Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Kĩ thuật lớp 5 - Tuần 3

Giáo án môn Kĩ thuật lớp 5 bài 2

Giáo án môn Kĩ thuật lớp 5 - Tuần 3 được Thư viện giáo án lớp 5 VnDoc.com tổng hợp và cung cấp miễn phí cho các thầy cô giáo muốn tham khảo, nhằm giúp các thầy cô tiết kiệm thời gian khi soạn bài lên lớp. Chúc quý thầy cô có các tiết dạy hay và hiệu quả.

Giáo án môn Kĩ thuật lớp 5

TUẦN 3

BÀI 2: THÊU DẤU NHÂN (t1)

I. Yêu cầu cần đạt:

- HS Biết cách thêu dấu nhân.

- HS Thêu được các mũi thêu dấu nhân các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân

- Đường thêu có thể bị dúm.

- Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.

* Không bắt buộc HS nam thực hành tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành với đính khuy.

* Với HS khéo tay:

+ Thêu được ít nhất tám dấu nhân. Các mũi thêu đều nhau. Đường thêu ít bị dúm.

+ Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên:

+ Mẫu thêu dấu nhân.

+ Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi dấu nhân.

+ Vật liệu và dụng cụ cần thiết.

- Học sinh: Bộ dụng cụ cắt, khâu, thêu.

III. Hoạt động dạy – học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Nêu lại ghi nhớ bài học trước.

2. Bài mới: Thêu dấu nhân (t1).

- GV giới thiệu bài, ghi đề bài: (2’)

- Yêu cầu HS nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.

HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét mẫu: (5’)

- Giới thiệu mẫu thêu dấu nhân, đặt các câu hỏi định hướng quan sát để HS nêu nhận xét về đặc điểm đường thêu ở cả 2 mặt.

- Giới thiệu một số sản phẩm may mặc có thêu trang trí bằng mũi dấu nhân.

- Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1: Thêu dấu nhân là cách thêu tạo thành các mũi thêu giống như dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa 2 đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu. Thêu dấu nhân được ứng dụng để thêu trang trí hoặc thêu chữ trên các sản phẩm may mặc như váy, áo, vỏ gối, khăn ăn, khăn trải bàn …

- 1 HS lên bảng nêu.

- HS lắng nghe.

- HS chú ý quan sát và trả lời.

- HS chú ý quan sát và nêu tên sản phẩm.

- HS lắng nghe.

HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật: (20’)

- Đặt câu hỏi yêu cầu HS dựa vào nội dung mục I SGK kết hợp quan sát hình 2 để nêu cách vạch dấu đường thêu.

- GV gọi HS lên bảng vạch dấu đường thêu.

- GV gọi HS nhận xét. GV nhận xét và chốt lại.

- Hướng dẫn cách bắt đầu thêu theo hình 3.

- Hướng dẫn chậm các thao tác thêu mũi thứ 1, 2.

- Hướng dẫn nhanh lần thứ hai các thao tác thêu dấu nhân.

- Gọi HS nhắc lại cách thêu.

- Kiểm tra sự chuẩn bị của lớp và tổ chức cho HS tập thêu dấu nhân trên giấy.

3. Củng cố, dặn dò:

- Yêu cầu HS nêu lại ghi nhớ SGK.

- Giáo dục HS yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.

* Dặn dò: - Về nhà tập thêu.

- Xem trước bài sau (tiết 2).

- GV nhận xét chung tiết học.

- Đọc mục II SGK để nêu các bước thêu dấu nhân.

- Lên thực hiện vạch dấu đường thêu

- Cả lớp nhận xét.

- Đọc mục 2a, quan sát hình 3 để nêu cách bắt đầu thêu.

- Đọc mục 2b, 2c, quan sát hình 4 để nêu cách thêu mũi dấu nhân thứ nhất, thứ hai.

- Lên thực hiện các mũi thêu tiếp theo.

- Quan sát hình 5 để nêu cách kết thúc đường thêu.

- Lên thực hiện thao tác kết thúc đường thêu.

- HS chú ý quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn lại.

- Nhắc lại cách thêu và nhận xét.

- HS nêu lại ghi nhớ SGK.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
13
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án kĩ thuật 5

    Xem thêm