Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Hóa học lớp 12 bài: Ôn tập học kì 1

Giáo án môn Hóa học lớp 12

Giáo án Hóa học lớp 12 bài: Ôn tập học kì 1 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức các chương hoá học hữu cơ (Este – lipit; Cacbohiđrat; Amin, amino axit và protein; Polime và vật liệu polime).

2. Kỹ năng:

  • Phát triển kĩ năng dựa vào cấu tạo của chất để suy ra tính chất và ứng dụng của chất.
  • Rèn luyện kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận thuộc các chương hoá học hữu cơ lớp 12

Trọng tâm: Một số BT về este, cacbohidrat, amin, amino axit, polime, kim loại và hỗn hợp kim loại.

3. Tư tưởng:Cẩn thận, cần cù ôn tập

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên: Lập bảng tổng kết kiến thức của các chương vào giấy khổ lớn hoặc bảng phụ.

2. Học sinh: Lập bảng tổng kết kiến thức của các chương hoá học hữu cơ trước khi lên lớp ôn tập phần hoá học hữu cơ.

III. PHƯƠNG PHÁP

Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

Tiết 34

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học

3. Bài mới:

Hoạt động của Giáo viên và Học sinh

Nội dung ghi bảng

* Hoạt động 1: GV dùng phương pháp thảo luận để củng cố, hệ thống hoá kiến thức chương ESTE – LIPIT theo bảng sau:

Este

Lipit

Khái niệm

Khi thay thế nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este.

Công thức chung: RCOOR’

- Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực. Lipit là các este phức tạp.

- Chất béo là trieste của glixerol với axit béo (axit béo là axit đơn chức có mạch cacbon dài, không phân nhánh).

Tính chất

hoá học

v Phản ứng thuỷ phân, xt axit.

v Phản ứng ở gốc hiđrocacbon không no:

- Phản ứng cộng.

- Phản ứng trùng hợp.

v Phản ứng thuỷ phân

v Phản ứng xà phòng hoá.

Phản ứng cộng H2 của chất béo lỏng.

* Hoạt động 2: GV dùng phương pháp hoạt động nhóm để củng cố, hệ thống hoá kiến thức chương CACBOHIĐRAT theo bảng sau:

Glucozơ

Saccarozơ

Tinh bột

Xenlulozơ

CTPT

C6H12O6

C12H22O11

(C6H10O5)n

(C6H10O5)n

CTCT thu gọn

CH2OH[CHOH]4CHO

Glucozơ là (monoanđehit và poliancol)

C6H11O5-O- C6H11O5

(saccarozơ là poliancol, không có nhóm CHO)

[C6H7O2(OH)3]n

Tính chất hoá học

- Có phản ứng của chức anđehit (phản ứng tráng bạc)

- Có phản ứng của chức poliancol (phản ứng với Cu(OH)2 cho hợp chất tan màu xanh lam.

- Có phản ứng thuỷ phân nhờ xt H+ hay enzim

- Có phản ứng của chức poliancol

- Có phản ứng thuỷ phân nhờ xt H+ hay enzim.

- Có phản ứng với iot tạo hợp chất màu xanh tím.

- Có phản ứng của chức poliancol.

- Có phản ứng với axit HNO3 đặc tạo ra xenlulozơtrinitrat

- Có phản ứng thuỷ phân nhờ xt H+ hay enzim

* Hoạt động 3: GV dùng phương pháp hoạt động nhóm để củng cố, hệ thống hoá kiến thức chương CACBOHIĐRAT theo bảng sau:

Amin

Amino axit

Peptit và protein

Khái niệm

Amin là hợp chất hữu cơ có thể coi như được tạo nên khi thay thế một hay nhiều nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon.

Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH)

v Peptit là hợp chất chứa từ 2 – 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên

v Protein là loại polipeptit cao phân tử có PTK từ vài chục nghìn đến vài triệu.

CTPT

CH3NH2; CH3−NH−CH3

(CH3)3N, C6H5NH2 (anilin)

H2N−CH2−COOH (Glyxin)

CH3−CH(NH2)−COOH

(alanin)

Tính chất hoá học

v Tính bazơ

CH3NH2 + H2O ¾ [CH3NH3]+ + OH

RNH2 + HCl → RNH3Cl

v Tính chất lưỡng tính

H2N-R-COOH + HCl → ClH3N-R-COOH

H2N-R-COOH + NaOH → H2N-R-COONa + H2O

v Phản ứng hoá este.

v Phản ứng trùng ngưng

v Phản ứng thuỷ phân.

v Phản ứng màu biure

* Hoạt động 4: GV dùng phương pháp hoạt động nhóm để củng cố, hệ thống hoá kiến thức chương CACBOHIĐRAT theo bảng sau:

Polime

Vật liệu polime

Khái niệm

Polime hay hợp chất cao phân tử là những hợp chất có PTK lớn do nhiều đơn chức vị cơ sở gọi là mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

A. Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.

Một số polime dùng làm chất dẻo:

1. PE

2. PVC

3. Poli(metyl metacrylat)

4. Poli(phenol-fomanđehit)

B. Tơ là những polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.

1. Tơ nilon-6,6

2. Tơ nitron (olon)

C. Cao su là loại vật liêu polime có tính đàn hồi.

1. Cao su thiên nhiên.

2. Cao su tổng hợp.

Tính chất

hoá học

Có phản ứng phân cắt mạch, giữ nguyên mạch và phát triển mạch.

Điều chế

- Phản ứng trùng hợp: Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polime).

- Phản ứng trùng ngưng: Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (như nước).

4. Củng cố bài giảng:

Bài tập viết công thức cấu tạo:

VD1: cho 2 chất A, B có cùng CTPT là C4H802. viết CTCT có thể có của A, B biết:

  • A pư được với Na0H, Na2C03
  • B chỉ pư với Na0H.

VD 2: Ba hợp chất A, B, C mạch hở có CTPT tương ứng C3H6O, C3H4O, C3H4O2 có các tính chất sau:

  • A và B không tác dụng với Na, khi cộng hợp H2 cùng tạo ra một sản phẩm như nhau.
  • B cộng hợp H2 tạo ra A.- A có đồng phân A’ khi bị oxi hóa thì A’ tạo ra B
  • C có đồng phân C’ cùng thuộc loại đơn chức như C.
  • Khi oxi hóa B thu được C’.

Hãy phân biệt A, A’, B, C’ trong 4 lọ mất nhãn.

5. Bài tập về nhà:

Bài 1. Bài tập chọn chất pư.

1 Axit Amino axetic, vinyl axetat, etylamin phản ứng được với những chất nào sau đây: nước Br2 (1); Kloại Na (2) ; Ca0 (3); HCl (4); Cu (5); Na0H (6); Cu(0H)2 (7); CH30H (8); NaCl (9).

Bài 2. Bài tập nhận biết.

Trình bày pp hóa học để nhận biết các chất riêng biệt trong mỗi dãy sau:

a/ axit axetic, dd fomalin, phenol, ancol etylic, etyl axetat.

b/ axit axetic, axit fomic, axit acrylic, etyl fomiat, etyl axetat, stiren.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Hóa học lớp 12

    Xem thêm