Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án lớp chồi (4 - 5 tuổi): Tìm hiểu và trò chuyện về chim

Giáo án lớp chồi (4 - 5 tuổi): Tìm hiểu và trò chuyện về chim

Giáo án lớp chồi (4 - 5 tuổi): Tìm hiểu và trò chuyện về chim được đội ngũ biên tập VnDoc sưu tầm và biên soạn nhằm cung cấp tài liệu tham khảo chất lượng, phục vụ quá trình dạy và học của cô trò tại các lớp, giúp trẻ hiểu hơn về môi trường xung quanh.

Giáo án lớp chồi (4 - 5 tuổi): Con kiến

Giáo án lớp chồi (4 - 5 tuổi): Giọt mồ hôi đáng khen

Giáo án lớp chồi (4 - 5 tuổi): Tìm hiểu về nước và một số tính chất của nước

HOẠT ĐỘNG: Tìm hiểu về Môi trường xung quanh

ĐỀ TÀI: Tìm hiểu và trò chuyện về chim

CHỦ ĐỀ: Động vật

LỨA TUỔI: Mẫu giáo nhỡ (4- 5 tuổi)

I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

  • Tên gọi một số loại chim.
  • Đặc điểm cấu tạo cơ bản của con chim.
  • Môi trường sống, quá trình sinh trưởng, phát triển của chim.

2. Kỹ năng:

  • Trẻ trả lời to rõ ràng mạch lạc câu hỏi của cô.
  • Biết so sánh và nhận ra sự giống nhau và khác nhau đơn giản về hình dáng màu sắc, môi trường sống của một số loài chim.

3. Giáo dục:

  • Chim đem lại niềm vui cho con người (tiếng hót)
  • Biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ chim.

II/ CHUẨN BỊ:

  • 1 số lồng chim thật: ngũ sắc, kiểng, gáy, chào mào, vành khuyên.
  • Băng đĩa hình về 1 số loại chim.
  • Đàn organ, bài hát: Chim chích bông, Đuổi chim, Con chim non.
  • 1 số bức tranh về quá trình sinh trưởng của chim để cho trẻ chơi

III/ CÁCH TIẾN HÀNH:

Hoạt động của cô

1. Ổn định và giới thiệu bài dạy mới:

  • Cô cho trẻ ổn định và tổ chức trò chơi:
    • Cô cùng trẻ chơi tạo dáng các con vật bằng đôi tay khéo léo: con cua, ốc sên, cá sấu, thỏ, chim.
    • Cho trẻ làm chim bay về tổ.

2. Tổ chức cho trẻ quan sát:

a. Quan sát các lồng chim:

  • Cho trẻ quan sát các lồng chim.
  • Có bạn nào biết tên của các con chim này không?
  • Cô giới thiệu tên của các con chim.
  • Các con xem các chú chim này đang làm gì đấy?
  • Các con thấy không các chú chim này có những động tác rất ngộ nghĩnh. Lúc thì nhảy nhót, lúc thì chuyền từ cành này sang cành khác.
  • Bây giờ thì cô và các con sẽ cùng trò chuyện về chú chim này (cô dùng chim gáy để dạy trẻ).
  • Cho trẻ nhắc lại tên của con chim.

b. Quan sát con chim gáy:

  • Bạn nào còn nhớ đây là con chim gì? Con chim này đang làm gì?
  • Bạn nào biết về con chim này hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe (tên, cấu tạo, hình dáng) Trẻ nói đến bộ phận nào thì cô chỉ luôn vào phần đó.
  • Cho trẻ chỉ các bộ phận của con chim.
  • Cho cả lớp nói tên các bộ phận của con chim.
  • Cô chốt lại: chim gáy có mỏ, có 2 mắt, 2 cánh, chân có móng, có đuôi .Và các con chim này thuộc họ hàng nhà gà.
  • Các con vừa học chủ điểm động vật đã biết từ đâu mà có gà con?
  • Vậy cô đố chúng mình từ đâu mà có chim non?

(Cho trẻ làm động tác chim ấp trứng, nói quá trình sinh trưởng của chim).

  • Khi chim non đòi ăn thì ai sẽ cho chim non ăn?
  • Vừa rồi các con đã biết được tên của một số loài chim gì?
  • Những con chim này được con người nuôi ở ở đâu? (Trong gia đình để làm cảnh).
  • Cô đố các con có bài thơ, câu truyện nào cũng nói đến các loài chim mà chúng mình đã được học.
  • Cho trẻ đọc thơ “Chim chích bông”
  • Các con thấy chim chích bông là loài chim có lợi hay có hại?
  • Cô hát cho các con nghe một bài hát. Sau đó các con phải kể lại cho cô biết trong bài hát có những loại chim gì? Chúng có lợi hay có hại?

(Cô hát bài “Đuổi chim”)

  • Cô giới thiệu các bức tranh về 1 số loài chim.

3. Xem đĩa

  • Các con đã biết được tên rất nhiều các loài chim, nhưng trong thế giới thiên nhiên hoang dã còn có rất nhiều các loài chim khác. Cô sẽ cho các con xem một bộ phim về thế giới loài chim. Khi xem các con phải quan sát xem chúng sống như thế nào, kiếm mồi ra làm sao, đẻ trứng và nuôi con như thế nào?
  • Cô cho trẻ xem phim, cô gợi mở và dừng hình ảnh để giới thiệu.
  • Vừa rồi các con đã xem phim, các con đã thấy những gì qua thước phim?
    • Có loài chim nào? Đang làm gì?
    • Cho trẻ quan sát chim mẹ mớm mồi cho chim con ăn, cung cấp từ “mớm”
    • Cô gợi ý để trẻ nói theo hiểu biết của trẻ, chú ý cho trẻ xem lại các hình ảnh về quá trình sinh trưởng phát triển của chim.
  • Các con đã biết được tên của rất nhiều các loài chim. Có những loài chim cảnh, có những loài chim sống ở trong thiên nhiên hoang dã như chúng mình vừa xem phim, nhưng chúng đều có những đặc điểm giống nhau như thế nào?

-> Cho trẻ so sánh những điểm khác nhau (về kích thước, hình dáng, màu sắc, cách kiếm mồi....)

  • Cô chốt: Các loài chim có kích thước khác nhau, có con thì sống ở đầm lầy, có con thì không bay được như chim cánh cụt. Nhưng chúng đều là động vật sống ở trong thiên nhiên và đều gọi là chim thuộc loài lông vũ.

4. Chơi củng cố

  • Trò chơi 1: Vừa rồi các con đã biết rất nhiều các vận động khác nhau của các loài chim.
  • Cho trẻ mô phỏng các tư thế đứng, bay, liệng, nhảy nhót, chim cánh cụt đi.
  • Trò chơi 2: Trẻ sắp xếp quá trình sinh trưởng của chim.
  • Các con vừa bắt chước các động tác của các chú chim rất giỏi. Bây giờ cô cho các con chơi một trò chơi nữa. Nhưng để chơi được trò chơi này bạn nào nhắc lại cho cô quá trình sinh trưởng của chim.
  • Cô hướng dẫn mẫu.
  • Cô tổ chức cho trẻ chơi thành ba đội trong thời gian một bản nhạc (Con chim non)
  • Kết thúc: cô và trẻ cùng đưa sản phẩm lên mảng chủ điểm để nhận xét.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo Án - Bài Giảng

    Xem thêm