Giáo án mầm non đề tài: Đón xuân

Chủ đề: TẾT ĐẾN RỒI

Giáo án mầm non đề tài: Đón xuân là một trong những đề tài hấp dẫn thuộc chủ đề Tết đến rồi giúp trẻ hiểu được nội dung truyện, cảm nhận được mùa xuân đang đến với những hình ảnh: mưa xuân, gió xuân, nắng xuân... và những hạt giống đang nảy mầm vươn dậy.

Giáo án mầm non đề tài: Xuân đến như thế nào?

Giáo án mầm non đề tài: Mùa xuân đẹp nhất là gì?

Giáo án mầm non đề tài: Gõ cửa mùa xuân

Đề tài: Đón xuân

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

  • Hiểu nội dung truyện, cảm nhận được mùa xuân đang đến với những hình ảnh: mưa xuân, gió xuân, nắng xuân... và những hạt giống đang nảy mầm vươn dậy.
  • Thể hiện cảm xúc qua trò chơi "Bắt chước giọng nói nhân vật".
  • Tạo thành bức tranh mùa xuân với các kỹ năng vẽ, xé, dán mà trẻ đã học.
  • Phát triển tư duy ngôn ngữ , ghi nhớ có chủ định, trí tưởng tượng sáng tạo thẩm mỹ.
  • Giáo dục trẻ tình cảm đối với cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

II. CHUẨN BỊ:

  • Cho trẻ làm quen với câu chuyện "Chú Đỗ con" (nghe máy...)
  • Làm quen với cảnh vật mùa xuân qua quan sát ngoài trời, quan sát tranh ảnh treo trong lớp.
  • Một số NVL tạo hình, đồ chơi ở các góc chơi.

III. TIẾN HÀNH:

* Hoạt động 1:

  • Cho trẻ nói và làm theo trò chơi băng reo "Mùa xuân":
    • Mùa xuân đến (2 tay giơ lên, lắc cổ tay)
    • Gió xuân: rì rào, rì rào (2 tay giơ lên cao khỏi đầu, nghiêng qua 2 bên)
    • Mưa xuân: lộp bộp, lộp bộp (vỗ tay...)
    • Nắng xuân: ấm áp (2 tay bắt chéo trước ngực)
    • Ông mặt trời gọi: dậy đi thôi!
    • A! (cùng nhảy lên reo vang...)
  • Sau đó cô trò chuyện cùng trẻ:
    • Trong trò chơi mình vừa chơi có những hình ảnh nào về mùa xuân?
    • Gió xuân có lạnh không?... Mưa xuân như thế nào?
    • Nắng xuân ra sao?... Mặt trời mùa xuân có gì đặc biệt?
  • Cô vẽ hạt đậu trên bảng, giới thiệu câu chuyện: "Tôi là hạt Đỗ con, tôi đang ngủ khì trong một cái lu khô ráo và tối om".

* Hoạt động 2:

  • Cô kể cho trẻ nghe lần 1 (dùng phấn vẽ những hình ảnh tượng trưng lên bảng để minh họa).
  • Cô kể lần 2: trích đoạn và đàm thoại (minh họa hình ảnh bằng bìa rời gắn lên tranh phông).
    • Cô kể từ đầu đến... "lộp bộp bên ngoài". Ai đến với chú Đỗ con vậy các bạn?
    • Cô kể tiếp theo đến... "làm chú tỉnh giấc". Theo các bạn đó là ai?
    • Cô kể tiếp theo đến ... "khẽ lay chú Đỗ con". Lần này là ai nhỉ?
    • Cô kể tiếp cho đến hết.
  • Cô vẽ hạt đậu nảy mầm vươn lên khỏi mặt đất với hai chiếc lá non hướng về phía "Bác Mặt trời"đang mỉm cười.
  • Như vậy, theo các bạn, "chú Đỗ con" thức dậy nhờ ai?
  • Bây giờ mình sẽ làm Mưa Xuân, Gió Xuân và Bác Mặt trời gọi chú Đỗ con thức dậy nhé!
  • TC "Giả giọng nói nhân vật": Cô cho trẻ giả giọng nhân vật cùng với tiến trình của câu chuyện.

* Hoạt động 3:

  • Cô gợi ý cho trẻ vẽ minh họa lại câu chuyện:
    • Cảnh nắng xuân (mặt trời) với những cây đang nảy mầm (cây thấp ...)
    • Cảnh mưa xuân với cây xanh có nhiều chồi non (cây to, nhiều cành)
    • Cảnh mùa xuân: có bầu trời mây xanh, cây cỏ xanh tốt, ông mặt trời đang mỉm cười.
  • Cô cho trẻ sử dụng các vật liệu tạo hình mà cô đã chuẩn bị sẵn: bút màu, giấy vẽ, những hình bằng giấy thủ công cắt sẵn.
  • Gợi mở hướng hoạt động cho trẻ: vẽ hay dán những chi tiết cho bức tranh (dán ông mặt trời và vẽ mặt cười, xé dán đám mây, vẽ cây cỏ...), chú ý bố cục cân đối và hợp lý, chọn và tô màu nền cho phù hợp.

→ Có thể chuyển sang hoạt động góc cho trẻ tiếp tục theo tưởng tượng và cảm xúc.

Đánh giá bài viết
1 431
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp chồi

    Xem thêm