Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) theo CV 5512
Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử lớp 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Giáo án môn Lịch sử lớp 8 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm:
- Vì sao nước Nga Xô viết phải thực hiện chính sách kinh tế mới.Nội dung chủ yếu và tác dụng của nó.
- Những thành tựu chính của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925-1941.
2. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Nhận xét, đánh giá thành tựu chính của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925-1941.
3. Phẩm chất
Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV: Giáo án, sách giáo khoa, các tài liệu về Liên Xô, phiếu học tập...
- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
3.1. Hoạt động khởi động
a) Mục tiêu:Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là những thành tựu chính của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925-1941 qua một số hình ảnh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: GV trực quan một số tranh ảnh về các Những thành tựu chính của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925-1941.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Những hình ảnh trên hình 58, 59, 60 nói lên điều gì?
c) Sản phẩm:
+ H.58 thể hiện tinh thần của nhân dân LX sẵn sàng tham gia sản xuất khắc phục hậu quả chiến tranh.
+ H.59 hình ảnh nhà máy thủy điện Đơ nhi ép xây dựng 1927.
+ H. 60 máy kéo ở một trang trại tập thể 1936.
d) Tổ chức thực hiện:
Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Sau khi ổn định được tình hình, bảo vệ thành quả cách mạng, nước Nga bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vậy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
A. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI VÀ CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ (1921-1925)
a) Mục đích: Biết được nét nổi bật về nội dung Chính sách kinh tế mới và công cuộc và công cuộc khôi phục kinh tế
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK mục 1. + Trình bày những nội dung Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921-1925)? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các HS làm việc. ? Vì sao nước Nga phải thực hiện "Chính sách kinh tế mới"? ? Bức áp phích trên nói điều gì? ? Nội dung của Chính sách kinh tế mới? ? Chính sách kinh tế mới tác động như thế nào với công cuộc khôi phục kinh tế ở nước Nga? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh, liên hệ ở Việt Nam, giáo dục lòng yêu nước, Bác Hồ…., ghi bảng: | I. CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI VÀ CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ (1921-1925) 1. Chính sách kinh tế mới - Nước Nga sau chiến tranh, kinh tế suy sụp, nạn đói trầm trọng, sự chống phá của các thế lực phản cách mạng. - Tháng 3-1921, Thực hiện Chính sách kinh tế mới, với nội dung: + Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. + Tự do buôn bán. + Mở các xí nghiệp nhỏ, ... 2. Công cuộc khôi phục kinh tế (1921-1925) - Chính sách kinh tế mới đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp: nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển. - Tháng 12-1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập. |
HOẠT ĐỘNG 2: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1925-1941)
a) Mục đích: HS cần nắm được những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở LX.
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK. + GV giao nhiệm vụ: Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở LX? + Quan sát H59, h60. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS: ? Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô được tiến hành như thế nào? HS: Trả lời - GV cho HS quan sát H59 và 60. Qua đó em có nhận xét gì về những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô? ? Quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động · HS trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của HS. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GV liên hệ công cuộc XD CNXH ở Việt Nam, giáo dục lòng yêu nước, Bác Hồ…., ghi bảng: GV sơ kết bài: Quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô đã đem lại những thành tựu to lớn: 6-1941, công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô tạm thời dừng lại, Liên Xô bắt tay vào cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại. | II. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1925-1941) - Hai kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) và lần thứ hai (1933-1937). - Thành tựu: + Kinh tế: sản lượng công nghiệp đứng đầu châu Âu, đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ). + Văn hóa - giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, đạt nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật và văn hoá nghệ thuật. · + Xã hội: các giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nước Nga Xô, nội dung chính sách kinh tế mới. Những thành tựu chính của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925-1941.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
d) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Trắc nghiệm:
Câu 1: Đâu không phải là những chính sách Lê nin thực hiện để cứu vãn tình hình nước Nga sau cách mạng tháng Mười?
- Chính sách tập thể hóa nông nghiệp.
- Chính sách Cộng sản thời chiến.
- Chính sách kinh tế mới.
- Tăng cường bóc lột nhân dân lao động.
Câu 2: Tại sai Liên Xô ưu tiên phát triển công nghiệp năng?
- Liên Xô giàu tài nguyên.
- Để khai thác vùng Xibêri khắc nghiệt nhưng nhiều mỏ.
- Là ngành mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong nền kinh tế.
- Thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp nhẹ, nông nghiệp và củng cố quốc phòng.
Câu 3: Để cải tạo nền nông nghiệp, trong năm 1928 - 1929, Liên Xô đã thực hiện những biện pháp gì?
- Tịch thu ruộng đất của địa chủ.
- Hạn chế kinh tế phú nông.
- Chia ruộng đất cho nông dân.
- Phát triển tập thể hóa nông nghiệp.
Giáo án môn Lịch sử lớp 8
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Vì sao nước Nga Xô Viết phải thực hiện chính sách kinh tế mới, nội dung chủ yếu và tác động của chính sách này đối với nước Nga
- Những thành tựu chính (trong một thời gian ngắn) của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô: Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp, nông nghiệp, quân sự….
2. Tư tưởng
Giúp học sinh nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt của chế độxã hội chủ nghĩa, đồng thời có cái nhìn chính xác, đúng đắn về những sai lầm, thiếu sót của những nhà lãnh đạo Xô Viết trước đây trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. tránh không để học sinh ngộ nhận, phải đánh giá quá khứ lịch sử và những thành tựu vĩ đại của chủ nghĩa xã hội
3. Kĩ năng: Giúp học sinh bước đầu tập hợp tư liệu, sự kiện lịch sử để nhìn nhận, đánh giá bản chất của sự vật, hiện tượng
II. Chuẩn bị
1. Bản đồ Liên Xô
2. Tranh ảnh về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng mười Nga
? Vì sao năm 1917 nước Nga lại có hai cuộc cách mạng.
