Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án lớp 6 sách Kết nối tri thức Các môn học

Giáo án lớp 6 sách Kết nối tri thức Các môn học: Toán, Văn, Sử, Địa,... cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch bài dạy chuẩn bị cho các bài soạn, các bài dạy trên lớp đạt kết quả cao nhất.

Lưu ý: Dưới đây là một phần giáo án các môn học lớp 6. Để xem chi tiết, các bạn nhấn vào đường link chi tiết dưới mỗi môn học.

1. Giáo án lớp 6 môn Ngữ Văn

Bài 1: TÔI VÀ CÁC BẠN

(16 tiết)

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Tri thức ngữ văn (truyện, truyện đồng thoại, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).

- Tình bạn cao đẹp được thể hiện qua 3 văn bản đọc.

- Từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy), nghĩa của từ ngữ.

- Biện pháp tu từ so sánh.

2. Về năng lực:

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong văn bản.

- Viết được bài văn, kể được một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB đảm bảo các bước.

- Kể được trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Khám phá tri thức Ngữ văn.

b) Nội dung:

GV yêu cầu HS quan sát video, trả lời câu hỏi của GV.

HS quan sát, lắng nghe video bài hát “Tình bạn tuổi thơ” suy nghĩ cá nhân và trả lời.

c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được

- Nội dung của bài hát: hát về tình bạn tốt đẹp.

- Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở).

- Tri thức ngữ văn (truyện và truyện đồng thoại; cốt truyện; nhân vật; người kể chuyện; lời người kể chuyện và lời nhân vật; từ đơn và từ phức).

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chiếu video, yêu cầu HS quan sát, lắng nghe & đặt câu hỏi:

? Cho biết nội dung của bài hát? Bài hát gợi cho em cảm xúc gì?

- Yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK.

- Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ:

? Hãy kể tên một số truyện mà em đã đọc? Em thích nhất truyện nào?

? Ai là người kể trong truyện này? Người kể ấy xuất hiện ở ngôi thứ mấy?

? Nếu muốn tóm tắt lại nội dung câu chuyện, em sẽ dựa vào những sự kiện nào?

? Nhân vật chính trong truyện là ai? Nêu 1 vài chi tiết giúp em hiểu đặc điểm của nhân vật đó?

? Giới thiệu ngắn gọn một truyện đồng thoại và chỉ ra những “dấu hiệu” của truyện đồng thoại trong tác phẩm đó?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS
- Quan sát video, lắng nghe lời bài hát và suy nghĩ cá nhân.

- Đọc phần tri thức Ngữ văn.

- Thảo luận nhóm:

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.

GV:

- Hướng dẫn HS quan sát và lắng nghe bài hát.

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc

- Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

2.1 Đọc văn bản

Văn bản (1)

BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

(Trích “Dế mèn phiêu lưu kí”)

– Tô Hoài –

1. MỤC TIÊU

1.1 Về kiến thức:

- Những nét tiêu biểu về nhà văn Tô Hoài.

- Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất.

- Đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ…

- Tính chất của truyện đồng thoại được thể hiện trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

1.2 Về năng lực:

- Xác định được ngôi kể trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

- Nhận biết được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật Dế Mèn và Dế Choắt. Từ đó hình dung ra đặc điểm của từng nhân vật.

- Phân tích được đặc điểm của nhân vật Dế Mèn.

- Rút ra bài học về cách ứng xử với bạn bè và cách đối diện với lỗi lầm của bản thân.

1.3 Về phẩm chất:

- Nhân ái, khoan hoà, tôn trọng sự khác biệt.

2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Tranh ảnh về nhà văn Tô Hoài và văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

+ Phiếu số 1:

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1 HĐ 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.

b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Em đã bao giờ xem một bộ phim hay đọc 1 truyện kể về một sai lầm và sự ân hận của ai đó chưa? Khi đọc, xem, em có những suy nghĩ gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

3.2 HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

3.2.1 Đọc – hiểu văn bản

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu kí” cũng như đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”.

b) Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi.

- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi

? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Tô Hoài?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin.

HS quan sát SGK.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

- Tô Hoài (1920 – 2014)

- Tên: Nguyễn Sen

- Quê: Hà Nội

- Ông viết văn từ trước

CMT8/1945

- Có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi

- Các tác phẩm chính: “Võ sĩ Bọ Ngựa”, “Dê và Lợn”, “Đôi ri đá”, “Đảo hoang”…

2. Tác phẩm DẾ MÈN

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, ngôi kể, bố cục…)

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm.

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.

- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:

? Truyện “Dế mèn phiêu lưu kí” thuộc loại truyện nào? Dựa vào đâu em nhận ra điều đó?

? Truyện sử dụng ngôi kể nào? Dựa vào đâu em nhận ra ngôi kể đó? Lời kể của ai?

? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc văn bản

- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.

GV:

- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

GV:

- Nhận xét cách đọc của HS.

- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .

a) Đọc và tìm hiểu chú thích

- HS đọc theo hướng dẫn.

b) Tìm hiểu chung

- Văn bản là truyện đồng thoại nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài.

- Hệ thống nhân vật là loài vật (nhân vật chính: Dế Mèn).

- Sử dụng ngôi thứ nhất (lời kể của Dế Mèn).

- Văn bản chia làm 3 phần

+ P1: Từ đầu …sắp đứng đầu thiên hạ rồi.

à Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn.

+ P2: còn lại:

à B

>> Chi tiết: Giáo án Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

2. Giáo án lớp 6 môn Toán

Chương I: Tập hợp các số tự nhiên

Tiết 1 - §1: Tập hợp

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết:

+ Một tập hợp và các phần tử của nó.

+ Tập các số tự nhiên (N) và tập các số tự nhiên khác 0 (N*)

- Biết cách sử dụng các kí hiệu về tập hợp ( “∈” , “∉”)

- Hiểu và trình bày được cách mô tả hay viết một tập hợp.

2. Năng lực

- Năng lực riêng:

+ Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp.

+ Sử dụng được các cách mô tả (cách viết) một tập hợp.

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Một số đồ vật hoặc tranh ảnh minh họa cho khái niệm tập hợp (bộ sưu tập đồ vật, ảnh chụp tập thể HS, bộ đồ dùng học tập, bộ cốc chén..)

2 - HS : Đồ dùng học tập; đồ vật, tranh ảnh như trên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỎI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục đích: HS cảm thấy khái niệm tập hợp gần gũi với đời sống hàng ngày.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.

c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chiếu hình ảnh và giới thiệu “tập hợp gồm các bông hoa trong lọ hoa”, “ tập hợp gồm các con cá vàng trong bể”, “ tập hợp học sinh lớp 6a2”... và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm các ví dụ tương tự trong đời sống hoặc mô tả tập hợp trong tranh ảnh mà mình đã chuẩn bị.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Từ các ví dụ trên chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về tập hợp, các kí hiệu và cách mô tả, biểu diễn một tập hợp”

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tập hợp và phần tử của tập hợp

a) Mục đích:

+ Từ hình ảnh thực tế HS có thể chuyển sang hình ảnh trực quan về tập hợp .

+ Nhớ lại cách sử dụng các kí hiệu “∈” và “∉”.

+ Hình thành kĩ năng nhận biết phần tử của một tập hợp.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm:

+ HS nêu được ví dụ về tập hợp và hiểu được các phần tử trong tập hợp.

+ HS viết được kí hiệu phần tử thuộc hoặc không thuộc tập hợp.

+ HS hoàn thành được phần Luyện tập 1.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinhSản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV cho HS quan sát Hình 1.3 SGK-tr6:

* Tập hợp M gồm các phần tử nào?

+ GV ví dụ về 1 tập hợp B gồm các chữ cái viết
thường trong tiếng việt và nêu những phần tử của tập hợp B.

+ GV tổng kết và giới thiệu kí hiệu về tập hợp và phần tử của tập hợp.

