Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa 9 bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản theo Công văn 5512

Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản theo Công văn 5512

Giáo án Địa 9 bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt:

- Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta ; vai trò của từng loại rừng .

- Trình bày được sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu, biểu đồ, để hiểu và trình bày sự phát triển của lâm nghiệp, thủy sản.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích bản đồ, lược đồ lâm nghiệp, thủy sản để thấy rõ sự phân bố của các loại rừng, bãi tôm, bãi cá vị trí các ngư trường trọng điểm.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Có ý thức bảo vệ tài nguyên trên cạn và dưới nước.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Không đồng tình với những hành vi phá hoại môi trường như chặt phá cây, săn bắt chim thú, đánh cá bằng thuốc nổ

- Chăm chỉ: Tìm hiểu các đặc điểm của ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bản đồ kinh tế chung Việt Nam

- Lược đồ lâm nghiệp và thuỷ sản

- Tài liệu, hình ảnh về hoạt động lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta.

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- HS gợi nhớ được những hiểu biết về tài nguyên rừng và biển của nước ta.

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS quan sát hình ảnh và nhận xét thực trạng lâm nghiệp, ngư nghiệp hiện nay

c) Sản phẩm:

Lâm nghiệp và ngư nghiệp đang bị tàn phá nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn trong tương lai.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ. GV cung cấp một số tranh ảnh về thực trạng rừng và nguồn lợi thuỷ sản của nước ta và yêu cầu HS nhận biết .

Giáo án Địa 9 bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản theo Công văn 5512

Nhóm ảnh 1

Giáo án Địa 9 bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản theo Công văn 5512

Nhóm ảnh 2

Bước 2: Quan sát tranh ảnh và bằng hiểu biết để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả ( một HS trả lời, các HS khác nhận xét)

Bước 4: GV nhận xét phần trả lời của HS và dẫn dắt kết nối vào bài

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu tài nguyên rừng ở nước ta ( 9 phút)

a) Mục đích:

Tìm hiểu tài nguyên rừng ở nước ta. Vai trò của từng loại rừng

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác bản đồ lâm nghiệp Việt Nam để trả lời các câu hỏi.

* Nội dung chính:

I. Lâm nghiệp:

1. Tài nguyên rừng

*Thực trạng:

- Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp (35%) năm 2000.

- Cơ cấu rừng: Rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng.

c) Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi sau:

+ Thực trạng tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay: Đang bị tàn phá, cạn kiệt nghiêm trọng.

+ Tài nguyên rừng cạn kiệt là do những nguyên nhân: Chiến tranh, khai thác quá mức, nạn khai thác gỗ lậu, quản lí yếu kém, cháy rừng,…

- Cơ cấu các loại rừng ở nước ta và chức năng của từng loại rừng:

+ Rừng sản xuất: cung cấp gỗ cho CN chế biến, xuất khẩu và dân dụng

+ Rừng phòng hộ: là rùng đầu nguồn chống cát bay, lũ lụt, sạt lỡ đất.

+ Rừng đặc dụng: là các vườn quốc gia và các khu dự trữ thiên nhiên

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Địa 9 bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 9

    Xem thêm