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
* Hoạt động 1: Biết được nọi dung chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế ? Sau khi đánh thắng giặc ngoại xâm và nội phản nước Nga bước vào thời kì nào. HS: Thời kì hòa bình ? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất nền kinh tế của đất nước Nga như thế nào. GV: Cho học sinh xem hình 58/SGK: Bức áp phích năm 1921 “Chúng ta tuyên chiến với chiến tranh”. ? Quan sát hình 58 và em hãy cho biết bức áp phích này muốn nói lên điều gì. ? Trình bày những khó khăn của Liên xô khi bước vào xây dựng đất nước? HS: Kinh tế tàn phá nặng nề. N2= 1/2 , CN= 1/7 . Trước chến tranh bệnh dịch, nạn đói, bọn phản Cách mạng chống phá ? Trước tình hình đó chính phủ Nga đã quyết định làm gì. HS: Thực hiện cải cách kinh tế ? Nội dung của chính sách kinh tế mới. HS: nêu trong SGK. GV: giải thích thêm “chế độ trưng thu lương thực thừa” bằng “chế độ thu thuế lương thực” (hiện vật). ? Qua nội dung đó em có nhận xét gì về chính sách kinh tế mới của Nga. HS: Phù hợp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, giải quyết được vấn đề lương thực… ? Chính sách kinh tế tác động như thế nào đến nước Nga. HS: Làm cho công cuộc phục hồi và phát triển kinh tế nhanh chóng -> đạt nhiều thành tựu tốt đẹp. GV: Nêu ngắn gọn việc thành lập Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết 12- 1922. ? Qua chính sách mới ở Liên xô? Theo em hiểu biết của em, Đảng cộng sản Việt Nam có vận dụng chính sách này như thế nào trong thời kì đổi mới không? GV: Đảng ta đã vận dụng kinh nghiệm này vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời kì đổi mới là nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần có sự định hướng của Nhà nước. *Hoạt động 2: Tìm hiểu những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô. GV: Muốn xây dựng chế độ xã hội mới phải có một nền kinh tế phát triển, công nghiệp hiện đại ? Thực trạng của nền kinh tế nước Ngalúc này như thế nào. HS: Là nước nông nghiệp lạc hậu: N2 chiếm 2/3 tổng sản phẩm quốc dân, máy móc phải nhập từ nước ngoài ? Để xây dựng CNXH nhiệm vụ đầu tiên là gì. HS: Thực hiện công nghiệp hóa ? Liên Xô thực hiện công nghiệp hoá như thế nào. HS: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. ? Vì sao ưu tiên phát triển công nghiệp nặng ? Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô được tiến hành như thế nào. HS: Thực hiện bằng kế hoạch ? Tác dụng của các kế hoạch đó. ? Trong thời kì đầu xây dựng công nghiệp đạt những thành tựu gì ? So sánh với tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX. HS: - Kinh tế nông nghiệp lạc hậu - Văn hóa, xã hội … ? Nêu những thành tựu của Liên Xô đạt được trong thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội Gv: Cho học sinh quan sát một số hình ảnh về sự phát triển công nghiệp của Liên Xô ? Về văn hóa giáo dục Liên Xô đã đạt được những thành tựu nào. ? Xã hội Liên Xô đã có gì thay đổi so với trước đây. ?Bên cạnh những thành tựu đó Liên Xô có những mặt hạn chế nào. GV: Bổ sung một số mặt hạn chế nêu một số sai lầm, thiếu sót của những người lãnh đạo Đảng và nhà nước như thiếu dân chủ tới việc xử oan cho nhiều người, có tư tưởng nóng vội * GDMT: Công cuộc xây dựng Liên Xô đã làm cho thay đổi xã hội nên môi trường cũng bị tác động, vì thế kinh tế càng phát triển thì càng chú trọng đến môi trường. | I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921- 1925) - Năm 1921, nước Nga Xô Viết bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước. Tuy nhiên đất nước còn gặp nhiều khó khăn: nạn đói trầm trọng và sự chống phá điên cuồng của các thế lực phản động cách mạng. - 3/1921 Nước Nga Xô Viết thực hiện chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng. Với nội dung: + Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế lương thực (hiện vật) + Tự do buôn bán + Cho phép tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ… -> Chính sách kinh tế mới đã thu được kết quả tốt đẹp: nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển -> Đời sống nhân dân được cải thiện. - 12- 1922, Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết được thành lập (Liên Xô) trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng -> nhằm củng cố sự liên minh và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước cộng hòa trong công cuộc bảo vệ và phát triển Liên bang Xô viết. II. Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1925 – 1941) - Liên Xô đã tiến hành công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng: chế tạo máy, công nghiệp năng lượng. - Bằng 2 kế hoạch 5 năm: + Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) + Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933-1937) -> Liên Xô đã giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành nước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. - Về văn hóa - giáo dục: Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, đạt nhiều thành tựu rực rỡ về KH-KT và văn hóa – nghệ thuật. - Về xã hội: Các giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại 2 giai cấp: công nhân, nông dân và tầng lớp tri thức XHCN |
4. Củng cố:
* Nước Nga Xô Viết bước vào thời kì hòa bình năm nào?
- Năm 1917
- Năm 1918
- Năm 1920
- Năm 1921
* Xây dựng trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, Đảng Bôn-sê-vích đã thực hiện:
- Sắc lệnh hòa bình
- Sắc lệnh ruộng đất
- Chính sách kinh tế mới.
- Chính sách cộng sản thời chiến
5. Dặn dò: Về nhà học bài
- Chuẩn bị: “Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939”
- Nêu những nét chung của Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Châu Âu.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới