Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 9: Tế nhị - Lịch sự theo CV 5512

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 9: Tế nhị - Lịch sự được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn GDCD lớp 6 theo CV 5512

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được những biểu hiện của lịch sự tế nhị và lợi ích của nó trong cuộc sống.

2. Kĩ năng :HS biết nhận xét, góp ý và kiểm tra hành vi của mình trong cư xử hằng ngày.

3. Thái độ: HS có ý thức rèn luyện cử chỉ, hành vi, cách sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị. Xây dựng tập thể lớp thân ái, lành mạnh.

4. Năng lực: Bồi dưỡng cho H năng lực cảm thụ thẩm mĩ, khả năng làm việc độc lập, năng lực hợp tác,…

II. Chuẩn bị.

- Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh, máy chiếu...

- Học sinh: Xem trước nội dung bài học, trang phục sắm vai.

III. Hoạt động dạy học

Mô tả phương pháp và kỹ thuật dạy thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kỹ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống

- Dạy học hợp tác

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

- Kỹ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- dạy học theo nhóm

- dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình vấn đáp

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

- Kỹ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

- Kỹ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

E. Tìm tòi mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của H về quyền trẻ em

Thực hiện: Hoạt động cá nhân, nhóm

Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng, phiếu học tập

Phương án kt, đánh giá:H tự đánh giá, G đánh giá

Tiến trình:

+ Chuyển giao nhiệm vụ

Câu hỏi: G đưa ra hai tình huống 1 em H lễ phép chào thầy cô giáo và 1 em H không chào thầy cô giáo và nhận xét?

H trả lời

G nhận xét đánh giá và gieo vấn đề

Chúng ta đã học bài “Sống chan hòa với mọi người” ở tiết trước, hôm nay cô trò ta sẽ tìm hiểu thêm một đức tính tốt nữa đó là : Lịch sự tế nhị.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC

HĐ 1: Tìm hiểu truyện đọc

* Mục tiêu: Hiểu được tình huống của truyện và có nhận xét

* Thực hiện: HĐ cá nhân, cặp đôi, nhóm

* Yêu cầu sản phẩm: Trình bày miệng, phiếu học tập

* Tiến trình hoạt động:

a. Chuyển giao nhiệm vụ:

+ Gọi H đọc tình huống

? Em đồng ý với những cách cư xử nào? Vì sao?

? Nếu em là thầy Hùng, em sẽ có thái độ ntn trước hành vi của các bạn vào lớp muộn?

- H tiếp nhận

b. Yêu cầu trả lời

+Đồng ý: bạn Tuyết

+ Không đồng ý: Các bạn kia

+ Vì….

+ Nếu em là thầy Hùng thì em (H tự do bày tỏ ý kiến của mình)

c. Báo cáo kết quả

+ H báo cáo

d. Đánh giá kết quả

+ H đánh giá, nhận xét

+ G đánh giá chuyển sang nội dung bài học

I. Truyện đọc

NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học

* Mục tiêu:Hiểu được thế nào là lịch sự, tế nhị?

- Lấy được biểu hiện của lstn

* Thực hiện: HĐ cá nhân, cặp đôi, nhóm

* Yêu cầu sản phẩm: Trình bày miệng, phiếu học tập

* Tiến trình hoạt động:

a. Chuyển giao nhiệm vụ:

? Thế nào là ls, tn?Cho vd?
? Lstn có ý nghĩa ntn trong cuộc sống?

? Cần phải rèn luyện đức tính đó ntn ?

Gv: Hãy nêu mqh giữa lịch sự và tế nhị?.

Gv: Tế nhị với giả dối khác nhau ở những điểm nào? Nêu ví dụ?

Liên hệ

Gv: Hãy kể những việc làm thể hiện lịch sự, tế nhị của em?. Nêu lợi ích của việc làm đó?.

? Chúng ta cần rèn luyện như thế nào?

Gv: Vì sao phải lịch sự, tế nhị?.

- H tiếp nhận

b. Yêu cầu trả lời

+ Là cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp,…

+ Tế nhị sử dụng khéo léo những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp -> người có văn hóa

+ Vì….

+ Nếu em là thầy Hùng thì em (H tự do bày tỏ ý kiến của mình)

c. Báo cáo kết quả

+ H báo cáo

d. Đánh giá kết quả

+ H đánh giá , nhận xét

+ G đánh giá , kết luận

+ H từ rút ra và ghi vở

II. Nội dung bài học

1. Thế nào là lịch sự, tế nhị?

a) Lịch sự: là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.

b) Tế nhị: là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá

2. Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị

- Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, quy định chung của xã hội.

- Thể hiện sự tôn trọng người

giao tiếp và những người xung quanh.

- Thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người.

3. Cách rèn luyện

- Biết tự kiểm soát bản thân trong giao tiếp, ứng xử.

