Giáo án Hóa học lớp 12 bài 21: Điều chế kim loại
Giáo án môn Hóa học lớp 12
Giáo án Hóa học lớp 12 bài 21: Điều chế kim loại được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Hóa học lớp 12 bài 20: Sự ăn mòn kim loại
Giáo án Hóa học lớp 12 bài: Ôn tập học kì 1
Giáo án Hóa học lớp 12 bài 22: Luyện tập tính chất của kim loại
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Hiểu được:
Nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại (điện phân, nhiệt luyện, dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn).
2. Kỹ năng:
- Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ,... để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại.
- Viết các PTHH điều chế kim loại cụ thể.
- Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo hiệu suất hoặc ngược lại.
Trọng tâm: Các phương pháp điều chế kim loại.
3. Tư tưởng:Tích cực, chủ động trong học tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Hoá chất: dung dịch CuSO4, đinh sắt.
- Dụng cụ: Ống nghiệm thường, ống nghiệm hình chữ U, lõi than lấy từ pin hỏng dùng làm điện cực, dây điện, pin hoặc bình ăcquy.
2. Học sinh: Đọc bài mới trước khi đến lớp
III. PHƯƠNG PHÁP
Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
Tiết 37
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh | Nội dung ghi bảng |
* Hoạt động 1: - GV: đặt hệ thống câu hỏi: + Trong tự nhiên, ngoài vàng và platin có ở trạng thái tự do, hầu hết các kim loại còn lại đều tồn tại ở trạng thái nào ? + Muốn điều chế kim loại ta phải làm gì? + Nguyên tắc chung của việc điều chế kim loại là gì ? HS: Dựa vào SGK để trả lời - GV: Nhận xét và bổ sung HS: Nghe TT | I – NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI Khử ion kim loại thành nguyên tử: Mn+ + ne → M |
* Hoạt động 2 - GV: Hiện nay người ta dùng 3 pp để điều chế KL đó là: Nhiệt luyện, thủy luyện và điện phân. Vậy nguyên tắc, phạm vi áp dụng của các pp này ntn chúng ta sẽ nghiên cức trong phần II. HS: Nghe TT - GV: Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu nhóm 1 và 3 thảo luận về PP1, nhóm 2 và 4 thảo luận về PP2 trong vòng 5 phút và lên bảng trình bày. HS: Thảo luận theo HD của GV và cử đại diện lên bảng trình bày. - GV: Gọi HS khác nhận xét HS: Nghe TT - GV: Nhận xét và bổ sung HS: Nghe TT | II – PHƯƠNG PHÁP 1. Phương pháp nhiệt luyện - Nguyên tắc: Khử ion kim loại trong hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử như C, CO, H2 hoặc các kim loại hoạt động. - Phạm vi áp dụng: Sản xuất các kim loại có tính khưt trung bình (Zn, FE, Sn, Pb,…) trong công nghiệp. Thí dụ: |
- GV: Lưu ý HS một số pư chỉ dùng để đ/c KL lượng ít dùng trong PTN do giá thành cao, một số pư lại dùng để sản xuất lượng lớn KL trong CN do lợi ích kinh tế cao. HS: Nghe TT | 2. Phương pháp thuỷ luyện - Nguyên tắc: Dùng những dung dịch thích hợp như: H2SO4, NaOH, NaCN,… để hoà tan kim loại hoặc các hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có ở trong quặng. Sau đó khử những ion kim loại này trong dung dịch bằng những kim loại có tính khử mạnh như Fe, Zn,… - Phạm vi áp dụng: Thường sử dụng để điều chế các kim loại có tính khử yếu. - Thí dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓ Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu↓ |
4. Củng cố bài giảng:
Trình bày cách để điều chế Cu từ CuSO4, Fe từ Fe3O4
5. Bài tập về nhà:
Bài tập 3 và bài tập 4 - SGK/98