Giải Vở thực hành Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 33
Với nội dung bài Giải vở thực hành Ngữ văn 7 bài 33: Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 20 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 7.
Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 20
Bài: Cuộc chạm trán trên đại dương
Bài tập 1 trang 20 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những chi tiết miêu tả hình dáng lạ lùng của con cá thiết kình.
Trả lời:
- Hình dáng lạ lùng của con cá thiết kình:
+ “một vật dài màu đen nổi lên mặt nước.”
+ “đuôi nó quẫy mạnh làm mặt nước sủi bọt”
+ “con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh.”
+ “con cá dài khoảng tám mươi mét”
+ “nó cân đối một cách lạ lùng về cả ba chiều”
Bài tập 2 trang 20 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Nơi ba nhân vật Pi-e A-rôn-nác, Công-xây và Nét Len phiêu lưu sau cuộc Chạm trán trên đại dương:
Trả lời:
- Cuộc chạm trán trên đại dương dẫn ba nhân vật vào cuộc phiêu lưu trong không gian bên trong chiếc tàu ngầm.
- Đây là một không gian xa lạ đối với cả ba người.
Bài tập 3 trang 20 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Ước mơ của Giuyn Véc-nơ và những người cùng thời với ông thể hiện qua nhan đề tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển:
Ngày nay việc hiện thực hóa ước mơ đó được thể hiện qua:
Trả lời:
- Nhan đề thể hiện ước mơ của Giuyn Véc – nơ và những người cùng thời với ông. Đó là ước mơ về việc chinh phục đại dương của con người.
- Ước mơ ấy ngày nay đã được hiện thực hoá rất nhanh chóng nhờ những phát minh vĩ đại và sự dũng cảm, lòng đam mê khám phá của con người.
Bài tập 4 trang 20 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Cơ sở hiện thực để nhà văn sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm Nau-ti-luýt:
Trả lời:
- Nhà văn sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên trên mong muốn khát khao muốn chinh phục đại dương của mình.
Bài tập 5 trang 21 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Tác dụng của việc nhà văn đã để cho một nhà khoa học vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất.
Trả lời:
- Nhà văn đã để cho một nhà khoa học vào vai người kể chuyện ngôi thứ có tác dụng:
+ Khiến cho lời kể trở nên khách quan, chân thực.
+ Thể hiện một cách rõ nhất cuộc chạm trán trên đại dương vì người kể chuyện có tham gia trong chuyến hành trình đó.
Bài tập 6 trang 21 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi-e A – rôn – nác về chiếc tàu ngầm nằm trong đoạn từ:
Đến:
Những câu văn thể hiện tư duy lô – gic đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng trong đoạn trích:
Trả lời:
Những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi-e A – rôn – nác về chiếc tàu ngầm nằm trong đoạn từ Nhưng nếu đó là cái mai bằng xương của loài động vật thời cổ đại thì sao…. Đến thì đó là điều đáng suy nghĩ!
Những câu văn thể hiện tư duy lô – gíc đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng trong đoạn kể lại những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi – e A – rôn – nác:
+ “Nhưng nếu đó là cái mai bằng xương của loài động vật thời cổ đại thì sao? Nếu vậy thì tôi phải xếp quái vật này vào loại bò sát như rùa hay cá sấu!”
+ “Nhưng không! Cái lưng đen bóng, nơi tôi đang đứng nhẵn thín, phẳng lì chứ không có vảy. Gõ xuống, nó kêu boong boong, và lạ thay, nó lại được ghép lại bằng thép lá.”
+ “Không còn nghi ngờ gì nữa! Cái mà người ta vẫn tưởng là động vật, là hiện tượng kì lạ của thiên nhiên, cái đã làm cho cả giới bác học bế tắc, đã kích động óc tưởng tượng của các thuỷ thủ ở cả hai bán cầu, lại là một hiện tượng kì diệu hơn, do bàn tay con người tạo ra.”
+ “Nếu như tôi có may mắn xác định được sự tồn tại của một động vật kì quái nhất, tôi cũng chẳng ngạc nhiên tới mức ấy. Việc thiên nhiên tạo ra những điều kì diệu … siêu nhiên, lại do thiên tài con người tạo ra, thì đó là điều đáng suy nghĩ!”
Bài tập 7 trang 21 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Đề tài của tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển:
Đề tài đó có còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả ngày nay hay không?
Có? Không?
Lí do:
Trả lời:
- Đề tài của tác phẩm là: khám phá đại dương.
