăng tính thuyết phục cho thông tin tác giả trình bày, tạo sự tin cậy của độc giả.

Bài tập 7 trang 53 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Điều có ý nghĩa nhất mà em thu nhận được sau khi đọc văn bản:

Trả lời:

Sau khi đọc văn bản này, em hiểu hơn về vấn đề biến đổi khí hậu trên Trái Đất hiện nay. Đồng thời, em cũng học được loại văn bản thông tin cần có những yếu tố nào để trở nên thuyết phục, hấp dẫn người đọc.

Bài tập 8 trang 53 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) trình bày hiểu biết và suy nghĩ của em về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống.

Trả lời:

Vấn đề biến đổi khí hậu đang ngày càng được quan tâm của tất cả mọi người trên toàn Trái Đất, trong số đó có Việt Nam. Việt Nam là một trong những quốc gia phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Do Việt Nam có đường biển dài nên khi mực nước biển dâng lên cao hơn thì đồng nghĩa với cuộc sống của người dân ven biển bị đe dọa. Theo Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu, khi nước biển dâng cao 1m, ước chừng 5,3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp ở Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Trong vòng 10 năm trở lại đây, thiên tai đã khiến hơn 9.500 người chết và mất tích, thiệt hại về tài sản ước tính 1,5 % GDP/năm.

Bài: Thực hành tiếng Việt trang 53

Bài tập 1 trang 53 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những từ ngữ, nội dung có cước chú trong văn bản Thủy tiên tháng Một.

Từ ngữ được giải thích nghĩa

Đối tượng được cung cấp thông tin về xuất xứ

Sự vật, hiện tượng được miêu tả, giải thích

Trả lời:

Từ ngữ được giải thích nghĩa

Đối tượng được cung cấp thông tin về xuất xứ

Sự vật, hiện tượng được miêu tả, giải thích

- Thái cực

- đồng nhất

- hải lưu

- cực đoan

- Ảnh của Quốc Trung

- Thoai – lai Dôn, (Thô – mát L. Phrít – man, Nóng, Phẳng, Chật, Nguyễn Hằng dịch, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2016, trang 197 – 181)

- Min-nét-xô-ta

- hiện tượng “nước trôi”

Bài tập 2 trang 54 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Điền nội dung các cước chú trong văn bản Thủy tiên tháng Một vào bảng:

Các thành phần cước chú

Vị trí đặt cước chú

Nội dung cước chú

Ngôn ngữ của cước chú

Trả lời:

Các thành phần của cước chú

Vị trí đặt cước chú

Nội dung cước chú

Ngôn ngữ của cước chú

- Kí hiệu đánh dấu đối tượng được chú thích

- Tên của đối tượng được chú thích

- Phần giải thích của tác giả

- Chân trang

- Cuối văn bản

- Giải thích nghĩa của từ ngữ

- Cung cấp thông tin về xuất xứ của đối tượng.

- Giải thích nghĩa của sự vật, hiện tượng.

- Ngắn gọn

- Súc tích

- Rõ ràng

Bài tập 3 trang 54 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Một số từ ngữ, nội dung trong văn bản cần có thêm cước chú:

Lí do:

Trả lời:

- Cần có thêm cước chú cho từ ngữ, nội dung nào đó trong văn bản đã học ở trên.

Lí do: để cung cấp những thông tin nguồn gốc, xuất xứ, giải thích những từ ngữ khó cho người đọc. Từ đó, người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về văn bản.

Bài tập 4 trang 54 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Trình bày cách ghi cước chú cho một trong những từ ngữ, nội dung ở bài tập 3:

Trả lời:

- Đánh dấu các từ ngữ, nội dung cần cước chú bằng chữ số hoặc dấu hoa thị.

- Ở chân trang hoặc cuối văn bản, lần lượt chú thích về từng từ ngữ hay nội dung đã được đánh dấu để tạo thành một cước chú.

Bài tập 5 trang 54 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Trong văn bản Thủy tiên tháng Một, Thô-mát L.Phrít -man đã cung cấp thông tin về tài liệu tham khảo bằng cách:

Trả lời:

- Tác giả nhắc đến tên người đã đề xuất thuật ngữ, như Hân – tơ Lo – vin với thuật ngữ “Sự bất thường của Trái Đất”

- Tác giả nêu lên được quan điểm đánh giá của Giôn Hô – đơ – rơn

- Tác giả ghi rõ đoạn trích được lấy từ văn bản nào, của ai và xuất bản vào thời gian nào.

