Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa 9 bài 31: Vùng Đông Nam Bộ theo Công văn 5512

Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ theo Công văn 5512

Giáo án Địa 9 bài 31: Vùng Đông Nam Bộ theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt:

- Xác định được các đặc điểm về vị trí, giới hạn lãnh thổ của vùng.

- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ của vùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

- Phân tích được các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nổi bật của vùng.

- Phân tích được các đặc điểm dân cư xã hội của vùng.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư xã hội của vùng Đông Nam Bộ.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Phân tích bản đồ tự nhiên của vùng để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích nguyên nhân vùng có trình độ dân cư xã hội cao nhất cả nước.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề việc làm và chất lượng cuộc sống

- Chăm chỉ: Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ của vùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bản đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ.

- Bảng số liệu 31.1 và 31.2 SGK

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

HS trả lời được các đặc điểm khi nhắc đến vùng Đông Nam Bộ như: đông dân, kinh tế phát triển, mức sống cao,ô nhiễm môi trường.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức của mình em hãy nêu những đặc điểm nổi bật khi nhắc đến TP. HCM nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói riêng.

Bước 2: HS trả lời bằng hiểu biết của mình.

Bước 3: HS báo cáo kết quả (một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét)

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí, giới hạn lãnh thổ (10 phút)

a) Mục đích:

- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ.

- Nêu được ý nghĩa của VTĐL đối với việc phát triển KT-XH.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.

* Nội dung chính:

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.

- Diện tích: 23 500 km2, gồm 6 tỉnh/thành phố.

- Tiếp giáp

+ Phía Bắc và phía Tây Bắc giáp Cam-pu-chia

+ Phía Nam giáp biển Đông.

+ Phía Đông giáp với Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ

+ Phía Tây Nam giáp Đồng Bằng Sông Cửu Long,

- Là cầu nối giữa Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Nam Trung Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long. Có vi trí gần trung tâm khu vực ĐNA.

c) Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi sau:

- HS xác định vị trí giới hạn của vùng trên lược đồ.

- Diện tích của vùng: 23 500 km2, vùng có 6 tỉnh thành phố.

- Ý nghĩa về vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ:

+ Trao đổi các vùng thuận lợi bằng đường bộ, biển, sông

+ Trao đổi Campuchia qua cửa khẩu

+ Phát triển kinh tế biển

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Cho HS quan sát hình 31.1 hoặc bản đồ treo tường và trả lời câu hỏi:

- Xác định vị trí giới hạn của vùng?

- Cho biết diện tích của vùng, vùng có bao nhiêu tỉnh thành phố?

- Nêu ý nghĩa về vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập, các học sinh khác bổ sung

Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Gv nhận xét và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ (20 phút)

a) Mục đích:

+ Trình bày được các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên và dân cư xã hội nổi bật của vùng .

+ Đánh giá những thế mạnh về tự nhiên cũng như tài nguyên thiên nhiên, dân cư – xã hội của vùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

+ Phân tích được những khó khăn, hạn chế về mặt tự nhiên, dân cư – xã hội

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

* Nội dung chính:

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Địa hình thoải có đất ba dan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thuỷ tốt.

+ Biển ấm ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế, thềm lục địa nông rộng,có tiềm năng lớn về dầu khí.

+ Có hệ thống sông Đồng Nai là nguồn cung cấp nước cho vùng.

- Đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng hẹp, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao ….

c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi.

- Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền, trên biển của vùng: HS dựa vào bảng thông tin SGK/ 113 trả lời câu hỏi.

- HS xác định các con sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé trên bản đồ.

- Lưu vực sông Đồng Nai có tầm quan trọng đặc biệt đối với Đông Nam Bộ vì: cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt vào mùa khô cho cả vùng Đông Nam Bộ.

- Bảo vệ rừng đầu nguồn và hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông: Rừng ở Đông Nam Bộ không còn nhiều, Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn sinh thuỷ và giữ gìn cân bằng sinh thái. Chú ý vai trò rừng ngập mặn trong đó có rừng Sác ở huyện Cần Giờ vừa có ý nghĩa du lịch vừa là”lá phổi” xanh của TP HCM vừa là khu dự trữ sinh quyển của thế giới

- Khó khăn: Khoáng sản trên đất liền ít, rừng tự nhiên không nhiều, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải CN và sinh hoạt cao.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Hướng dẫn học sinh nghiên cứu bảng 31.1 SGK và trả lời câu hỏi

- Dựa vào bảng 31.1 SGK và bản đồ tự nhiên của vùng nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền, trên biển của vùng?

- Xác định các con sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé trên bản đồ treo tường?

- Vì sao nói lưu vực sông Đồng Nai có tầm quan trọng đặc biệt đối với Đông Nam Bộ?

- Vì sao phải bảo vệ rừng đầu nguồn và hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông?

- Ngoài những vấn đề trên Đông Nam Bộ còn gặp phải những khó khăn nào khác?

Bước 2: Các HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.3. Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư và xã hội của vùng ( 5 phút)

a) Mục đích:

- Trình bày được đặc điểm dân cư xã hội của vùng

- Phân tích được những thuận lợi, khó khăn của dân cư xã hội đối với sự phát triển của vùng.

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Địa 9 bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 9

    Xem thêm