Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Hóa học lớp 12 bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ

Giáo án môn Hóa học lớp 12

Giáo án Hóa học lớp 12 bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

Biết được:

  • Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ.
  • Tính chất hoá học, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O.
  • Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng; cách làm mềm nước cứng.
  • Cách nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch.

Hiểu được: Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo, axit).

2. Kỹ năng:

  • Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học chung của kim loại kiềm thổ, tính chất của Ca(OH)2.
  • Viết các phương trình hoá học dạng phân tử và ion rút gọn minh họa tính chất hoá học.
  • Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng.

Trọng tâm:

  • Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm thổ và các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm thổ.
  • Phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ.
  • Tính chất hoá học cơ bản của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O
  • Các loại độ cứng của nước và cách làm nước mất cứng.

3. Tư tưởng:Tích cực, chủ động trong học tập

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

  • Bảng tuần hoàn, bảng hằng số vật lí của một số kim loại kiềm thổ.
  • Dụng cụ, hoá chất: Mg kim loại, máy chiếu

2. Học sinh: Đọc bài mới trước khi đến lớp

III. PHƯƠNG PHÁP

Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

Tiết 44

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố 4Be, 12Mg, 20Ca. Nhận xét về số electron ở lớp ngoài cùng.

3. Bài mới: Vận dụng KTBC để vào bài

Hoạt động của Giáo viên và Học sinh

Nội dung ghi bảng

* Hoạt động 1

- GV: dùng bảng tuần hoàn và cho HS tìm vị trí nhóm IIA.

HS:Trả lời

- GV: Một em lên bảng viết CHe của các KLKT?

HS: viết cấu hình electron của các kim loại Be, Mg, Ca,… và nhận xét về số electron ở lớp ngoài cùng.

A. KIM LOẠI KIỀM THỔ

I – VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

- Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, gồm các nguyên tố beri (Be), magie (Mg), canxi (Ca), stronti (Sr), bari (Ba) và Ra (Ra).

- Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2 (n là số thứ tự của lớp).

Be: [He]2s2; Mg: [Ne]2s2; Ca: [Ar]2s2;

Sr: [Kr]2s2; Ba: [Xe]2s2

* Hoạt động 2

- GV: Nêu TCVL của KLKT

HS: dựa nghiên cứu bảng 6.2. Một số hằng số vật lí quan trọng và kiểu mạng tinh thể của kim loại kiềm thổ để rút ra các kết luận về tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ như bên.

- GV: Theo em, vì sao tính chất vật lí của các kim loại kiềm thổ lại biến đổi không theo một quy luật nhất định giống như kim loại kiềm ?

HS: Do cấu trúc tinh thể khác nhau

II – TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Màu trắng bạc, có thể dát mỏng.

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại kiềm thổ tuy có cao hơn các kim loại kiềm nhưng vẫn tương đối thấp.

- Khối lượng riêng nhỏ, nhẹ hơn nhôm (trừ Ba). Độ cứng cao hơn các kim loại kiềm nhưng vẫn tương đối mềm.

Hoạt động 3

- GV: Từ cấu hình electron nguyên tử của các kim loại kiềm thổ, em có dự đoán gì về tính chất hoá học của các kim loại kiềm thổ ?

HS: viết bán phản ứng dạng tổng quát biểu diễn tính khử của kim loại kiềm thổ.

- GV: Yêu cầu HS chia lớp thành 6 nhóm, 2 nhóm thảo luận 1 nội dung trong phần III

HS: Thảo luận theo HD của GV và cử đại diện lên bảng trình bày

- GV: Gọi HS nhóm còn lại nhận xét

HS: Nhận xét

- GV: Làm một số thí nghiệm minh họa hoặc chiếu lên máy chiếu cho HS quan sát

HS: Quan sát và ghi TT

- GV: Kết luận vấn đề

HS: Ghi TT

III – TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

- Các nguyên tử kim loại kiềm thổ có năng lượng ion hoá tương đối nhỏ, vì vậy kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh. Tính khử tăng dần từ Be đến Ba.

M → M2+ + 2e

- Trong các hợp chất các kim loại kiềm thổ có số oxi hoá +2.

giáo án môn hóa học 12

3. Tác dụng với nước: Ở nhiệt độ thường Be không khử được nước, Mg khử chậm. Các kim loại còn lại khử mạnh nước giải phóng khí H2.

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

4. Củng cố bài giảng:

BT1. Xếp các kim loại kiềm thổ theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, thì

A. bán kính nguyên tử giảm dần.

B.năng lượng ion hoá giảm dần.

C. tính khử giảm dần.

D.khả năng tác dụng với nước giảm dần.

BT2. Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ

A. Có kết tủa trắng.

B. có bọt khí thoát ra.

C. có kết tủa trắng và bọt khí.

D.không có hiện tượng gì.

5. Bài tập về nhà:

  • BTVN: 1 → 4 trang 119 (SGK).
  • Xem trước phần MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA CANXI
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Hóa học lớp 12

    Xem thêm