- Điều chỉnh việc làm, suy nghĩ của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Hoạt động 3: Luyện tập

BT a) - Biểu hiện lịch sự:

. Biết lắng nghe

. Biết nhường nhịn

. Biết cảm ơn, xin lỗi

Biểu hiện tế nhị:

. Nói nhẹ nhàng

. Nói dí dỏm

. Biết cảm ơn, xin lỗi

BT d)

- Quang: Lịch sự, tế nhị, ý thức cao ở nơi công cộng.

- Tuấn: Ý thức kém, thiếu lịch sự, tế nhị

Câu hỏi: Thế nào là lịch sự, tế nhị?Ý nghĩa với cuộc sống?

Hoạt động 4: Vận dụng

Câu hỏi: Tìm những việc làm thể hiện đức tính trên?

H ghi ra giấy.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Học bài, làm bài tập b,c SGK/27.

- Xem trước nội dung bài 10.

- Sưu tầm những câu thơ, mẩu chuyện nói về đức tính trên

Giáo án môn GDCD lớp 6

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được những biểu hiện của lịch sự tế nhị và lợi ích của nó trong cuộc sống.

2. Kĩ năng: HS biết nhận xét, góp ý và kiểm tra hành vi của mình trong cư xử hằng ngày.

3. Thái độ: HS có ý thức rèn luyện cử chỉ, hành vi, cách sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị. Xây dựng tập thể lớp thân ái, lành mạnh.

B. Phương pháp:

  • Thảo luận nhóm
  • Xử lí tình huống
  • Tổ chức trò chơi, sắm vai

C. Tư liệu, phương tiện:

  • SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh, máy chiếu...
  • Xem trước nội dung bài học, trang phục sắm vai.

D. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là sống chan hoà với mọi người?

Vì sao phải sống chan hoà? Nêu ví dụ?

3. Giới thiệu bài mới. - Yêu cầu HS sắm vai tình huống trong SGK

? Hãy nhận xét hành vi của các bạn HS ? GV dẫn dắt vào bài

Hoạt động dạy và học

Kiến thức cơ bản cần đạt

Hoạt động 1

Tìm hiểu tình huống sgk.

Cho HS đóng vai theo nội dung tình huống.

Sau đó GV nêu câu hỏi cho HS trả lời:

1. Em có nhận xét gì về cách chào của các bạn trong tình huống?

2. Nếu em là thầy Hùng em sẽ chọn cách xử sự nào trong những cách sau:

- Phê bình gay gắt trước lớp trong giờ sinh hoạt.

-....... ngay lúc đó.

- Nhắc nhở nhẹ nhàng khi tan học.

- Coi như không có chuyện gì xảy ra.

- Phản ánh sự việc với nhà trường.

- Kể cho HS nghe 1 câu chuyện về lịch sự, tế nhị để HS tự liên hệ.....

3. Hãy phân tích ưu nhược điểm của từng biểu hiện?

Hoạt động 2

Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học.

GV nêu câu hỏi, HS trả lời, phân tích và đưa ví dụ minh hoạ nội dung bài học:

1. Thế nào là lịch sự? cho ví dụ?

2. Tế nhị là gì? Cho ví dụ?

3. Hãy nêu mối quan hệ giữa lịch sự và tế nhị?

4. Tế nhị với giả dối giống và khác nhau ở những điểm nào? Nêu ví dụ?

5. Hãy kể những việc làm thể hiện lịch sự, tế nhị của em?. Nêu lợi ích của việc làm đó?

6. Vì sao phải lịch sự, tế nhị?

7. Cần làm gì để trở thành HS biết lịch sự, tế nhị?

Hoạt động 3

Luyện tập.

- Yêu cầu HS tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về lịch sự tế nhị

- Hướng dẫn HS làm bài tập a, d sgk/27, 28; bài tập 1 sbt.

- Đọc truyện "em bé bán quạt; Chúng em thật có lỗi" SBT GDCD 6/ 23, 24

I. Đặt vấn đề:

II. Nội dung bài học:

1. Thế nào là lịch sự, tế nhị?

- Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.

- Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá.

2. Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị:

- Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, quy định chung của xã hội.

- Thể hiện sự tôn trọng người

giao tiếp và những người xung quanh.

- Thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức của mỗi người.

3. Cách rèn luyện:

- Biết tự kiểm soát bản thân trong giao tiếp, ứng xử.

- Điều chỉnh việc làm, suy nghĩ của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội.

III. Bài tập:

4. Củng cố - Dặn dò:

  • Thế nào là lịch sự, tế nhị?
  • Học bài, làm bài tập b, c SGK/27.
  • Chuẩn bị bài 13 – Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
    • N1: Đọc và phân tích truyện “Điều ước của Trương Quế Chi”
    • N2, 3: Thế nào là TCTGTHĐTT, XH? Nó có cần thiết trong hoạt động của chúng ta?
    • N4: Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ liên quan chủ đề?

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 9: Tế nhị - Lịch sự theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 6

    Xem thêm