Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Hóa học lớp 12 bài 24: Thực hành tính chất, điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại

Giáo án môn Hóa học lớp 12

Giáo án Hóa học lớp 12 bài 24: Thực hành tính chất, điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Biết được:

Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

  • So sánh mức độ phản ứng của Al, Fe và Cu với ion H+ trong dung dịch HCl.
  • Fe phản ứng với Cu2+ trong dung dịch CuSO4.

Zn phản ứng với

a) dung dịch H2SO4;

b) dung dịch H2SO4có thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

Dùng dung dịch KI kìm hãm phản ứng của đinh sắt với dung dịch H2SO4.

2. Kỹ năng:

  • Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và vieets các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.
  • Viết tường trình thí nghiệm.

Trọng tâm:

  • Dãy điện hoá kim loại.
  • Điều chế kim loại bằng phương pháp thuỷ luyện.
  • Ăn mòn điện hoá học.

3. Tư tưởng: Cẩn thận trong các thí nghiệm hoá học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

  • Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, đèn cồn, kéo, dũa hoặc giấy giáp
  • Kim loại: Na, Mg, Fe (đinh sắt nhỏ hoặc dây sắt); Dung dịch: HCl. H2SO4, CuSO4

2. Học sinh: Đọc kỹ cách tiến hành các thí nghiệm trước khi đến lớp

III. PHƯƠNG PHÁP

Thực hành để kiểm tra tính chính xác của lý thuyết

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học

3. Bài mới:

Hoạt động của Giáo viên và Học sinh

Nội dung ghi bảng

* Hoạt động 1:

- GV: GV hướng dẫn HS làm TNo và hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra trong quá trình TNo.

HS: thực hiện theo hướng dẫn của GV. Quan sát hiện tượng: Lượng bọt khí thoát ra ở ống nghiệm (1) nhiều hơn ống nghiệm (2), ống nghiệm (3) không có bọt khí thoát ra

- GV: Em hãy giải thích hiện tượng trên

HS: Viết ptpư để giải thích

I. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

Thí nghiệm 1: Dãy điện hóa của kim loại

- Tiến hành:

(SGK-104)

- Hiện tượng:

Lượng bọt khí thoát ra ở ống nghiệm (1) nhiều hơn ống nghiệm (2), ống nghiệm (3) không có bọt khí thoát ra

- Giải thích:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Cu +HCl (không pư)→

* Hoạt động 2:

- GV: GV hướng dẫn HS làm TNo và hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra trong quá trình TNo.

HS: thực hiện theo hướng dẫn của GV. Quan sát hiện tượng: Có 1 lớp màng màu đỏ bám trên bề mặt đinh săt, dd từ màu xanh lam chuyển về không màu.

- GV: Em hãy giải thích hiện tượng trên

HS: Viết ptpư để giải thích

Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion kim loại trong dung dịch

- Tiến hành:

(SGK-104)

- Hiện tượng: Có 1 lớp màng màu đỏ bám trên bề mặt đinh săt, dd từ màu xanh lam chuyển về không màu.

- Giải thích:

CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu(đỏ)

* Hoạt động 3:

- GV: GV hướng dẫn HS làm TNo và hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra trong quá trình TNo.

HS: Thực hiện theo hướng dẫn của GV. Quan sát hiện tượng: + Ban đầu cả 2 ống nghiệm đều có bọt khí thoát ra, mảnh kẽm mòn dần.

+ Khi cho CuSO4 vào ống nghiệm thứ 2 thì bọt khí thoát ra mạnh hơn ở ống nghiệm thứ nhất.

- GV: Em hãy giải thích hiện tượng trên

HS: Dựa vào TCVL để giải thích

Thí nghiệm 3: Ăn mòn điện hoá

- Tiến hành:

(SGK-104)

- Hiện tượng:

+ Ban đầu cả 2 ống nghiệm đều có bọt khí thoát ra, mảnh kẽm mòn dần.

+ Khi cho CuSO4 vào ống nghiệm thứ 2 thì bọt khí thoát ra mạnh hơn ở ống nghiệm thứ nhất.

- Giải thích: Do TB có cấu trúc soắn và có nhiều lỗ trống nên Iot được hấp phụ vào các lỗ trống của TB tạo nên hợp chất màu xanh tím. Quả chuối xanh chuyển màu xanh tím, quả chuối chín không có hiện tượng ấy.

* Hoạt động 4:

- GV: Các em viết tường trình theo mẫu

HS: làm bài tường trình theo mẫu qui định

II. VIẾT TƯỜNG TRÌNH:

4. Củng cố bài giảng:

  • GV: nhận xét đánh giá buổi thực hành
  • HS: thu dọn dụng cụ, hóa chất, vệ sinh phòng thí nghiệm, lớp học.

5. Bài tập về nhà: Chuẩn bị trước bài học số 25.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Hóa học lớp 12

    Xem thêm