Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (tiết 2) theo CV 5512

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (tiết 2) được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn GDCD lớp 6 theo CV 5512

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:Giúp HS hiểu tác dụng của việc tích cực, tự giác.

2. Kĩ năng: HS biết lập kế hoạch rèn luyện bản thân để trở thành người tích cực, tự giác.

3. Thái độ: HS biết tự giác, chủ động trong học tập và các hoạt động khác.

4. Năng lực: Bồi dưỡng cho H năng lực cảm thụ thẩm mĩ, khả năng làm việc độc lập, năng lực hợp tác,…

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh

- Học sinh: Xem trước nội dung bài học.

III. Hoạt động dạy học

Mô tả phương pháp và kỹ thuật dạy thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kỹ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống

- Dạy học hợp tác

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

- Kỹ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- dạy học theo nhóm

- dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình vấn đáp

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

- Kỹ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

- Kỹ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

E. Tìm tòi mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của H về tính tích cực tự giác

Thực hiện: Hoạt động cá nhân, nhóm

Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng, phiếu học tập

Phương án kt, đánh giá: HS tự đánh giá, GV đánh giá

Tiến trình:

+ Chuyển giao nhiệm vụ

Gv cho hs quan sát tranh về một số hoạt động của nhà trường dẫn dắt vào bài mới.

Tham gia trồng hoa, trong hoạt động thể dục thể thao, trong học tập?

? Những hoạt động này mang lại điều gì cho bản thân?

  • Mở rộng sự hiểu biết.
  • Rèn luyện được kỹ năng cần thiết.
  • Xây dựng mối quan hệ tập thể lành mạnh.

G giới thiệu bài mới: Đó là những hoạt động thể hiện tính tích cực tự giác. Vậy tích cực, tự giác mang lại ý nghĩa như thế nào? Cách rèn luyện tính.... bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ 1: Tìm hiểu nội dung bài học

* Mục tiêu: Nắm được ý nghĩa của hoạt động này.

- Lấy được biểu hiện của tính tctg

* Thực hiện: HĐ cá nhân, cặp đôi, nhóm

* Yêu cầu sản phẩm: Trình bày miệng, phiếu học tập

* Tiến trình hoạt động:

a. Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv: Hãy kể những việc làm thể hiện tính tích cực của em?

Gv: Hãy kể những việc làm thể hiện tính tự giác của em?

GV: Em có mơ ước gì về nghề nghiệp, tương lai?.

Gv: Ngay từ bây giờ em đã xây dựng kế hoạch để thực hiện ước mơ của mình như thế nào?

Gv: Tích cực, tự giác mang lại những lợi ích gì?

Gv: Theo em chúng ta cần phải làm gì để có tính tích cực, tự giác?

Gv: Khi được lớp trưởng phân công phụ trách tập văn nghệ cho lớp chuẩn bị 20/11 em sẽ làm gì?.

Gv: Theo kế hoạch của tổ sản xuất, thứ bảy cả tổ đi tham quan một cơ sở sản xuất tiên tiến nhằm học tập kĩ năng vận hành quy trình sản xuất mới. Nam ngại không muốn đi, báo cáo ốm. Sau đó ít lâu, tổ sản xuất áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.

- Em thử đoán xem điều gì sẽ đến với Nam.

- Nếu em là Nam, trước tình thế ấy em sẽ xử sự ntn?

* HS tiếp nhận yêu cầu trả lời

+ HS kể

+ Mở rộng sự hiểu biết

+ Rèn luyện kỹ năng của bản thân

+Góp phần xây dựng mqh tốt đẹp trong xã hội

+ Phải rèn luyện như không ngại khó, ngại khổ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, có ước mơ, xây dựng kế hoạch ...

+ HS nêu

- HS nhận xét

- GV khái quát- HS rút ra nội dung bài học ghi vở

I. Truyện đọc

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm.

2. Ý nghĩa.

- Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt.

- Rèn luyện được kĩ năng cần thiết của bản thân.

- Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái.

- Được mọi người tôn trọng, quý mến.

3. Cách rèn luyện.

- Mỗi người cần phải có ước mơ.

- Phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các HĐ tập thể HĐ xã hội.

- Không ngại khó hoặc lẩn tránh những việc chung.