- Hiện nay, đề tài đó vẫn còn đang được nhận được sự quan tâm của con người vì ngày nay các nhà khoa học đã phát minh ra những thiết bị có thể khám phá nơi này.
Bài tập 8 trang 21 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những việc con người cần làm để vừa chinh phục đại dương vừa không làm ảnh hưởng đến môi trường biển:
Trả lời:
- Con người cần phải tìm hiểu thật kĩ về vị trí nơi mình khám phá trước khi đi chinh phục.
- Chúng ta có thể khám phá con vật dưới đại dương bằng nhiều cách khác nhau: cho thiết bị ra đa xuống dưới, gắn chip vào những con động vật lớn, có sức sống lâu bền, …
Bài tập 9 trang 22 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể tiếp theo tưởng tượng của em về sự kiện diễn ra sau tình huống nhân vật “tôi”, Công-xây và Nét Len bị kéo vào bên trong con tàu ngầm.
Trả lời:
Chúng tôi ngay lập tức đứng trước toàn bộ những người trong tàu, trong số đó có thuyền trưởng – chỉ huy con tàu ngầm. Ông ta tra hỏi tên và danh tính của chúng tôi một hồi lâu nhưng chúng tôi không dễ dàng để trả lời. Cuối cùng, ông ta cũng kể về chiếc tàu ngầm và nguyên nhân tại sao lại có sự xuất hiện của nó. Hiểu được toàn bộ câu chuyện, chúng tôi cảm thấy vừa bàng hoàng, lại rất tò mò muốn biết chiếc tàu ngầm hoạt động như thế nào. Chúng tôi thỉnh cầu thuyền trưởng, ông ta cùng cả đoàn người liền cho khởi chạy chiếc tàu ngầm.
Bài: Thực hành tiếng Việt trang 22
Bài tập 1 trang 22 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Đọc đoạn văn sau và điền nội dung phù hợp vào bảng:
Đoạn văn | Tình mạch lạc của đoạn văn | |
Trật tự thời gian diễn ra sự việc | Nguyên tắc sắp xếp các sự việc | |
Trả lời:
Đoạn văn | Tình mạch lạc của đoạn văn | |
Trật tự thời gian diễn ra sự việc | Nguyên tắc sắp xếp các sự việc | |
Sáu giờ, trời hửng sáng. Cùng với những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt. Tới bảy giờ, trời gần sáng rõ. Nhưng sương mù dày đặc đang trải ra ở chân trời, và dùng ống nhòm loại tốt nhất cũng chẳng thấy rõ vật gì. Có thể hình dung được chúng tôi thất vọng và giận dữ đến mức nào! | Các câu trên được sắp xếp theo trình tự thời gian khá hợp lí. Từ lúc 6 giờ, trời hửng sáng, khi con cá thiết kình phụt tắt đến 7 giờ, trời hửng sáng. Tuy nhiên, sương mù lúc này dày đặc nên không thể quan sát vật gì. Điều này đã làm cả đoàn người thất vọng và giận dữ. | Sắp xếp sự việc đến trước thì nói trước, đến sau thì nói sau và sử dụng từ ngữ liên kết: “Tới”, “Nhưng”, “Có thể hình dung”. |
Bài tập 2 trang 22 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích sau và nêu chức năng của chúng:
Đoạn trích | Cách chiếc tàu chiến một hải lí rưỡi, có một vẹt dài màu đen nổi lên khỏi mặt nước độ một mét. Đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt. Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ! Con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh. Chiếc tàu tiến lại gần. Tôi bắt đầu ngắm kĩ con cá. Báo cáo của tàu Hen-vo-chi-a và San-nông hơi cường điệu kích thước của nó. Theo tôi, con cá không dài quá tám mươi mét. Chiều ngang hơi khó xác định, nhưng tôi có cảm tưởng rằng nó cân đối một cách lạ lùng về cả ba chiều. |
Các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích | |
Chức năng của các phương tiện liên kết đó |
Trả lời:
Đoạn trích | Cách chiếc tàu chiến một hải lí rưỡi, có một vật dài màu đen nổi lên khỏi mặt nước độ một mét. Đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt. Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ! Con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh. Chiếc tàu tiến lại gần. Tôi bắt đầu ngắm kĩ con cá. Báo cáo của tàu Hen-vo-chi-a và San-nông hơi cường điệu kích thước của nó. Theo tôi, con cá không dài quá tám mươi mét. Chiều ngang hơi khó xác định, nhưng tôi có cảm tưởng rằng nó cân đối một cách lạ lùng về cả ba chiều. |
Các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích | + Sự việc được kể lại theo trình tự thời gian + Từ ngữ lặp lại, đồng nghĩa: “đuôi”, “một vật dài màu đen – con cá”, “chiếc tàu” + Những từ ngữ nêu ra ý kiến về con cá: “Theo tôi” |
Chức năng của các phương tiện liên kết đó | Chức năng của chúng khiến cho mạch liên kết đoạn văn mạch lạc, rõ ràng. Từ đó, làm nổi bật sự xuất hiện của con cá thiết kình và những suy luận của nhà khoa học. |
Bài tập 3 trang 23 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: (1) Nhưng con cá cũng bơi với tốc độ y như vậy! (2) Trong suốt một giờ, chiếc| tàu chiến không tiến gần thêm được một sải! (3) Thật là nhục nhã cho một trong những chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ! (4) Anh em thủy thủ tức giận điên người. (5) Họ nguyền rủa quái vật, nhưng nó vẫn phớt lờ.