Bài tập 6 trang 54 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Sự khác nhau giữa cách ghi nguồn tài liệu tham khảo ngay ở đoạn có thông tin được viện dẫn và ghi nguồn tài liệu bằng cách đặt ở một phần riêng cuối văn bản.

Trả lời:

- Cách tác giả Thô – mát Phrít – man không đòi hỏi thực hiện nhiều thao tác như cách bên trên.

- Theo tìm hiểu, em thấy cách đề bài đưa ra được sử dụng phổ biến hơn trên sách báo hiện này, vì thông tin được đưa ra được sắp xếp và trình bày rất súc tích, đầy đủ.

Bài tập 7 trang 55 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Điền các thông tin vào bảng sau để đánh giá tác dụng của việc viện dẫn thông tin và sử dụng tài liệu tham khảo trong Thủy tiên tháng Một:

STT

Thông tin được viện dẫn và tài liệu tham khảo đã sử dụng

Tác dụng của việc viện dẫn và tài liệu tham khảo đã sử dụng

Trả lời:

STT

Thông tin được viện dẫn và tài liệu tham khảo đã sử dụng

Tác dụng của việc viện dẫn thông tin và sử dụng tài liệu tham khảo

1

Thuật ngữ “Sự bất thường của Trái Đất” do Hân – tơ Lo – vin đặt ra.

Tác dụng của việc viện dẫn thuật ngữ đó là dẫn dắt được vào nội dung tác giả muốn truyền tải.

2

Quan điểm: “Thuật ngữ quen thuộc “sự nóng lên của Trái Đất” là một sự nhầm lẫn …. “sự rối loạn khí hậu toàn cầu.””

Làm rõ thông tin mà tác giả muốn làm rõ: Người ra nhầm lẫn khi dùng thuật ngữ “sự nóng lên của Trái Đất”

3

“Bốn đợt gió mùa, nhiều gấp đôi mọi năm … ở một vài vùng tuyết rơi dày đến 25 cm trên mặt đất…” (Trang CNN.com (ngày 07/8/2007))

Cung cấp thêm thông tin xác thực về các hiện tượng thời tiết dữ dội trong năm mà trước kia chưa từng xảy ra.

4

“Giép Doóc (Jeff Zogg), nhà thuỷ văn học …. Tận 1,8 m thì quá sức ngạc nhiên”” (Báo Niu – Oóc Thai – mơ (New York Times) (ngày 13/6/2008))

Bổ sung thêm thông tin về tình trạng bất thường của Trái Đất mà người Ai – o - oa đang cảm thấy.

Văn bản 2: Lễ rửa làng của người Lô Lô

Bài tập 1 trang 55 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Điền một số thông tin chính về lễ rửa làng được thể hiện trong văn bản

Trả lời:

Lễ rửa làng của người Lô Lô

Thời điểm

Chuẩn bị

Diễn biến

Ý nghĩa

- Cứ ba năm một lần, vào thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch.

- Người Lô Lô ngồi lại cùng nhau để chọn ngày lễ, thống nhất việc mời thầy cúng và phân công mọi người sắm đồ lễ. Người dân chuẩn bị lễ vật gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống trước ngày tổ chức lễ. Tối hôm trước, thầy cúng sẽ thắp hương rồi đặt giấy trúc và chén nước xuống góc nhà để khấn xin tổ tiên đồng ý.

- Đoàn người gồm thầy cúng chính, thầy cúng phụ, một số nam giới trong làng đi theo hỗ trợ đi khắp các nhà trong làng bản, vừa đi vừa gõ chiêng trống rộn ràng. Đồ lễ mang theo đoàn người gồm hai con dê, một con gà trống trắng, rượu ngô, hạt ngô, cỏ, kiếm gỗ, kiếm sắt, ba cành lau, ba cành đào, ba cành mận, miếng vải đỏ, đôi dừng trâu và cây tre to giả làm con ngựa. Tới nhà nào gia chủ phải chuẩn bị sẵn hình nhân cùng hai bó củi và hai bó cỏ đề bồi dưỡng cho thầy cúng.

- Mọi người đều thấy nhẹ nhõm hơn và tin tưởng vào một tương lai phía trước.

Bài tập 2 trang 56 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Viết văn bản này, tác giả hướng tới mục đích:

Mục đích đó được tác giả thể hiện bằng cách:

Trả lời:

- Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là giới thiệu với người đọc về một nghi lễ lạ và ý nghĩa của người Lô Lô/

- Tác giả đã mô tả rất chi tiết những hành động theo quá trình nghi lễ diễn ra, không quên nhấn mạnh những điểm lạ về lễ vật và cách thức tiến hành.

