Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Hóa Học lớp 12

Giáo án điện tử môn Hóa học lớp 12 giúp học sinh nắm vững kiến thức về Polime và vật liệu Polime, đại cương về kim loại, kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, phân biệt một số chất vô cơ, sắt và một số kim loại quan trọng. Thông qua cuốn giáo án điện tử soạn sẵn này, giáo viên sẽ giúp học sinh nắm được bài học nhanh chóng và ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

Giáo án Hóa Học lớp 12

Bài thực hành số 3
Dãy điện hóa của kim loại, điều chế kim loại

I. Mục tiêu

  • Củng cố kiến thức về pin điện hóa và điện phân
  • Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm, quan sát, giải thích hiện tượng xảy ra, đưa ra kết luận.

II. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm và hóa chất cho 1 nhóm học sinh

1. Dụng cụ thí nghiệm

  • Cốc thủy tinh: 4
  • Lá kẽm: 2
  • Lá đồng: 1
  • Lá chì: 1
  • Cầu muối: 2 (Ống thủy tinh hình chữ U, đường kính 8mm, bên trong chứa chất keo tẩm dung dịch muối hoặc 1 đoạn bấc đèn tẩm dung dịch muối).
  • Vôn kế điện tử: 1
  • Dây dẫn điện kèm chốt cắm và kẹp cá sấu: 4
  • Điện cực Graphit: 2
  • Tấm bìa đậy miệng cốc thủy tinh có 2 lỗ tròn cắm điện graphit: 1
  • Tấm bìa đậy miệng cốc thủy tinh có 2 lỗ dẹt cắm các điện cực như: Zn, Cu, Pb: 2

2. Hóa chất

  • Dung dịch ZnSO4 1M
  • Dung dịch CuSO4 1M
  • Dung dịch Pb (NO3)2 1M
  • Dung dịch NHNO3 (hoặc KCl) bão hòa
  • Dung dịch CuSO4 loãng

III. Thực hành của học sinh

Nên chia số HS trong lớp ra từng nhóm thực hành, mỗi nhóm từ 4 đến 5 HS để tiến hành làm thí nghiệm.

1.1. Thí nghiệm 1: Suất điện động của các pin điện hóa Zn-Cu và Zn -Pb

a. Tiến hành thí nghiệm như trong SGK, GV chú ý:

  • Chì và các hợp chất của chì rất độc khi ăn phải, HS phải rửa tay sạch sẽ sau khi làm thí nghiệm.
  • Có thể thay các dung dịch điện phân bằng các dung dịch khác như: CuCl2, ZnCl2, Cu(NO3)2, Zn(NO3)2.
  • Có thể thay các dung dịch bão hòa bằng các dung dịch khác như: KCl.
  • Khi cần thiết có thể dùng đoạn bấc đèn hoặc đoạn giấy lọc gấp lại (có chiều rộng 1cm) tẩm dung dịch muối NH4NO3 hoặc KCl để thay cầu muối ống thủy tinh.
  • Dung dịch điện li được pha phải có nồng đô mol chính xác.

b. Quan sát và ghi số đo suất điện động của pin

  • Khi dùng các điện cực Zn-Cu và các dung dịch ZnSO41M, CuSO4 1M, dung dịch cầu muối KCl, suất điện động của pin khoảng 1,1V.
  • Khi dùng các điện cực Zn-Pb và các dung dịch ZnSO4 1M, Pb (NO3)2 1M, dung dịch cầu muối KCl, suất điện động của pin khoảng 10,6V.

Nhận xét

  • Suất điện động của pin điện hóa Zn-Cu lớn hơn suất điện động của pin điện hóa Zn-Pb.
  • Yếu tố ảnh hưởng đến suất điện động của pin điện hóa là: bản chất cặp oxi-hóa khử của kim loại. Ngoài ra còn phải tính đến nồng độ các dung dịch muối và nhiệt độ.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Hóa học lớp 12

    Xem thêm