* Em hãy tìm ví dụ về tập hợp và chỉ ra các phần tử thuộc tập hợp.

* Quan sát lại H1.3 SGK- tr6, em có nhận xét gì về số 7 và tập hợp M?

* HS hoàn thành Luyện tập 1: Gọi B là tập hợp các bạn tổ trưởng trong lớp em. Em hãy chỉ ra một bạn thuộc tập B và một bạn không thuộc tập B.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS hoạt động cá nhân rồi sau đó thảo luận cặp đôi nói cho nhau nghe.

+ GV: quan sát và trợ giúp các nhóm.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+HS: Lắng nghe, ghi chú, nêu ví dụ, phát biểu

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại tập hợp và phần tử của tập hợp.

1. Tập hợp và phần tử của
tập hợp

Giáo án Toán lớp 6

Một tập hợp ( tập ) bao gồm những đối tượng nhất định. Các đối tượng ấy được gọi là những phần tử của tập hợp.

+ x là một phần tử của tập A KH: x ∈ A

+ y không là phần tử của tập A.

KH: y ∉ A

>> Chi tiết: Giáo án Toán 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

3. Giáo án lớp 6 môn Lịch sử

BÀI 1. LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Nêu được các khái niệm lịch sử và môn Lịch sử.

- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

- Giải thích được vì sao cần học lịch sử.

2. Về kĩ năng, năng lực

Bước đầu rèn luyện các năng lực của môn học như:

- Tìm hiểu lịch sử: thông qua quan sát, sưu tầm tư liệu, bước đầu nhận diện và phân biệt được các khái niệm lịch sử và khoa học lịch sử, các loại hình và dạng thức khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử.

- Nhận thức và tư duy lịch sử: bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử với hoàn cảnh lịch sử, vai trò của khoa học lịch sử đối với cuộc sống.

- Vận dụng: biết vận dụng được cách học môn Lịch sử trong từng bài học cụ thể.

3. Về phẩm chất

Bổi dưỡng các phẩm chất yêu nước, nhân ái,...

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.

- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.

- Máy tính, máy chiếu, bài powerpoit

2. Học sinh

- SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

Phần này đưa ra các hình ảnh liên quan đến các thế hệ máy tính điện tử tiêu biểu từ khi xuất hiện cho đến ngày nay, nhằm giới thiệu sự thay đổi, phát triển của các loại hình máy tính qua thời gian.

GV có thể sử dụng nội dung này để dẫn dắt, định hướng nhận thức của HS vào bài học, rằng sự thay đổi của máy tính điện tử theo thời gian như vậy chính là lịch sử.

GV lấy ví dụ gần gũi, sát thực với HS và đặt câu hỏi: Sự thay đổi của các sự vật/hiện tượng theo thời gian đó được hiểu là gì? Đó chính là quá trình hình thành và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng và cũng là lịch sử của sự vật, hiện tượng đó. GV nêu ra vấn đề để định hướng nhận thức của HS: Vậy lịch sử là gì? Vì sao phải học lịch sử?,... để dẫn dắt vào bài mới.

B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Lịch sử là gì?

a. Mục tiêu: HS hiểu được lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử là một môn khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ. Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người trên cơ sở những thành tựu của khoa học lịch sử.

b. Nội dung: GV có thê’ sử dụng đố dùng trực quan, tư liệu lịch sử, sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm,... đê’ tiến hành các hoạt động dạy học.

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:

Sau phần thảo luận, trả lời của HS đề mở đầu bài học mới, GV tiếp tục dẫn dắt: Sự thay đổi của các dạng máy tính hay một sự vật, hiện tượng qua thời gian như vậy chính là lịch sử hình thành và phát triền của sự vật, hiện tượng đó. Sự thay đổi đó diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc.

