Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Hóa học 8 bài 33: Điều chế khí hidro - Phản ứng thế

Giáo án Hóa học 8 bài 33

Giáo án Hóa học 8 bài 33: Điều chế khí hidro - Phản ứng thế giúp quý thầy cô giáo ngày càng hoàn thiện kỹ năng cũng như phương pháp soạn giáo án giảng dạy một cách chuyên nghiệp, đạt chất lượng, giúp học sinh nhanh chóng nội dung bài học. Thư viện VnDoc.com hi vọng giáo án này sẽ góp phần giúp các thầy cô có được một bài soạn hay.

Bài 33: ĐIỀU CHẾ HIDRO – PHẢN ỨNG THẾ

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

  • Phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm, cách thu khí hiđro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí
  • Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.

2. Kĩ năng:

  • Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về phương pháp điều chế và cách thu khí hiđro. Hoạt động của bình Kíp đơn giản.
  • Viết được PTHH điều chế hiđro từ kim loại (Zn, Fe) và dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng).
  • Nhận biết phản ứng thế trong các PTHH cụ thể
  • Tính được thể tích khí hiđro điều chế được ở đkc.

3. Thái độ: Giúp HS có thái độ yêu thích hoc bộ môn hoá học.

4. Trọng tâm:

  • Phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm .
  • Khái niệm phản ứng thế.

5. Năng lực cần hướng đến:

  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên và học sinh:

a. Giáo viên: Chuẩn bị thí nghiệm điều chế khí hidro: HCl, Zn; ống nghiệm, kẹp gỗ, pipep.

b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.

2. Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại - Thảo luận nhóm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định lớp (1’):

Lớp

Tên HS vắng học

Lớp

Tên HS vắng học

8A1

8A4

8A2

8A5

8A3

2. Kiển tra bài cũ (5’):

  • HS1: So sánh tính chất vật lí của hiđrô và oxi?
  • HS2: Hãy nêu tính chất hóa học của khí H2 và viết PTHH minh họa.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Nếu như trong phòng thí nghiệm người ta cần dùng khí hidro thì làm thế nào? Phản ứng điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm thuộc loại phản ứng nào?

b. Các hoạt động chính:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1. Tìm hiểu cách điều chế hidro trong phòng thí nghiệm (13’).

- GV giới thiệu: Nguyên liệu thường được dùng để điều chế H2 trong PTN. Yêu cầu HS nêu phương pháp điều chế H2?

- GV thực hiện thí nghiệm:

+ Giới thiệu dụng cụ làm TN?

+ Yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra khi cho viên kẽm vào dung dịch axit HCl → Nêu nhận xét?

+ Hãy nêu hiện tượng xảy ra khi đưa que đóm còn tàn than hồng vào đầu ống dẫn khí? → Khí thoát ra là khí gì?

+ Yêu cầu HS quan sát màu sắc ngọn lửa của khí thoát ra khi đốt trên đầu ống dẫn khí → nhận xét?

+Sau khi phản ứng kết thúc, lấy 1-2 giọt dung dịch trong ống nghiệm đem cô cạn → Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét ?

- GV: Chất rắn màu trắng là muối kẽm Clorua có CTHH là: ZnCl2. Từ đó yêu cầu viết PTPƯ xảy ra?

- GV: Yêu cầu HS chạm tay vào đáy ống nghiệm vừa tiến hành thí nghiệm → Nhận xét?

- GV: Để điều chế H2 trong PTN người ta có thể thay dung dịch axit HCl bằng H2SO4 loãng và thay Zn bằng Fe, Al, …

- GV: Yêu cầu HS dựa vào tính chất vật lí của H2 để nêu cách thu khí?

- GV: Yêu cầu HS so sánh cách thu khí H2 với cách thu khí O2?

- HS: Nghe và ghi nhớ nguyên liệu để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm và nêu phương pháp.

- HS:

+ Ghi nhớ dụng cụ TN.

+ Theo dõi thí nghiệm biểu diễn của GV → nêu nhận xét về hiện tượng xảy ra.

+ Khí thoát ra không làm cho que đóm bùng cháy → khí đó không phải là khí oxi.

+ Khí thoát ra cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt đó là khí H2.

+Sau khi phản ứng kết thúc, lấy 1-2 giọt dung dịch trong ống nghiệm đem cô cạn → thu được chất rắn màu trắng.

- HS: Dựa vào dữ liệu GV cung cấp để viết phương trình:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

- HS: Chạm tay và nhận xét.

- HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

- HS: Suy nghĩ và trả lời.

- HS: Dựa vào kiến thức đã học để so sánh

I. ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRÔ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

- Nguyên liệu: axit loãng (như HCl hoặc H2SO4) và kim loại (như Zn, Al, Mg…)

- PT điều chế :

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

2Al+3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách điều chế hidro trong công nghiệp (5’).

- GV: Yêu cầu HS tự tìm hiểu mục II trong SGK.

- HS: Tự tìm hiểu SGK

.

II. ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRÔ TRONG CN

Hoạt động 3. Tìm hiểu phản ứng thế (6’).

- GV: Yêu cầu HS nhắc lại các loại phản ứng đã học.

- GV: Cho phản ứng:

Zn + 2HCl → ZnCl2 +H2

Đâu là đơn chất? Đâu là hợp chất?

- GV: Yêu cầu HS nhận xét đặc điểm của các chất trong phản ứng?

- GV: Thông báo: PƯ trên thuộc loại PƯ thế. Vậy PƯ thế là gì?

- HS: Nhắc lại.

- HS: Theo dõi phản ứng và tìm hiểu: Zn là đơn chất, HCl là hợp chất.

- HS: Nhận xét.

- HS: Trả lời và ghi vở.

III. PHẢN ỨNG THẾ

- Phản ứng thế là PWHH xảy ra giữa đơn chất và hợp chất. Trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế cho nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất

Ví dụ:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

4. Củng cố (4’):

  • Yêu cầu HS đọc phần đọc thêm để biết thêm về bình Kip trong điều chế H2.
  • GV hướng dẫn HS làm bài tập 2, 5 SGK/117.

5. Nhận xét - Dặn dò (1’):

  • Bài tập về nhà: 1, 3, 4 SGK/ 117.
  • Chuẩn bị trước: “Bài luyện tập 6”.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Hóa học lớp 8

    Xem thêm