Có thể sắp xếp các câu trong đoạn văn trên theo một trật tự khác được không?
Chọn: Có…Không
Lí do:
Trả lời:
- Theo em, không thể sắp xếp các câu trong đoạn văn dưới đây theo một trật tự khác được. Vì những sự việc trong mỗi câu văn đang được xếp theo trình tự thời gian hợp lí.
Bài tập 4 trang 23 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại một tình huống trong Cuộc chạm trán trên đại dương.
- Thuyết minh ngắn gọn về mạch lạc và liên kết của đoạn văn:
Trả lời:
Sau khi quan sát con quái vật ở phần ngoài, tất cả đoàn đã phải kinh ngạc vì thấy hai lỗ mũi nó vọt lên hai cột nước cao tới bốn mươi mét. Cả đoàn đã hình dung được đôi chút về cách thở của con cá thiết kình này. Sau đó, cả đoàn ai nấy cũng đều sẵn sàng cho giờ chiến đấu. Đoàn ép sát con cá rồi lại cách xa nó ra, cuộc đuổi bắt kéo dài hơn bốn mươi lăm phút. Tốc độ của con cá giống y hệt với tốc độ tàu chạy. Điều đó khiến cho anh em thuỷ thủ tức giận điên người, nguyền rủa con quái vật.
- Thuyết minh ngắn gọn về mạch lạc và liên kết của đoạn văn:
Nội dung chính của đoạn văn nói về cuộc săn đuổi con quái vật, cả đoạn được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian từ xa tới gần, rồi lại từ gần tới xa. Điều này thể hiện tốc độ kinh hoàng của con cá. Bên cạnh đó, đoạn văn còn sử dụng những từ ngữ lặp lại, đồng nghĩa như “cả đoàn”, “con quái vật – con cá thiết kình”, “anh em thuỷ thủ”, … Từ đó tạo sự liên kết và mạch lạc của đoạn văn.
Bài: Đường vào trung tâm vũ trụ
Bài tập 1 trang 24 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những không gian, nơi diễn ra các sự việc chính trong câu chuyện:
Trả lời:
Những không gian, nơi diễn ra các sự việc chính trong câu chuyện: trong rừng, trong bảo tàng, trong đền thờ, trong trung tâm vũ trụ.
Sự việc 1 | Sự việc 2 | Sự việc 3 | Sự việc 4 |
Ba nhân vật dừng chân ở phía bên kia và trốn vào trong rừng, sau đó Thần Đồng rủ cả đội xuống bảo tàng dưới chân núi, nơi trưng bày bức tượng Nhân sư quý giá. | Thần Đồng đọc được một cuốn sách nói về nơi đặt hòn đá trung tâm của vũ trụ. Đêm xuống, ba nhân vật cùng vào đền thờ để tìm manh mối. | Thần Đồng và nhân vật tôi phát hiện ra một cái hố. Đó chính là nơi lắp hòn đá Ôm – phe – lốt. Thần Đồng ngay lập tức cưỡi Thần Thoại đi tới Bảo tàng khu di tích Delphi bỏ lại nhân vật tôi ở lại. | Thần Đồng quay trở lại với hòn đá và cả ba nhân vật cùng bước vào trung tâm của vũ trụ với biết bao điều kì lạ. |
Bài tập 2 trang 24 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Các nhân vật xuất hiện trong văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ:
Ấn tượng của em về nhân vật dị thường:
Trả lời:
- Các nhân vật xuất hiện trong văn bản: Thần Đồng, Thần Thoại và nhân vật tôi.
