Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Hóa học 8 bài 13: Phản ứng hóa học (Tiết 1)

Giáo án Hóa học 8 bài 13: Phản ứng hóa học

Giáo án Hóa học 8 bài 13: Phản ứng hóa học (Tiết 1) được trình bày ngắn gọn, khoa học sẽ giúp các em học sinh nắm được khái niệm về phản ứng hoá học, biết được bản chất của phản ứng hoá học... Chúng tôi hi vọng bộ giáo này sẽ giúp ích cho việc soạn giảng của các thầy cô hiệu quả hơn.

Giáo án Hóa học 8 bài 12: Sự biến đổi chất

Giáo án Hóa học 8 bài 13: Phản ứng hóa học (Tiết 2)

Tuần Ngày soạn:

Tiết 18 Ngày dạy:

Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC (tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

  • HS biết:
  • Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
  • Diễn biến của phản ứng hóa học.

2. Kỹ năng:

  • Nghiên cứu, quan sát hình ảnh cụ thể rút ra nhận xét về phản ứng hóa học.
  • Phương pháp ghi phương trình hóa học.

3. Thái độ:

  • Nghiêm túc, trung thực, có tinh thần học tập cao, hứng thú với môn học.

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Đàm thoại nêu vấn đề.

III. HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hiện tượng vật lý, hóa học là gì? Lấy ví dụ về hai loại hiện tượng trên?

Gợi ý trả lời:

  • Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu. Ví dụ: hòa tan muối ăn vào nước, cô cạn dung dịch thu lại được muối ăn.
  • Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác. Ví dụ: đường đun nóng tạo thành than và hơi nước.

3. Giảng bài mới:

a. Vào bài:

- Chúng ta đã làm quen với khái niệm hiện tượng hóa học. Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về quá trình xảy ra của hiện tượng hóa học

b. Bài giảng:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: Định nghĩa phản ứng hóa học

- GV lấy một số hiện tượng hóa học: bột sắt trộn với lưu huỳnh, nung nóng tạo thành sắt sunfua; đường nung nóng tạo thành than và hơi nước... Các quá trình đó được gọi là phản ứng hóa học. Vậy phản ứng hóa học là gì?

- HS nêu khái niệm về phản ứng hóa học.

- Trong các phản ứng trên: bột sắt, lưu huỳnh, đường được gọi là chất phản ứng hay chất tham gia; sắt sunfua, than, hơi nước đươc gọi là sản phẩm.

- Quá trình được ghi tóm tắt theo phương trình hóa học: Tên các chất phản ứng → Tên các sản phẩm

- GV yêu cầu 1 HS trình bày phương trình hóa học của phản ứng Fe và S

I. ĐỊNH NGHĨA:

- Phản ứng hóa học: là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.

- Phương trình hóa học:

Tên các chất phản ứng → Tên các sản phẩm

Hoạt động 2: Diễn biến của phản ứng hóa học

- Phân tử là gì?

- HS trả lời khái niệm về phân tử

- Như vậy, phản ứng giữa các phân tử thể hiện phản ứng giữa các chất.

- Yêu cầu HS nghiên cứu hình 2.5-SGK. Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Trước khi phản ứng xảy ra có những chất nào? Nhận xét về sự liên kết giữa nguyên tử các nguyên tố sau phản ứng?

- Trước và sau phản ứng, số nguyên tử không thay đổi, chỉ đổi về cách liên kết.

- Kết luận: trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

II. DIỄN BIẾN CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC:

- Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

Hoạt động 3: Khi nào phản ứng hóa học xảy ra

- GV yêu cầu HS nhớ lại thí nghiệm bột sắt tác dụng với lưu huỳnh: người ta tiến hành thí nghiệm như thế nào?

- Phản ứng giữa sắt với lưu huỳnh và phản ứng phân hủy đường có cách tiến hành giống và khác nhau như thế nào?

- GV tiến hành thí nghiệm: Zn + dd HCl. Yêu cầu HS quan sát và so sánh với cách tiến hành của hai phản ứng đã nêu.

- Ngoài ra, có những phản ứng cần dùng đến những chất kích thích phản ứng xảy ra, những chất đó gọi là chất xúc tác

III. KHI NÀO PHẢN ỨNG XẢY RA

- Chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau.

- Có những phản ứng chỉ cần đun nóng lúc đầu, có những phản ứng phải đun nóng liên tục.

- Có những phản ứng không cần đun nóng.

- Có những phản ứng cần có mặt chất xúc tác.

Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò:

Bài tập 1: Yêu cầu HS làm bài tập 1-tr.50-SGK

Dặn HS về nhà chuẩn bị tiếp cho bài sau.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

............................................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Hóa học lớp 8

    Xem thêm