Bài tập 3 trang 56 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Hoạt động trong lễ rửa làng phải được thực hiện theo luật lệ:

Hoạt động trong lễ rửa làng nằm ngoài luật lệ:

Trả lời:

- Hoạt động theo luật lệ: chọn ngày tổ chức, sắm đồ lễ, mời thầy cúng làm lễ khấn xin tổ tiên đồng ý, diễu hành trong làng với các đồ lễ và dụng cụ cần thiết, tiếp đón đoàn diễu hành, thực hiện việc không để người lạ vào nhà trong vòng 9 ngày sau nghi lễ.

- Hoạt động nằm ngoài luật lệ: tụ tập vui chơi, uống rượu, …

Bài tập 4 trang 57 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Tính cộng đồng của các hoạt động trong ngày lễ đã được tô đậm qua các thông tin:

Trả lời:

- Tính cộng đồng của các hoạt động trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin cụ thể: “người Lô Lô ngồi lại cùng nhau chọn ngày tổ chức lễ rửa làng, thống nhất việc mời thầy cúng và phân công mọi người sắm sanh đồ lễ”, “đoàn người sẽ cùng nhau đi khắp các nhà, suốt các hang cùng ngõ hẻm trong làng bản, vừa đi vừa gõ chiêng trống rộn ràng nhằm đánh thức những điều …. ám ảnh”, “Mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng rồi mới ai về nhà nấy”.

Bài tập 5 trang 57 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những kinh nghiệm về cách tạo lập văn bản thông tin giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động em rút ra được qua đọc văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô.

Trả lời:

Qua đọc văn bản trên, em rút ra được kinh nghiệm về cách tạo lập loại văn bản giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động:

- Chỉ ra thời gian hoạt động (nếu có)

- Diễn biến của hoạt động

- Ý nghĩa của hoạt động

- Cảm nghĩ của bản thân về hoạt động.

Bài tập 6 trang 57 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô.

Trả lời:

Giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô một cách rất sâu sắc và đáng trân trọng. Đó chính là việc một cộng đồng dân tộc cùng tụ họp lại để cùng tạo lên một nghi lễ lạ lùng nhưng không kém phần ý nghĩa. Từ nghi lễ rửa làng, con người càng ngày càng trở nên gắn bó, hoà thuận với nhau hơn. Bởi vì trong tất cả các khâu diễn ra nghi lễ, họ luôn làm việc cùng nhau và giúp đỡ nhau hết lòng. Nghi lễ đã giúp cho tất cả mọi người đều cảm thấy nhẹ nhõm và tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp phía trước.

Bài: Bản tin về hoa anh đào

Bài tập 1 trang 57 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Nhan đề Bản tin về hoa anh đào gợi lên những suy đoán về nội dung của bài tản văn:

Trả lời:

Nhan đề Bản tin về hoa anh đào gợi lên ở người đọc suy đoán rằng: văn bản sẽ đưa đến cho chúng ta thông tin hay các khía cạnh khác nhau của hoa anh đào.

Bài tập 2 trang 58 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những từ ngữ thể hiện trực tiếp ý kiến đánh giá của tác giả đối với các bản tin nhỏ mà người bạn nhà báo đã viết về hoa anh đào.

Nhận xét của em về ý kiến đánh giá đó:

Trả lời:

- Liệt kê những từ ngữ thể hiện trực tiếp ý kiến đánh giá của tác giả đối với các bản tin nhỏ mà người bạn nhà báo đã biết về hoa anh đào:

+ vô cùng ý nghĩa

+ nâng niu

+ nể phục

- Em nhận thấy tác giả đã đưa ra những ý kiến rất chân thành, nghiêm túc. Quan điểm đánh giá được dựa trên sự hiểu biết về tình hình báo chí và xã hội.

