Giáo án Địa 9 bài 21: Vùng đồng bằng Sông Hồng (tiếp theo) theo Công văn 5512
Bài 21: Vùng đồng bằng Sông Hồng (tiếp theo) theo CV 5512
Giáo án Địa 9 bài 21: Vùng đồng bằng Sông Hồng (tiếp theo) theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm và đăng tải với các kiến thức được trình bày gọn gàng, dễ hiểu sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng nắm được các đặc điểm cơ bản về vùng đồng bằng sông Hồng. Sau đây là tài liệu mời quý thầy cô cùng tham khảo
Trường:................... Tổ:............................ Ngày: ........................ | Họ và tên giáo viên: ……………………............................. |
TÊN BÀI DẠY: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (TIẾP THEO)
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt:
Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế của ĐBSH.
- Nêu được các trung tâm kinh tế lớn của vùng ĐBSH.
- Tìm hiểu những khó khăn và hạn chế của vùng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa thế mạnh vùng.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để trình bày tình hình phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích bản đồ kinh tế trình bày được sự phân bố của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Hồng
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích sự phát triển của kinh tế vùng.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Giáo dục ḷòng yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế.
- Chăm chỉ: Tìm hiểu sự phát triển các ngành kinh tế của vùng và các trung tâm kinh tế lớn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng
- Một số tranh ảnh
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.
b) Nội dung:
HS nêu được 1 số sản phẩm nông nghiệp về vụ đông nổi bật của vùng.
c) Sản phẩm:
HS biết được các sản phẩm như: Cà chua, su hào, bắp cải, khoai tây,…
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ
+ Giáo viên trưng bày các hình ảnh nổi bật của vùng ĐBSH
+ Học sinh quan sát và đoán tên sản phẩm nông nghiệp qua hình ảnh.
Bước 2: HS ghi tên các sản phẩm để thể hiện sự hiểu biết về đối tượng.
Bước 3: GV chuẩn lại kiến thức và đánh giá, dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Tình hình phát triển kinh tế ( 17 phút)
a) Mục đích:
Trình bày được thế mạnh và sự phân bố của các ngành kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ vùng Đồng bằng sông Hồng để hoàn thành phiếu học tập.
* Nội dung chính:
IV. Tình hình phát triển kinh tế
1. Công nghiệp
- Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh.
Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung
Bài tiếp theo: Giáo án Địa 9 bài 22: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số theo Công văn 5512
Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc