Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Giáo dục công dân 6 bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (tiết 1) theo CV 5512

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (tiết 1) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn GDCD lớp 6 theo CV 5512

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu những hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là gì. Biểu hiện tích cực trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

2. Kĩ năng: HS biết chủ động, tích cực trong hoạt động lao động và học tập.

3. Thái độ: HS biết lập kế hoạch học tập, lao động, nghỉ ngơi, tham gia hoạt động xã hội.

4. Năng lực: Bồi dưỡng cho H năng lực cảm thụ thẩm mĩ, khả năng làm việc độc lập, năng lực hợp tác,…

II. Chuẩn bị

Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh, máy chiếu...

Học sinh: Xem trước nội dung bài học.

III. Hoạt động dạy học

Mô tả phương pháp và kỹ thuật dạy thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kỹ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống

- Dạy học hợp tác

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

- Kỹ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- dạy học theo nhóm

- dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình vấn đáp

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

- Kỹ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

- Kỹ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

E. Tìm tòi mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của H về tính tích cực, tự giác…

Thực hiện: Hoạt động cá nhân, nhóm

Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng, phiếu học tập

Phương án kt, đánh giá: HS tự đánh giá, GV đánh giá

Tiến trình:

+ Chuyển giao nhiệm vụ

Gv cho hs quan sát tranh về một số hoạt động của nhà trường dẫn dắt vào bài mới.

Tham gia trồng hoa, trong hoạt động thể dục thể thao, trong học tập?

? Em có nhận xét gì về những hoạt động này?

G giới thiệu bài mới: Đó là những hoạt động thể hiện tính tích cực tự giác. Vậy thế nào là tích cực, tự giác, bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC

HĐ 1: Tìm hiểu truyện đọc

* Mục tiêu: Hiểu được tình huống của truyện và có nhận xét

* Thực hiện: HĐ cá nhân, cặp đôi, nhóm

* Yêu cầu sản phẩm: Trình bày miệng, phiếu học tập

* Tiến trình hoạt động:

a. Chuyển giao nhiệm vụ:

+ Gọi HS đọc tình huống

Thảo luận nhóm

-Nhóm 1: Trương Quế Chi có suy nghĩ và ước mơ gì? Để thực hiện mơ ước của mình Chi đã làm gì?

-Nhóm 2: Những chi tiết nào chứng tỏ Trương Quế Chi tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể?

- Nhóm 3: Em học tập được những gì ở bạn Trương Quế Chi?

- HS tiếp nhận

b. Yêu cầu trả lời

+Muốn trở thành nhà báo

+ Chăm chỉ học tập, thích vẽ, có ước mơ, viết văn, làm thơ,…

+Sáng lập nhóm “Những người nói tiếng Pháp, tham gia câu lạc bộ thơ, hài hước, tích cực tham gia các hoạt động của đội, tập thể cộng đồng dân cư, các hoạt động ngoại khóa,…

+ Học tập ở bạn rất nhiều,….

c. Báo cáo kết quả

+ HS báo cáo

d. Đánh giá kết quả

+ HS đánh giá, nhận xét

+ GV đánh giá chuyển sang nội dung bài học

I. Tìm hiểu truyện đọc

NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ 1: Tìm hiểu nội dung bài học

* Mục tiêu: Hiểu được thế nào là tích cực tự giác

- Lấy được biểu hiện của tính tctg

* Thực hiện: HĐ cá nhân, cặp đôi, nhóm

* Yêu cầu sản phẩm: Trình bày miệng, phiếu học tập

* Tiến trình hoạt động:

a. Chuyển giao nhiệm vụ:

? Thế nào là tctg? Cho vd?
Gv: Hãy nêu mqh giữa tích cực và tự giác?.

Liên hệ

Gv: Hãy kể những việc làm thể hiện lịch sự, tế nhị của em?. Nêu lợi ích của việc làm đó?

Gv: Hãy kể tên một số hoạt động tập thể và hoạt động xã hội mà em biết?

Tình huống: Bạn Đức rất hiếu học, là học sinh giỏi, lại chăm ngoan, nhưng bạn rất ngại khi tham gia các hoạt động do nhà trường, Đoàn, Đội tổ chức, không mấy khi chịu vận động vui chơi, vì sợ mất thời gian học tập, bạn không thích quan tâm đến ai. Chỉ cần lo cho bản thân mình học tốt là đủ. Đức suốt ngày như con mọt sách, vóc dáng như ông cụ non, nhìn Đức ai cũng ái ngại.

? Theo em cách sống của Đức có chỗ nào cần điều chỉnh?

- H tiếp nhận yêu cầu trả lời

+ Là luôn vượt khó, kiên trì

+ Là chủ động làm việc không phải nhắc nhở

+ MQH xh tốt đẹp

+ Khi nhà trường tổ chức các chương trình ngoại khóa tích cực tham gia, tự giác học và làm bài giúp đỡ bố mẹ công việc nhà,…

+ H kể

-Hoạt động tập thể: là những hoạt động do tập thể công đoàn, chi đội, lớp, trường,....tổ chức.