Bài tập 3 trang 58 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Tác giả cho rằng để viết một bản tin về hoa anh đào, người bạn của mình đã phải vượt qua nhiều “khó khăn”, “chướng ngại” vì:

Những “khó khăn”, “chướng ngại” được nêu lên đó cho ta biết cách sống và thái độ ứng xử với thiên nhiên của con người trong cuộc sống hiện đại:

Trả lời:

- Tác giả cho rằng viết một bản tin về hoa anh đào, người bạn của mình đã phải vượt qua nhiều “khó khăn”, “chướng ngại” vì để cho ra đời một bài báo thì người kí giả phải cân nhắc đến rất nhiều yếu tố: yêu cầu của tòa soạn, tâm lí tiếp nhận của độc giả, cuộc tranh đấu giữa người viết khi muốn truyền tải một nội dung không phù hợp với xu thế hiện tại, …

- Những “khó khăn”, “chướng ngại” được nêu lên đó cho ta biết cách sống và thái độ ứng xử với thiên nhiên của con người trong cuộc sống hiện đại: con người đang bị cuốn theo một cuộc sống tấp nập, hối hả nên đã không còn để ý đến những vẻ đẹp đời thường của thiên nhiên. Con người dường như đang thờ ơ trước cái đẹp mà chỉ quan tâm đến những câu chuyện đời thường vặt vãnh.

Bài tập 4 trang 58 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Giữa tác giả và nhân vật được nói tới trong bài tản văn có sự đồng điệu về tâm hồn:

Điều đó thể hiện ở:

Trả lời:

Sự đồng điệu về tâm hồn giữa tác giả và nhân vật được nói tới trong bài tản văn là khá đậm nét.

Điều đó thể hiện ở: Tác giả đã đặt mình vào vị trí người đọc để thể hiện tâm trạng háo hức chờ đợi những bản tin về hoa anh đào. Tác giả cũng đặt mình vào vị trí của một người viết để hiểu được những khó khăn, những trăn trở của kí giả. Vấn đề mà tác giả đề cập trong văn bản giờ đây không còn là vấn đề cá nhân nữa mà là của toàn xã hội. Văn bản mang đến hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống của con người.

Bài tập 5 trang 58 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Thông điệp chính mà tác giả muốn gửi tới người đọc qua tản văn Bản tin về hoa anh đào:

Trả lời:

Tác giả muốn chúng ta hướng tới thái độ biết nâng niu cái đẹp của thiên nhiên, điều chỉnh thái độ sống hời hợt của mình để tìm được hạnh phúc đích thực và sự kết nối giao hoà với tạo vật xung quanh.

Bài tập 6 trang 58 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Suy nghĩ của em về điều mong muốn mà tác giả thể hiện ở đoạn cuối văn bản:

Trả lời:

Tác giả mong muốn ngành báo chí cần có những thay đổi tích cực trong cách lựa chọn nội dung và phát triển nhân cách con người.

Bài: Thực hành tiếng Việt trang 59

Bài tập 1 trang 59 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Nghĩa của các yếu tố tạo nên tín ngưỡng:

Tín:

Ngưỡng:

Khi chưa có sẵn từ điển, có thể suy đoán nghĩa của các yếu tố tín, ngưỡng và nghĩa của từ tín ngưỡng bằng cách:

Trả lời:

- Nghĩa của yếu tố Hán Việt tạo nên từ tín ngưỡng:

+ tín: đức tính thật thà, sự tin tưởng

+ ngưỡng: ngước lên, kính mến.

Có thể suy ra nghĩa của từ tín ngưỡng là tin vào một giá trị thiêng liêng nào đó.

- Khi chưa có sẵn từ điển trong tay, ta có thể suy đoán nghĩa của các yếu tố đó và nghĩa của từ chứa đựng chúng bằng cách đoán nghĩa của các từ ngữ chứa từng yếu tố đó, tổng hợp thành nhiều nghĩa chung sau đó đưa ra một nghĩa chung nhất.

Bài tập 2 trang 59 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong các từ bản sắc, ưu tú, truyền thông:

Từ cần xác định nghĩa

Những từ khác có yếu tố Hán Việt tương tự

Nghĩa của từng yếu tố

Nghĩa của từng yếu tố

bản sắc

bản

bản chất, bản lĩnh, bản quán, nguyên bản, …

bản:

bản sắc: …

sắc

sắc thái, sắc độ, sắc tố, …

sắc:

ưu tư

ưu

Trả lời:

Từ cần xác định nghĩa

Những từ khác có yếu tố Hán Việt tương tự

Nghĩa của từng yếu tố

Nghĩa của từng yếu tố

bản sắc

bản

bản chất, bản lĩnh, bản quán, nguyên bản, …

bản: thuộc về, có yếu tố tự xưng.

bản sắc: nét đẹp thuộc về riêng một người hay một cộng đồng người.

sắc

sắc thái, sắc độ, sắc tố, …

sắc: vẻ đẹp, nét đẹp

ưu tư

ưu

ưu tiên, ưu phiền, ưu tú, …

ưu: suy nghĩ ở bên trong.

