Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án lớp chồi (4 - 5 tuổi): Tìm hiểu về nước và một số tính chất của nước

Giáo án lớp chồi (4 - 5 tuổi): Tìm hiểu về nước và một số tính chất của nước

Giáo án lớp chồi (4 - 5 tuổi): Tìm hiểu về nước và một số tính chất của nước có nội dung chi tiết, được trình bày khoa học nhằm giúp trẻ có cảm giác sảng khoái, dễ chịu khi tiếp xúc với một số loại rau và đặc biệt đó là sự hứng thú khi tham gia vào các hoạt động thực tế tại trường, lớp.

Giáo án lớp chồi (4 - 5 tuổi): Tìm hiểu và trò chuyện về chim

Giáo án lớp chồi (4 - 5 tuổi): Mẹ yêu không nào

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC

Nội dung: tìm hiểu về nước và 1 số tính chất của nước

Lớp Chồi

I. MỤC ĐÍCH:

1. Phát triển nhận thức:

  • Thông qua các hoạt động khám phá (tiếp xúc đàm thoại) tiếp xúc trực tiếp với nước và thông qua một số thực nghiệm nhỏ giúp trẻ hiểu được một số tính chất của nước: nước không màu, không mùi, không vị, nước có thể làm tan hoặc không tan một số chất. nước rất có ích cho đời sống con người, con người cần thiết phải có nước mới sống được
  • Thông qua hoạt động kết hợp ôn lại cho trẻ về màu sắc, số lượng, củng cố hoạt động làm quen trẻ với toán

2. Phát triển tính chất thẩm mỹ + tính chất xã hội:

  • Trẻ biết giữ gìn nguồn nước sạch, bảo vệ môi trường nước

3. Phát triển ngôn ngữ:

  • Trẻ nói được các từ chỉ tính chất của nước: nước không có màu, nước không có mùi, nước không có vị…
  • Trẻ biết trình bày những quan sát của bản thân bằng ngôn ngữ nhạc
  • Biết rút ra kết luận cho bản thân

II. HOẠT ĐỘNG KẾT HỢP:

  • Âm nhạc: hát + vận động + nghe tiếng sóng…
  • Toán: số lượng 3, màu sắc…

III. CHUẨN BỊ:

  1. Cô: thau nước to; 3 chai đựng dầu, muối, nước rửa chén. Khay nhựa, ly muỗng đũa, tô thuỷ tinh, rối Hugo, xô, nước sạch
  2. Cháu: câu chuyện kể về nước, tranh ảnh ngoài giờ

IV. TIẾN HÀNH:

1. Hoạt động dẫn dắt:

  • Hát và vận động: “Bạn ơi lắng nghe”
  • “Lắng nghe, lắng nghe”: lắng nghe đoán xem tiếng gì? (tiếng nước chảy)
  • Cô đổ nước vào xô cho trẻ đoán xem tiếng gì? Phát ra từ đâu?
  • Cho trẻ tham quan hồ nước, nghịch nước, tiếp xúc nước
  • Đàm thoại về một số tính chất của nước
    • Nước có màu gì? Có mùi không? Có vị như thế nào?
    • Nước dùng để làm gì?
    • Nếu không có nước trên trái đất thì chuyện gì sẽ xảy ra?
  • Trò chơi: tạo dáng làm con sóng

2. Hoạt động khám phá:

  • Anh Hugo xuất hiện, trẻ giúp anh Hugo tìm ra chai nào không tan trong nước bằng 3 thí nghiệm nhỏ
  • Tách trẻ thành 3 nhóm: giao mỗi nhóm 1 chai hướng dẫn cách làm
  • Trẻ làm thử và quan sát sau 5 – 10 phút
  • Trẻ kể lại cách trẻ làm và những quan sát của trẻ
  • Rút ra kết luận: để dầu vào nước, dầu không tan trong nước, mà liên kết với nhau thành hình nổi lên mặt nước
    • Để nước rửa chén vào nước, lúc đầu không tan trong nước, chìm xuống dưới nước nhưng sau khi khuấy thì bắt đầu tan
    • Muối tan liền khi cho vào trong nước
  • Cô rút ra kết luận: khối lượng riêng của dầu nhẹ hơn nước nên bị nước đẩy lên trên; còn nước rửa chén ngược lại
  • Nói cho anh Hugo biết cách tìm ra chai nước có chất mà khi đổ vào nước không tan trong nước
  • Đàm thoại về nước sạch
  • Hát và vận động theo điệu nhạc
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo Án - Bài Giảng

    Xem thêm