Bước 2:

GV có thể định hướng HS tiếp tục lấy thêm một số ví dụ khác trong tự nhiên và đời sống xã hội và cùng thảo luận đê’ khắc sâu kiến thức. Từ đó, GV giải thích: Lịch sử là gì? Đó chính là những gì có thật đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử xã hội loài người là những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Môn Lịch sử mà các em được học chỉ nghiên cứu lịch sử loài người.

Bước 3:

- GV có thể cho HS đọc một câu chuyện lịch sử hay xem một bức tranh (ảnh), sau đó cùng thảo luận để trả lời câu hỏi: Đó có phải là lịch sử không? (Đó chính là lịch sử được con người ghi chép hay chụp lại, tức là lịch sử được nhận thức). Và chính nhờ những câu chuyện hay hình ảnh đó mà lịch sử được lưu giữ lại, các nhà khoa học tiến hành sưu tập, nghiên cứu các tài liệu đó và phục dựng lại lịch sử một cách chân thực nhất. Đó là khoa học lịch sử.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.

- Môn học Lịch sử là môn học tìm hiểu về quá khứ của loài người trên cơ sở của

>> Chi tiết: Giáo án môn Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

4. Giáo án lớp 6 môn Địa lí

TÊN BÀI DẠY: BÀI MỞ ĐẦU

Môn học/Hoạt động giáo dục: Địa Lí 6

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU:

Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức:

Học sinh hiểu được nội dung cơ bản, nhiệm vụ của bộ môn Địa lí lớp 6.

- Hiểu được tầm qua trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng Địa lí trong học tập và sinh hoạt.

- Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú mà môn Địa lí mang lại.

- Nêu được vai trò của Địa lí trong cuộc sống, có cái nhìn khách quan về thế giới quan và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa lí

- Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; liên hệ với Việt Nam nếu có.

- Năng lực nhận thức khoa học Địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại.

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Thiết bị dạy học:

+ Quả Địa cầu, bản đồ thế giới, tranh ảnh Địa lý.

- Học liệu: sgk, sách thiết kế Địa lí 6 tập 1

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Học Địa lí ở tiêu học HS được tìm hiểu những nội dung gì?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

HS: Trình bày kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí

a. Mục đích: HS Trình bày được các khái niệm cơ bản của Địa lí như Trái Đất, các thành phần tự nhiên của TĐ và các kĩ năng cơ bản của bộ môn như quan sát lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu …

b. Nội dung: Tìm hiểu về Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS đọc thông tin SGK và quan sát các hình ảnh minh hoạ về mô hình, bản đồ, biểu đồ. Cho biết:

1/ Những khái niệm cơ bản trong Địa lí hay dùng.

2/ ý nghĩa

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

1/ Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí

- Khái niệm cơ bản của Địa lí như Trái Đất, các thành phần tự nhiên của TĐ và các kĩ năng cơ bản của bộ môn như quan sát lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu …

-> Giúp các em học tốt môn học, thông qua đó có khả năng giải thích và ứng xử phù hợp khi bắt gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về môn Địa lí và những điều lí thú

a. Mục đích: HS biết được khái niệm về những điều lí thú, kì diệu của tự nhiên mà các em sẽ được học trong môn Địa lí

b. Nội dung: Tìm hiểu Môn Địa lí và những điều lí thú

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS thảo luận theo nhóm

? Hãy cho biết những nội dung nào được đề cập đến trong SGK Địa Lý 6

? Nêu ra những lí thú từ những bức tranh

? Kể thêm 1 số điều lí thú về tự nhiên và con người mà em biết

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

2/ Môn Địa lí và những điều lí thú

-Trên Trái Đất có những nơi mưa nhiều quanh năm, thảm thực vật xanh tốt, có những nơi khô nóng, vài năm không có mưa, không có loài thực vật nào có thể sinh sống

- Học môn Địa lí sẽ giúp các em lần lượt khám phá những điều lí thú trên.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về Địa lí và cuộc sống

a. Mục đích: HS biết được vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống

b. Nội dung: Tìm hiểu Địa lí và cuộc sống

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức thảo luận cặp đôi và theo lớp, yêu cầu HS thảo luận và nêu ví dụ cụ thể để thấy được vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

3/ Địa lí và cuộc sống

+ Kiến thức Địa lí giúp lí giải các hiện tượng trong cuộc sống: hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, mùa, mưa đá, mưa phùn, chênh lệch giờ giữa các nơi, năm nhuận, biến đổi khí hậu,...