- Hoạt động xã hội: là những hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội, do các tổ chức chính trị đứng ra tổ chức.

+ Đức chăm học đó là đức tính tốt nhưng chỉ ở nhà ngại giao tiếp, ít tham gia hoạt động tập thể nên đây là vấn đề Đức phải điều chỉnh làm sao giữa các việc phải diễn ra hài hòa tâm trạng thoải mái thì học tập mới tốt…

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi nhìn ảnh đoán tên hoạt động.

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm:

- Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.

- Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài.

Hoạt động 3: Luyện tập

Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập a, sgk/31

Câu hỏi: Thế nào là tích cực, tự giác? Biểu hiện của tích cực, tự giác?

Hoạt động 4: Vận dụng

Câu hỏi: Trái với tích cực, tự giác là gì? Liên hệ bản thân mình?

H ghi ra giấy.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

?Thế nào là tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? Cho ví dụ

- Học bài

- Xem trước nội dung còn lại của bài, Tổ 2 chuẩn bị trò chơi sắm vai theo nội dung bài tập b sgk/31.

Giáo án môn GDCD lớp 6

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu những hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là gì. Biểu hiện tích cực trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

2. Kĩ năng: HS biết chủ động, tích cực trong hoạt động lao động và học tập.

3. Thái độ: HS biết lập kế hoạch học tập, lao động, nghỉ ngơi, tham gia hoạt động xã hội.

B. Phương pháp:

  • Thảo luận nhóm
  • Xử lí tình huống
  • Tổ chức sắm vai, trò chơi.

C. Tư liệu, phương tiện

  • SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh,...
  • Xem trước nội dung bài học.

D. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là lịch sự, tế nhị?

Em sẽ làm gì để rèn luyện phẩm chất đạo đức này? Nêu 1 số biểu hiện cụ thể?

3. Giới thiệu bài mới. Gv tổ chức hs quan sát tranh về một số hoạt động của nhà trường dẫn dắt vào bài mới.

4. Dạy và học bài mới:

Hoạt động dạy học

Kiến thức cơ bản cần đạt

Hoạt động 1

Tìm hiểu truyện đọc sgk.

Gọi hs đọc truyện.

GV nêu câu hỏi cho HS trả lời:

1. Trương Quế Chi có suy nghĩ và ước mơ gì?

Để thực hiện mơ ước của mình Chi đã làm gì?

2. Em học tập được những gì ở bạn Chi?

3. Động cơ nào giúp Chi tích cực tự giác như vậy?

Hoạt động 2

Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học.

GV nêu một số câu hỏi dẫn dắt HS vào tìm hiểu nội dung bài học:

1. Hãy kể tên một số hoạt động tập thể và hoạt động xã hội mà em biết? (HS tự kể, GV bổ sung)

2. Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?

? Theo em chúng ta cần phải làm gì?

Hoạt động 3

Thảo luận – Liên hệ tới bản thân

GV chia lớp 4 nhóm, thảo luận 4 nội dung sau:

1. Hãy kể những việc làm thể hiện tính tích cực của em?

2. Hãy kể những việc làm thể hiện tính tự giác của em?

3. Em có mơ ước gì về nghề nghiệp, tương lai?

4. Hãy xây dựng kế hoạch để thực hiện ước mơ của mình?

HS thảo luận, trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, GV kết luận .

- HS quan sát tranh: Bức tranh này nói lên điều gì ?

GV nêu câu hỏi: Hãy nêu mối quan hệ giữa tích cực và tự giác?

Hoạt động 4

Luyện tập.

- Hướng dẫn HS làm bài tập a, sgk/31

- Đọc truyện "Chuyện trực nhật" SBT GDCD 6/ 25

I. Đặt vấn đề:

- Ước mơ trở thành con ngoan, trò giỏi.

- Ước mơ trở thành nhà báo, thể hiện sớm xác định lí tưởng nghề nghiệp của cuộc đời.

- Những ước mơ đó trở thành động cơ của những hành động tự giác, tích cực đáng được học tập, noi theo.

II. Nội dung bài học:

1. Khái niệm:

- Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.

- Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài.

2. Làm thế nào để có tính tích cực, tự giác?

- Mỗi người cần phải có ước mơ.

- Phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các hoạt động tập thể hoạt động xã hội.

- Không ngại khó hoặc lẫn tránh những việc chung.

- Tham gia tích cực vào các hoạt động của trường, lớp, địa phương tổ chức...

III. Bài tập – Luyện tập (tiết 1)

5. Củng cố - Dặn dò:

  • Thế nào là tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? Cho ví dụ?
  • Học bài, làm bài tập SGK.
  • Xem trước nội dung còn lại của bài.
  • Chuẩn bị đồ chơi sám vai theo nội dung bài tập b sgk/31.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân 6 bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (tiết 1) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 6

    Xem thêm