- Tham gia tích cực vào các hoạt động của trường, lớp, địa phương tổ chức...

Hoạt động 3: Luyện tập

Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập b, c,  d, đ sgk/31

Bài tập 1, 2, 3 sbt/29

Tổ chức trò chơi " đố tài".

- Cách chơi: các nhóm xây dựng kịch bản, tạo tình huống (Tích cực và chưa tích cực, tự giác) rồi đố các nhóm khác.

+ Từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác quan sát, nhận xét bổ sung.

Câu hỏi: Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động XH?

Hoạt động 4: Vận dụng

Câu hỏi: Tìm những việc làm thể hiện tính tích cực, tự giác trong học tập, lao động, và trong cuộc sống?

H ghi ra giấy.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

?Vì sao phải tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội?

- Học bài

Giáo án môn GDCD lớp 6

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu tác dụng của việc tích cực, tự giác.

2. Kĩ năng: HS biết lập kế hoạch rèn luyện bản thân để trở thành người tích cực, tự giác.

3. Thái độ: HS biết tự giác, chủ động trong học tập và các hoạt động khác.

B. Phương pháp:

  • Thảo luận nhóm
  • Xử lí tình huống
  • Tổ chức sắm vai, trò chơi.

C. Tư liệu, phương tiện:

  • SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh
  • Xem trước nội dung bài học.

D. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?

Hãy kể lại một việc làm thể hiện tính tích cực, tự giác của em?

3. Giới thiệu bài mới.

Chúng ta tiếp tìm hiểu bài 10 để tìm hiểu xem tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể có tác dụng và ý nghĩa như thế nào…

4. Dạy và học bài mới:

Hoạt động dạy và học

Kiến thức cơ bản cần đạt

Hoạt động 1

Tìm những biểu hiện thể hiện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

Gv chia lớp 4 nhóm thảo luận theo những nội dung sau:

1. Hoạt động tập thể là gì? Hãy nêu một số nội dung của hoạt động tập thể?

2. Hoạt động xã hội là gì? Nêu một số nội dung về hoạt động xã hội?

3. Khi được lớp trưởng phân công phụ trách tập văn nghệ cho lớp em sẽ làm gì?

Hoạt động 2

Tìm hiểu lợi ích của tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể.

GV nêu các câu hỏi:

1. Tích cực, tự giác mang lại những lợi ích gì?

2. Hãy kể những việc thể hiện tính tích cực, tự giác và kết quả của công việc đó?

Hoạt động 3

Luyện tập.

Hướng dẫn HS làm bài tập b, c, d, đ sgk/31

Bài tập 1, 2, 3 sbt/29

Tổ chức trò chơi "đố tài".

- Cách chơi: các nhóm xây dựng kịch bản, tạo tình huống (Tích cực và chưa tích cực, tự giác) rồi đố các nhóm khác.

+ Từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác quan sát, giải quyết.

II. Nội dung bài học (Tiếp)

- Hoạt động tập thể: là những hoạt động do tập thể công đoàn, chi đội, lớp, trường,.… tổ chức.

+ Nội dung: Các hoạt động học tập, văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao...

- Hoạt động xã hội: là những hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội, do các tổ chức chính trị đứng ra tổ chức.

+ Nội dung: liên quan đến các vấn đề toàn xã hội quan tâm có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội như: Các phong trào xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự trị an, cứu trợ đồng bào lũ lụt, phòng chống Ma tuý, bảo vệ môi trường và các phong trào thi đua yêu nước khác....

- HS tự trình bày ý kiến

3. Lợi ích của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

- Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt.

- Rèn luyện được kỉ năng cần thiết của bản thân.

- Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái.

- Được mọi người tôn trọng, quý mến.

III. Bài tập – luyện tập (tiếp)

- Bài tập SGK + Sách bài tập.

- HS tự thực hiện – GV hướng dẫn và bổ sung, nhận xét.

5. Củng cố - Dặn dò:

  • Vì sao phải tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội?
  • Học bài, làm bài tập SGK
  • xem trước bài 11, đọc tìm hiểu truyện trong SGK
  • Sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao liên quan đến chủ đề bài học 11.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân 6 bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (tiết 2) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 6

    Xem thêm