+ Kiến thức Địa lí hướng dẫn cách giải quyết các vấn để trong cuộc sống: làm gì khi xảy ra động đất, núi lửa, lũ lụt, biến đổi khí hậu, sóng thần, ô nhiễm môi trường,...

+ Định hướng thái độ, ý thức sống: trách nhiệm với môi trường sống, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên,...

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

Hoạt động 3: Luyện tập.

a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học

b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học hôm nay.

HS: lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ để tìm đáp án đúng

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học

Hoạt động 4. Vận dụng

a. Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS sưu tầm những câu ca dao và tục ngữ về hiện tượng tự nhiên nước ta.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: trình bày kết quả

- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa.

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

- Gió heo may, chuồn chuốn bay thì bão.

- Cơn đẳng đông vừa trông vừa chạy.

Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi.

Cơn đằng bắc đổ thóc ra phơi.

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức

HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

>> Chi tiết: Giáo án môn Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

5. Giáo án lớp 6 môn Công nghệ

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÀ Ở

Môn Công Nghệ, lớp 6

Thời gian dạy học: 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học, học sinh sẽ:

- Nêu được vai trò của nhà ở

- Nêu được đặc điểm chung của nhà ở, nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Viêt Nam

2. Năng lực

a. Năng lực chung

Biết lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về kiến thức nhà nói chung, đặc điểm kiến trúc các vùng miền khác nhau nói riêng.

b. Năng lực riêng

- Nêu được vai trò của nhà ở

- Nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam

- Mô tả được tác động của nhà ở trong đời sống gia đình

3. Phẩm chất

- Có ý thức tìm hiểu về lịch sử nhà ở của gia đình

- Có ý thức bảo vệ nhà cổ, nhà di sản

- Thích tìm hiểu thông tin để mở rộng hiểu biết

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Giáo viên

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án

- Tranh ảnh liên quan tới ngôi nhà

- Nam chân gắn bảng, bút dạ.

- Video liên quan tới nhà ở

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, sách bài tập

- Nghiên cức chuẩn bị sẵn bài trước khi tới lớp

- Sưu tầm tranh ảnh, kiến trúc nhà ở đẹp

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10 PHÚT)

a) Mục tiêu

Giúp tạo tâm thế gợi nhu cầu nhận thức của học sinh về một chủ đề học tập mới nhưng lại rất quen thuộc với học sinh đó là về nhà ở. Bước đầu có những cảm nhận ý nghĩa vật chất cũng như tinh thần mà nhà ở đem lại cho con người.

b) Nội dung

- HS quan sát tranh ảnh mà GV đã chuẩn bị và trả lời các câu hỏi có liên quan tới tranh dẫn nhập.

- Câu hỏi của GV:

Câu 1: Em hãy gắn các tên sau đây: Bưu điện Hà Nội, trường học, nhà sàn, nhà mái bằng, chùa Thiên Mụ, biệt thự, chợ Bến Thành với các công trình sau:

Câu 2: Trong các công trình trên công trình nào thuộc nhóm nhà ở?

>> Chi tiết: Giáo án Công nghệ 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

6. Giáo án lớp 6 môn Tin học

>> Chi tiết: Giáo án Tin học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

7. Giáo án lớp 6 môn Thể dục

>> Chi tiết: Giáo án Thể dục lớp 6 sách Kết nối tri thức 

8. Giáo án lớp 6 môn Công dân

>> Chi tiết: Giáo án GDCD 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

9. Giáo án lớp 6 môn Mĩ thuật

>> Chi tiết: Giáo án Mĩ thuật 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

10. Giáo án lớp 6 môn HĐTN HN

>> Chi tiết: Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
4 6.093
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 6

    Xem thêm