- Ấn tượng của em về nhân vật dị thường: Đó là Thần Thoại, một chú ngựa màu trắng, có đôi cánh dài rộng.
Bài tập 3 trang 24 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những câu văn miêu tả không gian Tâm Trái Đất.
Mối liên hệ giữa Tâm Trái Đất với Tâm Vũ Trụ:
Trả lời:
- Theo lời nhân vật người kể chuyện, nhà văn Giuyn Véc – nơ đã miêu tả không gian tâm Trái đất: “những cây nấm cổ đại khổng lồ, những con khủng long từ thời tiền sử, những con chim điện quý hiếm, …”
- Tâm Trái Đất cũng có những sinh vật kì lạ giống với Tâm Vũ Trụ mà các nhân vật đang chứng kiến.
Bài tập 4 trang 25 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Khoảng thời gian mà các nhân vật chính được trở lại nhờ “bước nhảy không gian” kì diệu:
Trả lời:
- “Bước nhảy không gian” kì diệu đã đưa các nhân vật chính trở lại với khoảng thời gian cổ đại.
Bài tập 5 trang 25 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Điền thông tin vào bảng sau:
Các loài sinh vật kì lạ ở Tâm Vũ Trụ | ||||
Tên loài | ||||
Đặc điểm |
Trả lời:
Các loài sinh vật kì lạ ở Tâm Vũ Trụ | ||||
Tên loài | Đại bàng | Ngựa | Chuồn chuồn | Khủng long Spi-nô-sơ- rớt Ê-gip-ti-cớt |
Đặc điểm | Bay theo chiều vuông góc, điểm giao nhau của chúng chính là “cái rốn” của vũ trụ. | Cất cánh bay trên bầu trời. | Khổng lồ với sải cánh rộng như đại bàng. Thân hình nó óng ánh lân tinh, bốn cánh khỏe khoắn, đập nhanh như cánh quạt. | Khủng long bạo chúa, đang ăn thịt voi ma mút. |
Bài tập 6 trang 25 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Em có thích ý tưởng về công nghệ gen được đề cập trong văn bản không?
Chọn:
Suy nghĩ của em về công nghệ gen đó nếu nó trở thành hiện thực:
Trả lời:
- Em rất thích ý tưởng về công nghệ gen được đề cập tới trong văn bản. Em nghĩ nếu công nghệ gen trở thành hiện thực, thì rất nhiều loài sinh vật có thể được lai tạo.
Bài tập 7 trang 25 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể về không gian em sẽ tới nhờ “bước nhảy không gian”.
Trả lời:
Nếu tưởng tưởng bản thân có thể thực hiện “bước nhảy không gian” thì em sẽ tới không gian của thế giới tương lai. Tại nơi đây, em được ngắm nhìn những phát minh vĩ đại nhất của con người, nơi máy móc là công cụ đắc lực cho đời sống. Vừa đặt chân tới thế giới tương lai, em sẽ được một cô người máy biết nói dẫn đi tham quan khắp thành phố. Sau đó, em được ăn những món ăn ngon do chính những bàn tay bằng sắt thực hiện, em không phải chờ đợi quá lâu. Ăn xong, em được đi lên máy bay không người lái đến thế giới thuỷ sinh, nơi con người nghiên cứu và cho phối gen những loài động vật kì lạ, đầy thú vị.