ưu tư: lo nghĩ sâu sắc, kín đáo.

tư tưởng, tư thế, tư bản, công tư, …

tư: thuộc về cá nhân, phạm vi nhỏ, ít.

truyền thông

truyền

tuyên truyền, truyền tin, truyền bá, truyền hình, …

truyền: lan rộng, lan toả

truyền thông: lan toả thông tin, thông báo.

thông

thông báo, thông số, thông tin, thông cảm, …

thông: liên kết, không đứt quãng, thuộc về thông tin.

Bài: Thân thiện với môi trường

Bài tập 1 trang 59 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Vấn đề trọng tâm được đề cập đến trong văn bản:

Trả lời:

Văn bản viết về vấn đề “thân thiện môi trường” trên một vật liệu, sản phẩm, dịch vụ, địa điểm. Liệu rằng những điều đó có thực sự là thân thiện với môi trường hay chỉ là một cách đề phục vụ cho nền kinh tế hiện đại. Tác giả đã đưa ra chúng ta các ví dụ kèm số liệu hết sức thuyết phục để từ đó nhắc nhở con người về ý thức và sự nỗ lực giảm rác.

Bài tập 2 trang 59 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Một số vật liệu, sản phẩm, dịch vụ,…được xem là “thân thiện với môi trường” khi đáp ứng tiêu chí:

Trả lời:

Một số vật liệu, sản phẩm, dịch vụ,… được xem là “thân thiện với môi trường” khi đáp ứng tiêu chí:

* Đối với vật liệu:

Quy trình khai thác: Không gây tổn hại với môi sinh; không tiêu hao nhiều tài nguyên và năng lượng trong quá trình khai thác.

Tính chất vật liệu: Có phân hủy được không? Thời gian phân hủy? Khả năng tái sinh, tái chế?

Giá trị sử dụng của vật liệu: Thời gian sử dụng kéo dài bao lâu?

* Đối với sản phẩm

Quy trình khai thác, sản xuất, phân phối, sử dụng và thải loại có theo hình tròn hay không hay chỉ là một đường thẳng?

* Đối với dịch vụ hay không gian thân thiện.

Mức độ thân thiện của sản phẩm hay dịch vụ cùng không gian sử dụng.

Bài tập 3 trang 60 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Mối quan hệ giữa các tiêu chí “thân thiện với môi trường” với nội dung được triển khai ở văn bản:

Trả lời:

trưng bày.

Bài tập 4 trang 60 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những số liệu được tác giả sử dụng trong văn bản:

Ý nghĩa của việc sử dụng các số liệu đó:

Trả lời:

Những số liệu được tác giả sử dụng trong văn bản:

- Để sản xuất một cái túi vải thì số năng lượng tiêu hao gấp 131 lần việc sản xuất ra một cái túi ni lông.

- Năm 2018, nhà sản xuất Wave in In-đô-nê-xi-a tung ra thị trường sản phẩm tới bột sắn 0% nhựa…

Việc dẫn số liệu cụ thể trong văn bản khiến cho thông tin mà tác giả đưa ra trở nên xác thực và thuyết phục được sự tin tưởng của độc giả.

Bài tập 5 trang 60 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Văn bản “Thân thiện với môi trường” được viết ra nhằm mục đích:

Trả lời:

Vấn đề chính được nói tới trong văn bản là: Những tiêu chí xác định một vật liệu, sản phẩm, dịch vụ, địa điểm là thân thiện với môi trường. Từ đó nâng cao nhận thức của con người với việc bảo vệ và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.

Bài tập 6 trang 60 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Suy nghĩ của em trước những thông tin do văn bản cung cấp:

Trả lời:

Những thông tin do văn bản đưa lại là những điều quả thật trước giờ em chưa từng nghĩ tới. Em luôn luôn mặc nhiên rằng “thân thiện với môi trường” có nghĩa là mình thay túi nhựa bằng túi được làm bằng các chất liệu thân thiện với môi trường, sản phẩm không được thử nghiệm trên động vật. Sau bài đọc này, em có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này và có cách lí giải để biết được một vật thân thiện với môi trường hay không.

>>> Bài tiếp theo: Giải Vở thực hành Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 44

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải VTH Ngữ văn lớp 7 bài 43: Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 51 sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo Ngữ văn 7 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Điện hạ
    Điện hạ

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 10:48 19/03
    • Haraku Mio
      Haraku Mio

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 10:48 19/03
      • mineru
        mineru

        💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 10:48 19/03
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 7 KNTT Tập 2

        Xem thêm