Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa 9 bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) theo Công văn 5512

Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

Giáo án Địa 9 bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm và đăng tải giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội những kiến thức về dịch vụ là lĩnh vực kinh tế phát triển mạnh và đa dạng sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy sản xuất và giải quyết việc làm ở thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (TIẾP THEO)

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt:

- Trình bày được các đặc điểm cơ bản của ngành công nghiệp, nông nghiệp của vùng.

- Giải thích được vì sao Đông Nam bộ là vùng công nghiệp phát triển số 1 cả nước, vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.

- Đánh giá được những thế mạnh, hạn chế trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp của vùng.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để trình bày tình hình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích bản đồ kinh tế trình bày được sự phân bố của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích sự phát triển của kinh tế vùng.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Giáo dục ḷòng yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế.

- Chăm chỉ: Tìm hiểu sự phát triển các ngành kinh tế của vùng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

Bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS dựa vào hình ảnh nêu lên sản phẩm kinh tế của vùng.

c) Sản phẩm:

HS quan sát ảnh và nêu được các sản phẩm nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp một số tranh ảnh: Quan sát các hình dưới đây, em hãy cho biết đây là những sản phẩm nông nghiệp nào?

Giáo án Địa 9 bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) theo Công văn 5512

Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời.

Bước 3: HS báo cáo kết quả (một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét)

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Đặc điểm ngành công nghiệp, nông nghiệp của Đông Nam Bộ (25 phút )

a) Mục đích:

- Trình bày đặc điểm của ngành công nghiệp, nông nghiệp của vùng.

- Đánh giá được những thế mạnh, hạn chế trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp của vùng.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ để trả lời các câu hỏi.

* Nội dung chính:

IV. Tình hình phát triển kinh tế

- Vùng Đông Nam Bộ có cơ cấu tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước

1. Công nghiệp

- Có sự thay đổ rõ rệt so trước ngày giải phóng .

- Trở thành ngành chính .

- Công nghiệp tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.

- Cơ cấu sản xuất công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành như:CN nặng , CN nhẹ , chế biến lương thực thực phẩm .

- Một số ngành hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển : Khai thác dầu khí, hóa dầu, điện tử, công nghệ cao… Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.

- Trung tâm công nghiệp :TP HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu ( TP HCM chiếm 50% giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng )

2. Nông nghiệp

- Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước

- Cây công nghiệp cao su, cà phê, hồ tiêu, điều lạc, mía đường, đậu tương thuốc lá, cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa..) .

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo hướng công nghiệp .

- Thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt đem lại nguồn lợi lớn

- Khó khăn: mùa khô kéo dài gây thiếu nước .

- Giải pháp: Phát triển rừng đầu nguồn , xây dựng hồ chứa nước như Dầu Tiếng , Trị An .

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi nhóm:

* Nhóm 1, 2: Ngành công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ?

* Thế mạnh

+ Nguyên liệu phong phú từ nông nghiệp

+ Lao động đông đảo, nhiều kinh nghiệm

+ Thị trường, vốn, chính sách

+ Cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh

* Tình hình

+ Các ngành chính: Điện tử, dệt may, hóa chất, cơ khí, luyện kim, đóng tàu…

+ Trung tâm: TP.HCM, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Biên Hòa

+ TP.HCM là trung tâm lớn nhất vùng, chiếm trên 50% giá trị công nghiệp của vùng.

* Định hướng

+ Ứng dụng công nghệ mới

+ Bảo vệ môi trường

+ Tăng vốn…

* Nhóm 3, 4: Ngành nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ?

* Thế mạnh

+ Đất phù sa cổ, đất feralit trên đá badan

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Địa 9 bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 9

    Xem thêm