Bài: Thực hành tiếng Việt trang 26
Bài tập 1 trang 26 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Hoàn thành bảng dưới đây:
Câu | Công dụng của dấu chấm lửng |
a. Nhưng tôi chạm ngay vào một vật rắn. Tôi níu lấy nó. Tôi cảm thấy mình được đưa lên mặt nước và dễ thở hơn... Tôi ngất đi... | |
b. Chính chúng ta đã biết rõ hơn ai hết tốc độ con tàu này! Muốn đạt tốc độ đó cần có máy móc, muốn điều khiển máy móc, phải có thợ. Từ đó tôi kết luận rằng... chúng ta đã thoát chết! | |
c. Chúng tôi lần mò từng ngóc ngách, từ điện thờ thần A-pô-lô đến thánh đường A-then-na P2-rô-nai-a, thậm chí không bỏ sót những vết tích còn lại của đấu trường, rạp hát,... bên bờ suối Cát-xta-líc, - Tớ nghĩ ta nên quay lại điện thờ thần A-pô-lô, vì trong câu đố có nhắc đến vị thần đội vòng nguyệt quế và nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải bày tỏ lòng thành kính - Tôi kết luận sau khi đã kiểm tra một vòng. - Có lí! Nhưng mà cái khoản bày tỏ lòng thành kính ấy, cậu bày tỏ đi nhé... |
Trả lời:
Câu | Công dụng của dấu chấm lửng |
a. Nhưng tôi chạm ngay vào một vật rắn. Tôi níu lấy nó. Tôi cảm thấy mình được đưa lên mặt nước và dễ thở hơn... Tôi ngất đi... | Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu của câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một nội dung bất ngờ là “Tôi ngất đi” |
b. Chính chúng ta đã biết rõ hơn ai hết tốc độ con tàu này! Muốn đạt tốc độ đó cần có máy móc, muốn điều khiển máy móc, phải có thợ. Từ đó tôi kết luận rằng... chúng ta đã thoát chết! | Dấu chấm lửng thể hiện lời nói ngập ngừng: “Từ đó tôi kết luận rằng … chúng ta đã thoát chết!” |
c. Chúng tôi lần mò từng ngóc ngách, từ điện thờ thần A-pô-lô đến thánh đường A-then-na P2-rô-nai-a, thậm chí không bỏ sót những vết tích còn lại của đấu trường, rạp hát,... bên bờ suối Cát-xta-líc, - Tớ nghĩ ta nên quay lại điện thờ thần A-pô-lô, vì trong câu đố có nhắc đến vị thần đội vòng nguyệt quế và nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải bày tỏ lòng thành kính - Tôi kết luận sau khi đã kiểm tra một vòng. - Có lí! Nhưng mà cái khoản bày tỏ lòng thành kính ấy, cậu bày tỏ đi nhé... | Dấu chấm lửng thứ nhất phối hợp với dấu phẩy thể hiện sự liệt kê sự vật, hiện tượng. Còn hai dấu chấm lửng còn lạ làm giãn ra nhịp điệu của câu văn. |
Bài tập 2 trang 26 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Câu có dấu chấm lửng với công dụng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung hài hước trong văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ:
Trả lời:
- “Chẳng qua chỉ là cái … ổ voi thôi mà! Ai bảo có người “mắt toét”!”
Bài tập 3 trang 27 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Hoàn thành bảng dưới đây:
Câu | Công dụng của dấu ngoặc kép |
a. Cả Thần Đồng và tôi đều tin “cái rốn” ấy hẳn vẫn còn ở trong đền chứ không thể là hòn đá Ôm-phe-lốt kia. | |
b. Câu hỏi đầu tiên chạy qua đầu hắn chắc chắn là: Sao có thể lưu giữ được những “hiện vật” này? |
Trả lời:
Câu | Công dụng của dấu ngoặc kép |
a. Cả Thần Đồng và tôi đều tin “cái rốn” ấy hẳn vẫn còn ở trong đền chứ không thể là hòn đá Ôm-phe-lốt kia. | Dấu ngoặc kép biểu thị từ ngữ có hàm ý, ý nói cái rốn ở đây là chỉ cổng vào tâm trái đất. |
b. Câu hỏi đầu tiên chạy qua đầu hắn chắc chắn là: Sao có thể lưu giữ được những “hiện vật” này? | Dấu ngoặc kép biểu thị từ ngữ với hàm ý bao quát những sự vật đã được nhắc tới ở phía trước. |
Bài tập 4 trang 27 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) về một nội dung được gợi ra từ văn bản “Đường vào trung tâm vũ trụ”, trong đó có sử dụng dấu chấm lửng.
Trả lời:
Qua văn bản, em thấy ý tưởng về công nghệ gen rất thú vị. Chúng ta đang sống trong một xã hội mà mọi điều kiện để nghiên cứu và khám phá đều thuận lợi bởi có máy móc công nghệ hỗ trợ. Trong bài, em có thể thấy rất nhiều những sinh vật kì lạ như cây nấm khổng lồ, gốc cây dương xỉ cao ngất, con chuồn chuồn khổng lồ, … Rất có thể trong tương lai, chúng ta có thể tái tạo hoặc phát minh ra những giống loài như vậy. Hơn thế nữa, con người cũng có thể chế tạo ra nhiều phương thuốc mới để chữa bệnh, hoặc những giống loài có thể phục vụ đời sống cho con người.
Bài: Dấu ấn Hồ Khanh
Bài tập 1 trang 27 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Nhận xét về nhan đề của văn bản:
Yêu cầu đối với nhan đề của một văn bản thông tin:
Trả lời:
- Nhận xét nhan đề của văn bản: Nhan đề văn bản gợi cho người đọc sự tò mò cho người đọc, thôi thúc người đọc tìm hiểu về Hồ Khanh và những dấu ấn của nhân vật này.
- Theo em, việc đặt nhan đề cho một văn bản thông tin phải đảm bảo yêu cầu:
+ Cung cấp được thông tin về đối tượng cho người đọc
+ Ngắn gọn, súc tích vấn đề văn bản đề cập.
Bài tập 2 trang 27 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những thông tin cơ bản về nhân vật Hồ Khanh mà văn bản cung cấp:
- Quê quán:
- Nghề nghiệp:
- Tính cách:
- Thành tích nổi bật:
Trả lời:
- Văn bản trên đã đưa tới những thông tin cơ bản về nhân vật Hồ Khanh:
+ Giới thiệu về dấu ấn mà Hồ Khanh đã mang lại.
+ Đưa ra thông tin về quê quán, nghề nghiệp của đối tượng.
+ Kể về những dấu ấn đặc biệt của Hồ Khanh khi tìm thấy những hang động lớn bé.
Bài tập 3 trang 28 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: “Dấu ấn Hồ Khanh” trong công cuộc khám phá hang động ở Quảng Bình được thể hiện qua chi tiết:
Trả lời:
- Trong công cuộc khám phá hang động ở Quảng Bình, chi tiết thể hiện “dấu ấn Hồ Khanh” là: “Đó là Hồ Khanh, người phát hiện ra hang Sơn Đoòng và rất nhiều hang động ấn tượng khác.”
Bài tập 4 trang 28 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Thời điểm và sự kiện quan trọng làm cuộc đời của Hồ Khanh thay đổi:
Trả lời:
Thời điểm | Sự kiện |
khoảng năm 1989 | Hồ Khanh ghé vào một hang đá để tạm trú trong cơn mưa và thấy một số điều đặc biệt ở hang động này. |
Bài tập 5 trang 28 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Phẩm chất quan trọng nhất để trở thành một nhà thám hiểm là
Trả lời:
- Theo em, phẩm chất quan trọng nhất để trở thành một nhà thám hiểm đó là lòng dũng cảm. Bởi vì chỉ khi dũng cảm, người ta mới có động lực để tiến lại gần hơn với những khám phá của mình.
Bài: Chiếc đũa thần
Bài tập 1 trang 28 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những đặc điểm để xác định văn bản Chiếc đũa thần là truyện khoa học:
- Đề tài:
- Bối cảnh:
- Cốt truyện:
- Nhân vật:
Trả lời:
- Đề tài: du hành vũ trụ nói về những cuộc khám phá du hành vũ trụ của các nhà khoa học và nhà du hành vũ trụ.
- Bối cảnh: không gian ngoài Trái Đất.
- Cốt truyện: Cuộc du hành vũ trụ của nhà khoa học Mơ – ven Ma – xơ.
- Nhân vật: nhà khoa học: Mơ – ven Ma – xơ.
Bài tập 2 trang 28 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những chi tiết miêu tả thiên hà khổng lồ NGK 4565
Trả lời:
Những chi tiết miêu tả thiên hà khổng lồ NGK 4565:
- Ở xa bảy triệu pác-xếc, có thể nhìn thấy rìa của nó.
- Nó trải rộng mọi hướng nom như cái đĩa mảnh và rõ ràng là cấu tạo bởi những nhánh hình xoắn ốc.
Bài tập 3 trang 28 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Trong không gian vũ trụ bao la, Trái Đất được ví với cái gì? Khoanh tròn phương án đúng:
a. Cái đĩa dẹt
b. Cái bánh xe.
c. Hạt bụi nhỏ xíu.
Trả lời:
c. Hạt bụi nhỏ xíu.
Bài tập 4 trang 29 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Ước mơ của nhân vật Mơ-ven Ma-xơ.
Nhận xét của em về tính hiện thực của ước mơ đó:
Trả lời:
Ước mơ của nhân vật Mơ-ven Ma-xơ: truyền tin thông qua vũ trụ và khám phá không gian bao la vô tận của các thiên hà.
Nhận xét của em về tính hiện thực của ước mơ đó: Có thể thành hiện thực khi khoa học phát triển hơn khi con người có những công cụ mới khám phá thế giới.
>>> Bài tiếp theo: Giải Vở thực hành Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 34
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải VTH Ngữ văn lớp 7 bài 33: Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 20 sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo và Ngữ văn 7 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.