Giáo án Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm Hóa Học 12
Giáo án điện tử Hóa Học 12
Giáo án Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
Giáo án Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm Hóa học 12 giúp các em hiểu được những kiến thức về kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm như vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm; một số ứng dụng quan trọng của kim loại kiềm và một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.
KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT
QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM
I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết:
- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm.
- Một số ứng dụng quan trọng của kim loại kiềm và một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.
HS hiểu:
- Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp).
- Tính chất hoá học: Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim).
- Trạng thái tự nhiên của NaCl.
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogenua nóng chảy).
- Tính chất hoá học của một số hợp chất: NaOH (kiềm mạnh) ; NaHCO3 (lưỡng tính, phân huỷ bởi nhiệt) ; Na2CO3 (muối của axit yếu) ; KNO3 (tính oxi hoá mạnh khi đun nóng).
2. Kĩ năng
- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất và một số hợp chất kim loại kiềm.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm và một số hợp chất của chúng, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp phản ứng.
3. Thái độ tình cảm
- HS cần phải có thái độ tích cực trong học tập, nhận thức đúng đắn về kiến thức đã được học.
II – CHUẨN BỊ
GV:
- Giáo án bài giảng lên lớp.
- Bảng tuần hoàn, bảng phụ ghi một số tính chất vật lí của kim loại kiềm.
- Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút.
- Hoá chất: Na kim loại, bình khí O2 và bình khí Cl2, nước, dao, NaOH dạng viên,...
HS:
- Xem bài trước khi tới lớp, nắm được nội dung sẽ học.
III – PHƯƠNG PHÁP
- Đàm thoại gợi mở.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Trực quan: Sử dụng bảng tuần hoàn, một số hình ảnh về kim loại kiềm cũng như hợp chất của nó, sơ đồ thùng điện phân NaCl nóng chẩy điều chế natri.
IV – CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
1/ Ổn định lớp: Kiễm tra sĩ số, nắm tình hình lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ.
3/ Học bài mới:
- Vào bài: Dẫn dắt gợi ý nêu vấn đề vào bài.
- Các hoạt động: